Mụn nước thủy đậu xẹp, vỡ sau bao lâu?
Sự xuất hiện các mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu. Thông thường các mụn nước thủy đậu sẽ xẹp, vỡ sau khoảng 4-5 ngày.
Tuy nhiên chúng thường bị vỡ sớm hơn do cào gãi, cọ sát. Do đó, chăm sóc mụn nước thủy đậu đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Khi khởi phát, ngoài mụn nước thủy đậu thì bệnh nhân nhân sẽ có biểu hiện triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, hắt hơi giống việc bị nhiễm virus. Tuy nhiên mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu.
Vị trí xuất hiện của các mụn nước xuất hiện theo thứ tự từ mặt, cổ, thân mình lan dần xuống dưới và khi xẹp vỡ cũng sẽ theo thứ tự tương ứng, nơi xuất hiện trước thì mụn nước khỏi trước. Những mụn nước này thường gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, đau, ngứa,…
1. Mụn nước bệnh thủy đậu sau bao lâu thì xẹp, vỡ?
Do các mụn nước trên da gây nhiều khó chịu cho người bệnh và là dấu hiệu trực quan nhất về bệnh thủy đậu, nên không ít người thắc mắc rằng mụn nước thủy đậu sau bao lâu thì sẽ bị xẹp, vỡ.
Nếu bệnh tiến triển bình thường thì hầu hết các mụn nước sẽ tự xẹp sau khoảng 4-5 ngày kể từ khi xuất hiện, mụn nước xuất hiện trước thì xẹp trước. Sau khi các mụn nước này xẹp đi sẽ tạo thành các vảy đóng trên bề mặt da. Khi các vảy này bong đi có thể để lại các vết thâm trên bề mặt da và những vết thâm này có thể tồn tại hàng năm trời trước khi màu sắc của chúng trở lại giống như màu da bình thường.
Tuy nhiên, do bề mặt da bao phủ các mụn nước thủy đậu rất mỏng manh nên chúng cũng rất dễ bị vỡ ra khi cọ sát mạnh vào quần áo, khăn lau hoặc do cào gãi. Các mụn nước bị vỡ sớm có thể là đường vào cho vi khuẩn xâm nhập có thể và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu cố gắng làm vỡ mụn nước thì cũng rất dễ để lại sẹo về sau.
Muốn các mụn nước sau khi vỡ không để lại sẹo thì bạn cần có Biện pháp chăm sóc mụn thủy đậu sau vỡ đúng cách.
Do đó, bệnh nhân nên cố gắng chú ý tránh làm vỡ và không cố gắng làm vỡ các mụn nước thủy đậu mà nên để chúng xẹp đi hoặc vỡ một cách tự nhiên.
Các mụn nước thủy đậu thường xẹp, vỡ sau 4-5 ngày xuất hiện (Ảnh: Internet)
2. Chăm sóc mụn nước thủy đậu như thế nào?
Video đang HOT
Như đã nói, mụn nước bị vỡ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân, ngoài ra nó còn có thể khiến virus phát tán nhanh hơn và dễ lây bệnh cho người khác. Vì thế, chăm sóc mụn nước thủy đậu đúng cách là rất quan trọng.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Quan điểm cho rằng bệnh nhân thủy đậu cần phải được kiêng tắm, kiêng nước hoàn toàn là những quan điểm hết sức sai lầm. Không giữ vệ sinh tốt khiến cho bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Do đó, bệnh nhân thủy đậu cần phải được tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh. Sau khi tắm không nên lau người mạnh bằng khăn lau mà phải làm khô cơ thể thật nhẹ nhàng để tránh làm vỡ mụn nước.
Bệnh nhân thủy đậu cần phải được tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Internet)
- Bôi thuốc sát khuẩn ngoài da: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc sát khuẩn tại vị trí mụn nước đã bị vỡ sau khi tắm rửa sạch sẽ vừa giúp giảm nguy cơ bội nhiễm và cũng ngăn chặn lây nhiễm bệnh. Xanh methylen là thuốc thường được sử dụng, mỗi ngày nên dùng 2-3 lần.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể bôi thuốc xanh methylen lên nốt thủy đậu. Khi nào cần bôi xanh methylen vẫn là thắc mắc của nhiều phụ huynh.
- Sử dụng thuốc chống ngứa: Bệnh nhân có thể thoa thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ tại vị trí mụn nước để chống ngứa.
- Không cào gãi: Tuyệt đối không cào gãi, cố gắng cấu nặn các mụn nước thủy đậu để tránh gây nhiễm trùng cũng như để lại sẹo về sau. Người bệnh nên cắt ngắn và làm nhẵn các móng tay để tránh làm vỡ các mụn nước.
- Mặc quần áo mềm mại: Quần áo cứng dễ cọ xát và khiến các mụn nước thủy đậu bị vỡ ra. Vì thế bệnh nhân cần mặc những loại quần áo mềm mại để tránh khiến các mụn nước bị vỡ.
- Không đắp bất kỳ thứ gì lên mụn nước: Không tự ý đắp lá, đắp thuốc hoặc bôi thuốc lên các mụn nước thủy đậu khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng có thể gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân khi sử dụng.
Có thể thấy rằng, chăm sóc mụn nước thủy đậu đúng cách là vô cùng quan trọng để có thể tránh được các biến chứng do mụn nước bị vỡ gây nên. Vì thế, người bệnh cũng như người thân của bệnh nhân cần trang bị cho mình kiến thức để có thể chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân thủy đậu.
Ghi nhớ 5 lưu ý sau để dùng thuốc điều trị thủy đậu an toàn
Sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng cách là cơ sở để đảm bảo an toàn điều trị. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh thì bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều, và đúng thời gian,...
Bệnh thủy đậu là bệnh thường khá lành tính và đáp ứng tốt với điều trị thuốc. Tuy nhiên, những sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị thủy đậu chẳng những có thể làm cho hiệu quả điều trị của thuốc kém hơn mà còn có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác nhau.
Do đó, sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng cách và an toàn là điều vô cùng quan trọng trong đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
1. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị thủy đậu
Do lo lắng vì tình hình bệnh tật của bản thân, nên rất nhiều người người ngay khi phát hiện bản thân của mình có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu đã tự ý đi mua thuốc điều trị thủy đậu như thuốc xanh methylen bôi da hay các thuốc khác về để sử dụng mà chưa hề có chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên đây lại là một hành động hết sức nguy hiểm.
Xanh methylen được khuyên dùng khi các nốt mụn nước đã vỡ và cần làm se da (Ảnh: Internet)
Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính và các nhóm thuốc dùng trong điều trị thủy đậu cũng không quá đa dạng. Nhưng việc kê đơn và sử dụng thuốc điều trị thủy đậu vẫn phải được đưa ra bởi bác sĩ sau khi đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân dựa trên mức độ bệnh, các biến chứng đã có của bệnh, tác dụng và các chống chỉ định của thuốc nếu có.
Hơn nữa, việc tự ý sử dụng thuốc trước khi bác sĩ thăm khám có thể gây lu mờ các triệu chứng bệnh, làm bác sĩ khó khăn hơn trong việc đánh giá tổn thương và chẩn đoán bệnh về sau.
Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu thì bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thuốc điều trị thủy đậu nào trước khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
2. Không lạm dụng thuốc điều trị thủy đậu
Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thủy đậu, ta cần nhớ rằng không phải cứ sử dụng thuốc càng nhiều thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi. Mà thực tế, thuốc điều trị thủy đậu chỉ có thể đem lại hiệu quả cao nhất khi được sử dụng đúng liều.
Việc sử dụng thuốc điều trị thủy đậu với liều cao hơn khuyến cáo trong thời gian ngắn không những không làm gia tăng hiệu quả điều trị của thuốc mà còn là nguyên nhân làm gia tăng các tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn paracetamol khi dùng đúng với liều hạ sốt thì khá lành tính và rất ít gây tác dụng phụ, nhưng khi sử dụng với liều quá cao có thể gây hoại tử tế bào gan của người bệnh,...
Do đó, người bệnh không được tự ý tăng liều của thuốc điều trị thủy đậu trong khi sử dụng mà cần dùng đúng liều của bác sĩ đã chỉ định.
Sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng liều lượng để đảm bảo an toàn (Ảnh: Internet)
3. Bôi thuốc điều trị thủy đậu đúng cách
Trong điều trị bệnh thủy đậu, các thuốc được sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ rất hay được sử dụng, tiêu biểu nhất là xanh methylen với tác dụng sát khuẩn và làm se vết thương.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ mụn nước nào trên cơ thể bệnh nhân thủy đậu cũng cần phải được bôi thuốc. Những thuốc bôi ngoài da được khuyến cáo chỉ nên sử dụng cho các mụn nước đã bị vỡ, có nguy cơ nhiễm trùng và lây lan bệnh. Còn đối với những mụn nước đang còn da bao phủ thì việc bôi thuốc là không cần thiết và có thể gây khó chịu cho người bệnh.
Người bệnh cũng tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc bôi có chứa cortycoid để bôi da khi bị thủy đậu do có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí đã có trường hợp bệnh nhân bị đe dọa tính mạng do sử dụng thuốc bôi da không đúng cách.
4. Thuốc kháng virus nên được sử dụng sớm trong 24 giờ đầu
Bệnh thủy đậu gây nên bởi nguyên nhân virus, do đó thuốc kháng virus là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị thủy đậu. Tuy nhiên để thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng thì các khuyến cáo hiện nay cho rằng thuốc nên được sử dụng trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi các biểu hiện triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu thì người bệnh cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất có thể để được sử dụng thuốc kịp thời giúp phát huy tối đa hiệu quả của thuốc trong điều trị.
5. Nắm được các tác dụng phụ của thuốc điều trị thủy đậu
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị thủy đậu, không phải bất kỳ trường hợp nào bệnh nhân cũng sẽ gặp phải tác dụng phụ do thuốc gây nên. Nhưng nắm được các tác dụng phụ của thuốc luôn là một trong những điều quan trọng hàng đầu mà bệnh nhân cần ghi nhớ.
Người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sĩ về các tác dụng không mong muốn của thuốc, theo dõi chặt chẽ tình hình của bản thân trong quá trình sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra để có hướng xử trí thích hợp nhất.
Thống báo cho bác sĩ ngay nếu nghi ngờ có tác dụng phụ do thuốc điều trị thủy đậu gây nên (Ảnh: Internet)
Trên đây là 5 lưu ý cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc điều trị thủy đậu để có thể đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả của thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị thủy đậu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chính xác nhất.
Thận trọng với tác dụng phụ của các thuốc điều trị thủy đậu Thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, thuốc kháng histamin,... là những thuốc thường dùng trong điều trị thủy đậu. Nắm vững các tác dụng phụ của thuốc là cơ sở để phát hiện và xử lý sớm các tác dụng không mong muốn do thuốc gây nên trong quá trình điều trị. Trong quá trình điều trị thủy đậu, nhiều loại thuốc khác...