Muốn ăn vải cũng phải tránh ngay 4 thời điểm này để không mang họa vào thân
Mùa hè là mùa của quả vải. Ăn vải rất ngon và cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn vải tại một thời điểm sau thì lại gây hại cho cơ thể nhiều hơn.
Không thể phủ nhận quả vải chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin, tốt cho cơ thể từ tóc đến da. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại trái cây khác, ăn nhiều vải không phải là ý tưởng hay. Ăn quá nhiều vải có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể, thậm chí gây nóng và xuất huyết trong. Cách đây không lâu, các nhà khoa học Ấn Độ còn phát hiện ra nguyên nhân khiến hơn 100 trẻ em ở miền bắc Ấn Độ tử vong mỗi năm là do đã ăn quá nhiều vải lúc đói bụng.
Vậy, có những thời điểm nào không nên ăn quả vải để tránh mang họa vào thân? Đây là câu trả lời dành cho bạn.
Theo Helino
Video đang HOT
Những người này cần hạn chế ăn vải nếu không muốn gây hại cho sức khỏe
Người thừa cân, béo phì, người bị tiểu đường hay người có thân nhiệt cao đều không nên ăn quả vải.
Vải là loại quả phổ biến nhiều vào mùa hè. Do rất giàu protein, vitamin, đường, chất béo và sắt... nên vải không chỉ có lợi cho sức khỏe mà thậm chí còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thoải mái loại quả này.
Người bị tiểu đường
Quả vải chứa một lượng đường rất lớn, ăn nhiều dễ bị đầy, no khiến cơ thể khó dung nạp thêm các loại tinh bột gây hạ đường huyết. Lúc này, gan sẽ không thể chuyển hóa được hết được lượng frucotose, khiến lượng đường trong máu sẽ cao bất thường, nguy hiểm đối với những người bị tiểu đường.
Chính vì vậy, người có tiền sử mắc bệnh này, cần hạn chế hoặc không ăn vải trong mùa hè.
Quả vải tuy ngon, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số người không nên ăn loại quả này. (Ảnh: Improveme)
Người thân nhiệt cao
Theo các chuyên gia, do có tính nóng, nên những người thường xuyên bị nóng trong người, hay bị nổi mụn, ban đỏ hay dễ bị cảm, có đờm cần tuyệt đối không nên ăn loại quả này để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Trẻ em
Do có vị ngọt, lại dễ ăn, nên vải được rất nhiều trẻ em ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá nhiều loại quả này sẽ gây nóng, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và làm trẻ bị dị ứng.
Ngoài ra, những trẻ có hệ tiêu hóa yếu cũng không nên ăn nhiều loại quả này vào mùa hè.
Người đang đói
Việc ăn vải khi đói bụng sẽ khiến cơ thể đột ngột ngấm quá nhiều đường gây viêm, nhiệt hoặc "say vải" kèm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay và buồn nôn, nôn...
Để tránh nguy hại cho sức khỏe, chúng ta chỉ nên ăn vải sau bữa cơm chừng 1 đến 2 giờ đồng hồ và tuyệt đối không ăn vải lúc bụng đang "trống rỗng".
Ăn vải cần chú ý "đúng" và "đủ".
Người bị thừa cân, béo phì
Vải là một loại quả chứa lượng đường rất cao, trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% - đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái.
Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ lâm vào tình trạng khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.
Lời khuyên của chuyên gia
Theo các chuyên gia, để vừa thưởng thức được vị ngon của quả vải, lại vừa đảm bảo được sức khỏe khi ăn cần lưu ý:
- Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn.
- Không ăn vải khi bụng đói
- Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Một ngày, chỉ nên ăn từ 7 - 10 quả đối với người lớn còn trẻ em chỉ nên ăn từ 3 - 4 quả.
- Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa trong cơ thể.
Theo VTC
Vì thói quen ăn vải kiểu này, mỗi năm hơn 100 trẻ em ở miền bắc Ấn Độ đã tử vong Các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ phát hiện nguyên nhân bí ẩn làm chết hơn 100 trẻ em mỗi năm ở miền bắc Ấn Độ do ăn quả vải. Từ năm 1994, rất nhiều đứa trẻ khỏe mạnh ở vùng Bihar của Ấn Độ bị co giật đột ngột và bất tỉnh. Một phần ba trong số chúng tử vong, điều...