Muốn “ăn sạch, sống xanh” hiệu quả cần phải lưu ý những điều này
Eat clean là một lối sống, lối ăn uống lành mạnh có thể áp dụng với tất cả các thành viên trong gia đình. Nó không những cải thiện sức khỏe mà còn cải thiện được cả vóc dáng. Để đạt được hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
Nên ăn những thực phẩm nào?
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Thuý Ngân, Trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ mẹ và bé Nutricenter, “ăn sạch, sống xanh” là chế độ ăn uống với nhiều chất dinh dưỡng được cung cấp trong một bữa ăn. Thực phẩm được chiết xuất nguyên chất, không qua chế biến phức tạp (đơn giản nó chỉ ở nguyên bản từ đầu của thực phẩm đó). Nếu duy trì cách ăn này lâu dài nó sẽ có tác dụng tích cực đối với sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng mỗi ngày.
Sống xanh là lối sống thân thiện với môi trường, thiên nhiên. Đó là việc sử dụng các loại thực phẩm nguyên chất. Cũng như sử dụng thực phẩm vừa phải, không bỏ phí thực phẩm.
Ảnh minh họa.
Cũng theo bác sĩ Thúy Ngân, những loại thực phẩm nên ăn gồm:
- Ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp lượng chất xơ, giúp tăng cường nhu động ruột. Chất xơ được ví như chiếc “chổi” quét sạch đường ruột, nó là thức ăn của vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hoá ổn định hơn.
- Ngũ cốc nên chọn ngũ cốc giàu xơ như yến mạch, gạo lứt, gạo nguyên cám không xát trắng, sẽ giữ được vitamin nằm ở phần vỏ lụa của hạt gạo.
- Các loại hạt như điều, hạnh nhân, macca, óc chó,… chứa chất béo tốt cho tim mạch.
Video đang HOT
- Nhóm chất đạm: sử dụng thịt tươi, không sử dụng sản phẩm đông lạnh, chế biến tối giản như luộc, hấp và ăn với lượng vừa đủ (13-20% năng lượng khẩu phần ăn).
- Bên cạnh đó chế độ ăn này tối giản được việc nấu nướng và tiết kiệm thời gian hơn.
Với trẻ em, bác sĩ Thúy Ngân cũng cho biết thêm chế độ ăn Eat clean cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng , nên đối với những trẻ đủ răng khoảng 2 tuổi, khả năng nhai tốt là hoàn toàn có thể ăn Eat clean.
Những lưu ý khi bắt đầu chế độ “ăn sạch”
1. Ăn thực phẩm hữu cơ
2. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
3. Hạn chế những thực phẩm có chứa đường: Thay vào đó nên tìm đến các loại tạo ngọt tự nhiên như: mật ong, siro cây phong, đường dừa hay đường thốt nốt
4. Ăn nhiều trái cây
5. Hạn chế uống rượu bia
6. Nên nấu ăn tại nhà để tự kiểm soát được các loại thực phẩm mình thu nạp vào.
Những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe mà bạn cần thay đổi ngay
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Nhận ra và thay đổi những thói quen xấu sẽ là bước đầu tiên trong lộ trình cải thiện sức khỏe của bạn.
Ăn trong lúc xem TV: Một trong những thói quen xấu phổ biến nhất là vừa ăn vừa xem TV, xem phim trên điện thoại, hoặc bất kỳ hình ảnh nào có thể khiến bạn xao nhãng khỏi việc ăn uống. Thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng ăn vô thức dù không đói, từ đó gây thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan.
Ăn thụ động, không tập trung: Một thói quen xấu khác là ăn uống trong khi đang xao nhãng, mất tập trung. Ăn trong khi đang làm việc khác sẽ làm giảm cảm giác thỏa mãn khi ăn và khiến bận không nhận thức được rằng mình đã no.
Ăn vì thấy người khác ăn: Ta thường dễ có xu hướng làm theo những gì người khác làm và ăn uống cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người sẽ vô thức ăn khi thấy người khác đang ăn, dù bản thân người đó không đói hay thèm ăn.
Chế độ ăn uống kém: Ăn các thực phẩm lành mạnh và hạn chế các thực phẩm không lành mạnh là một cách đơn giản để cải thiện sức khỏe. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo, thay vào đó nên bổ sung nhiều rau, củ, quả và nước lọc.
Ăn trong khi đứng: Ăn trong khi đứng là một thói quen đem lại nhiều hệ quả tiêu cực. Ăn trong khi đứng thường khiến bạn ăn nhanh hơn, khiến cơ thể dễ lỡ mất tín hiệu rằng bạn đã no. Ăn trong khi đứng cũng làm tăng nguy cơ khó tiêu, đầy hơi và ợ nóng.
Bỏ bữa: Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, là một thói quen rất phổ biến đối với những người có ý định giảm cân hoặc những người quá bận rộn. Tuy nhiên, thói quen này lại phản tác dụng vì nó khiến cơ thể cảm thấy đói hơn vào bữa ăn tiếp theo, từ đó dễ dẫn đến ăn quá độ. Bỏ bữa cũng khiến cơ thể thiếu năng lượng, làm giảm khả năng tập trung và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Ăn "sạch bát đĩa": Nhiều người có thói quen cố gắng ăn cho bằng hết thức ăn trên đĩa. Đây là một thói quen tiềm tàng nguy cơ sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên dừng ăn khi thấy no, chứ không phải khi đã ăn hết mọi thứ trên bàn ăn.
Ăn theo cảm xúc: Căng thẳng quá độ và những cảm xúc mạnh thường kích thích cảm giác thèm ăn vặt. Đây không hẳn là một thói quen, mà là một phản ứng tâm lý, do đó bạn khó mà kiểm soát được nó. Vì vậy, nếu căng thẳng khiến bạn thèm ăn, hãy ăn những món ăn vặt lành mạnh và ít calo.
Ăn đồ ăn nhanh và đồ ăn mang về: Cuộc sống bận rộn có thể khiến bạn không có thời gian để tự nấu nướng, trong khi đồ ăn nhanh và đồ ăn mang về lại là những lựa chọn vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, các món ăn này thường ít dưỡng chất và nhiều calo hơn, gây nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Ăn trước khi đi ngủ: Ăn trước khi đi ngủ đơn giản sẽ khiến cơ thể nạp vào nhiều calo hơn. Thói quen này sẽ tạo ra một nhịp độ, theo đó bạn ít thấy đói hơn khi thức dậy và thèm ăn hơn vào buổi tối. Vòng lặp này dễ dẫn đến ăn uống quá độ, đặc biệt nếu thứ bạn ăn là những món ăn vặt vô bổ./.
Hạt diêm mạch - "siêu thực phẩm" mang đến lợi ích bất ngờ cho sức khoẻ Hạt diêm mạch (hay còn gọi là Quinoa) có chứa hàm lượng protein cao, giàu canxi, sắc, magie cùng chất xơ và vitamin. Hàm lượng axit amin có trong hạt diêm mạch tương đương với axit amin có trong sữa. Hạt diêm mạch (Quinoa) đến nay vẫn còn là cái tên khá xa lạ với tiêu dùng Việt Nam nhưng dần trở nên...