Mụn mủ: nguyên nhân, biểu hiện cách điều trị như thế nào?
Việc chăm sóc và nhận biết dấu hiệu nổi mụn từ sớm sẽ giúp bạn có thể phục hồi làn da nhanh chóng hơn
Có thể gọi mụn mủ là một trong những nỗi lo sợ của đa số phụ nữ. Khi làn da gặp phải loại mụn này sẽ khiến nhiều người cảm thấy không tự tin về ngoại hình của mình khi giao tiếp. Mặc dù có thể điều trị nhưng việc chăm sóc và nhận biết dấu hiệu nổi mụn từ sớm sẽ giúp bạn có thể phục hồi làn da nhanh chóng hơn.
Bên dưới đây sẽ là các thông tin liên quan đến mụn mủ mà bạn nên lưu ý.
1. Mụn mủ là gì?
Bạn có biết rằng mụn mủ là được xem là một tình trạng da liễu khá phổ biến ở cả nam lẫn nữ. Loại mụn này hình thành trên da và xuất hiện các các nốt viêm sưng gây đau nhức và vô cùng khó chịu. Chúng là những mụn nhỏ trên da có chứa dịch hoặc mủ. Chúng thường xuất hiện dưới dạng mụn trắng được bao quanh bởi lớp da đỏ. Những nốt mụn này trông rất giống với mụn nhọt, nhưng chúng có thể phát triển khá to.
Mắc phải tình trạng không chỉ làm mất tự tin vốn có của các bạn mà về tính thẩm mỹ lâu dài nếu không chữa trị dứt điểm đúng cách thì loại mụn này sẽ dễ bị biến chứng và gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da cũng như sức khỏe. Bạn có thể điều trị mụn mủ bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng, nếu chúng trở nên khó chịu.
Mụn mủ rất dễ nhận biết, chúng không chỉ xuất hiện ở trên da mặt mà còn ở những vùng khác trên cơ thể như là:
Vai
Ngực
Cổ
Nách
Chân tóc
Mông
Háng
Tay và chân
Bàn tay và bàn chân
2. Nguyên nhân gây mụn mủ ở mặt
Video đang HOT
Mụn mủ có thể hình thành khi da của bạn bị viêm do phản ứng dị ứng với thức ăn , chất gây dị ứng môi trường hoặc vết cắn của côn trùng độc. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của mụn mủ là do các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Sự tắc nghẽn này khiến các mảng da phồng lên, tạo thành mụn mủ. Cụ thể về các nguyên nhân gây ra mụn như sau:
Do không vệ sinh da sạch sẽ
Mụn mủ ở lưng là tình trạng thường gặp khá phổ biến ở những bạn có làn da dầu. Khi mà tuyến bã nhờn dưới da bị kích thích hoạt động quá mức sẽ khiến cho lượng dầu trên da tăng nhanh làm cho các lỗ chân lông bị tắc, Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh da để lấy đi các bụi bẩn và bã nhờn thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh và sinh ra mụn mủ.
Thay đổi nội tiết tố
Một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến cho tình trạng nổi mụn ở nữ giới tăng nhanh đó chính là vì sự thay đổi các hormone nội tiết tố. Ở một số giai đoạn như tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt đều hoặc sự tăng sinh các tuyến hormone sinh dục làm cho hoạt động của tuyến bã nhờn tăng tiết và dẫn đến da xuất hiện nhiều mụn mủ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Đây là một trong những yếu tố bạn thường bỏ sót nhất. Các loại thực phẩm bạn bổ sung hằng ngày có thể ảnh hưởng đến da mặt rất nhiều. Nếu bạn là một người thích ăn các thức ăn cay nóng, nhiều đồ mỡ và chất béo thì có thể khiến cho hoạt động của gan gặp nhiều khó khăn hơn, từ đó thì quá trình lọc thải trừ bị quá tải. Song song đó có thể dẫn đến tình trạng mụn mủ do nóng gan.
3. Cách điều trị mụn mủ như thế nào?
Mụn mủ nhỏ có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu mụn mủ vẫn tồn tại, bạn nên rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Làm điều này nên thực hiện hai lần mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ bất kỳ sự tích tụ dầu, nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Bạn cũng nên hạn chế chạm tay không lên mặt mà hãy sử dụng khăn giấy hoặc khô bông sạch để lau mặt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể muốn sử dụng thuốc trị mụn không kê đơn (OTC), xà phòng, hoặc kem trị mụn mủ. Tuy nhiên bạn nên hỏi thăm các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chữa trị tùy theo tình hình của bạn.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mụn có thể là:
Kháng sinh
Benzoyl peroxide
Axit salicylic
Retinoids
Isotretinoin
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các dưỡng chất có trong các loại thực phẩm tự nhiên như là chất nano curcumin có trong nghệ, tinh chất từ hành tây đỏ, tinh chất trong lô hội và vitamin E,… Đây cũng được xem là những dược phẩm tốt cho làn da đang bị mụn.
Nếu bạn thuộc trường hợp bị mụn mủ ở mức độ nặng, đã điều trị nhưng vẫn tái xuất liên tục, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc tên là kháng sinh đường uống để loại bỏ vi khuẩn gây mụn bọc, bên cạnh đó còn hạn chế viêm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng kháng sinh đường uống khoảng từ 7 – 10 ngày, lâu nhất là vài tháng.
Mụn trứng cá: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tình trạng bị mụn trứng cá là một bệnh lý thường gặp ở rất nhiều đối tượng. Đặc biệt trong 80-90% trường hợp bị mụn xảy ra với các thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì.
Nếu người bị mụn không biết cách chăm sóc và bảo vệ làn da, tình trạng mụn có thể kéo dài và diễn biến xấu đi.
Mụn trứng cá là gì? Có những loại nào?
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở dạng u nhỏ ở tại các vị trí như: trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn trứng cá được chia thành nhiều loại khác nhau ví dụ như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sẩn, mụn mủ, mụn nhọt, u nang.
Muốn điều trị mụn trứng cá hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định rõ loại mụn mà mình đang mắc phải. Cùng điểm qua một số các loại mụn thường gặp và cách nhận biết đơn giản như sau:
Mụn đầu đen: Là phần mụn có phần đầu trồi lên bề mặt da màu đen. Nguyên nhân sinh ra thường là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các mảnh tế bào chết của da. Loại mụn này sẽ xuất hiện trên mặt và phần nhiều ở vùng mũi, trán, cổ, ngực và lưng.
Mụn đầu trắng (hay còn gọi là mụn bọc kín): Đây là một trong những loại mụn trứng cá hình thành do những các tế bào chết ẩn dưới da lâu ngày cộng với lượng dầu tiết ra hình thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
Mụn mủ: có thể hiểu là tình trạng nhiễm trùng ở da có thể dẫn đến các nốt sưng đỏ có mủ bên trong. Chúng hình thành bên dưới da, có thể sưng đỏ và gây khó chịu, ngứa ngáy cho người bị. Tình trạng này phần nhiều xảy ra là do vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm ở nang lông.
Mụn u nang hoặc còn gọi là mụn u: Là một tình trạng nặng nề của mụn trứng cá tuổi dậy thì. Nguyên nhân hình thành loại mụn này cũng tương tự như các loại mụn khác, là do lỗ chân lông tích tụ quá nhiều cặn bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết. Nhưng đối với mụn nang dưới da thường hình thành và ủ mụn lâu sẽ có thể âm thầm gây ra những tổn thương nghiêm trọng với da, dẫn đến thâm sẹo kéo dài khó hồi phục được.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Tình trạng bị mụn trứng cá có thể xuất hiện là do quá trình thay đổi nội tiết tố của cơ thể làm tăng sản xuất một loại hormone gọi là androgen. Những loại hormone này sẽ làm cho kích thích quá trình sản sinh ra bã nhờn. Khi lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều cộng với các tế bào da chết ở nang lông có thể gây ra tình trạng bít tắc dẫn đến sưng viêm. Có một loại vi khuẩn mang tên là Propionibacterium acnes hay P. acnes thường phát triển trong môi trường này. Nếu chúng sinh sôi thuận lợi có thể và khiến cho tình trạng da mụn trở nên viêm trầm trọng hơn.
Bên cạnh nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố, ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến da bị mụn trứng cá như là:
Tác dụng phụ của một số loại thuốc uống
Di truyền do gia đình
Thường xuyên trang điểm nhưng tẩy trang không kỹ khi trang điểm
Dấu hiệu của mang thai
Vệ sinh ra không kỹ dẫn đến vi khuẩn gây viêm nhiễm tổn thương trên da
Hoạt động quá mức của hormone androgen, tăng tiết chất nhờn hơn so với nhu cầu của da
Không biết cách chăm sóc sóc da.
Biểu hiện của mụn trứng cá là gì?
Người bị mụn trứng cá sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:
Da xuất hiện các vết sưng nhỏ, đỏ dạng sẩn
Các vùng da nổi mụn đỏ, nhọt,Khối u lớn, rắn, đau dưới bề mặt da
Các cục u đau, sưng viêm, đầy mủ bên dưới bề mặt da
Cách điều trị mụn trứng cá
1. Sử dụng các sản phẩm chuyên trị mụn
Để "tiêu diệt" các loại mụn trứng cá phương pháp đầu tiên thường được nghĩ đến đó chính là dùng các loại mỹ phẩm đặc trị. Các sản phẩm trị mụn thường có các thành phần như: axit acetic, benzoyl peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh. Chúng có các dạng gel, kem, dung dịch, chất lỏng. Khi chăm sóc da bằng các sản phẩm điều trị tại chỗ chỉ có tác dụng lên bề mặt da, hạn chế tiết bã nhờn, thúc đẩy nhanh chóng gom cồi mụn.
Khi mụn trứng cá diễn biến ở mức độ nhẹ thì bạn vẫn có thể dùng các loại kem bôi này để điều tiết tình trạng mụn. Nếu kiên trì sử dụng, các loại mỹ phẩm này có thể cải thiện làn da sẽ trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.
2. Điều trị theo đơn của bác sĩ da liễu
Ngoài ra, nếu bạn mắc phải tình trạng bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê toa đơn thuốc kháng sinh dạng uống (viên uống) bên cạnh thuốc điều trị tại chỗ.
Các liều thuốc này có thể giúp kiểm soát mụn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm sưng viêm.
3 cách trị mụn tuổi dậy thì bằng nguyên liệu rẻ bèo, dễ kiếm giúp lấy lại sự tự tin Cách trị mụn tuổi dậy thì là vấn đề nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu 3 cách trị mụn từ nguyên liệu rẻ tiền và thông dụng nhé. Đặc điểm của mụn tuổi dậy thì Đến 90% thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì đều sẽ mọc mụn trứng cá. Các vị trí thường xuất hiện mụn là mặt, cổ, lưng,...