Mùa nắng nóng, coi chừng những bệnh nguy hiểm với mắt
Mắt không chỉ đối mặt với những nguy hại do tia cực tím gây ra mà còn dễ bị các loại vi rút gây bệnh tấn công. Bác sĩ cảnh báo dịch đau mắt đỏ và những loại bệnh liên quan khác thường bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, cộng đồng chú ý phòng tránh.
Tranh thủ giờ tan học của con sau mỗi buổi chiều, anh Nguyễn Văn T. (35 tuổi, ngụ tại quận 8, TPHCM) đón con rồi đưa đi bơi để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Sau hơn 1 tuần thường xuyên bơi vào mỗi buổi chiều, cả 2 bố con anh đều có biểu hiện ngứa rát, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, đổ gèn. Sau khi đi thăm khám, bác sĩ xác định cả hai bố con đều bị viêm kết mạc mắt.
Mắt dễ bị tổn thương, nhiễm bệnh trong thời tiết cực đoan
Tia cực tím gây tổn thương thị lực
Theo BS Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời điểm nắng nóng là một trong những tác nhân gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ, trong đó có bệnh về mắt. Nếu bị ánh nắng tác động trực tiếp, thị lực của trẻ có thể bị tia cực tím gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng như tổn thương võng mạc tổn thương trên nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn tới đục thủy tinh thể.
Viêm kết mạc do bơi lội ở nước bẩn
Để giải nhiệt trong mùa nắng nóng, bơi lội là hình thức được rất nhiều phụ huynh và con trẻ lựa chọn. Hình thức trên vừa để tắm mát cơ thể nhưng đồng thời cũng giúp trẻ có thời gian tập bơi hoặc hoàn thiện kỹ năng bơi lội. Ở thành thị, nhu cầu của người dân rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của các hồ bơi công cộng có giới hạn nên thời điểm nắng nóng thường xảy ra “quá tải”. Ở các vùng thôn quê, sông suối, ao hồ trở thành những “bãi tắm” lý tưởng cho trẻ em.
Video đang HOT
Trẻ ở vùng nông thôn tắm sông suối nguồn nước thường bị ô nhiễm
Nhưng mầm bệnh luôn tồn tại ở nguồn nước tự nhiên không được xử lý, ngay cả những bể bơi ở đô thị cũng bị nhiễm bẩn. Theo BS Hồ Quốc Thái, khoa Mắt, Bệnh viện Quận 11, nguồn nước ô nhiễm không chỉ gây các bệnh thông thường về mắt mà con tăng cơ hội lây nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn, nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ, lây lan nhanh trong thời điểm giao mùa xuân – hè. Bệnh thường có các biểu hiện: sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch, đỏ mắt, ra ghèn, cộm rát, nhìn mờ.
Dị ứng mắt
Nhiệt độ cao trong mùa hè kèm theo bụi bặm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mắt do mắt phải tiếp xúc với ánh mặt trời và bụi nhiều hơn. Tình trạng dị ứng có thể gây ngứa, đỏ mắt kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh dị ứng ở mắt phổ biến nhất là viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.
Các triệu chứng chủ yếu của viêm kết mạc dị ứng là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết ghèn mắt có màu trong dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn sẽ gây thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Những bệnh nhân bị viêm giác mạc thường do dị ứng với các yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao – xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona…
Hội chứng khô mắt
Cơ thể bị mất nước nhanh trong thời tiết nắng nóng kết hợp với môi trường ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng hơn sẽ khiến nhiều người bị hội chứng khô mắt. Đây là tình trạng các tuyến lệ quanh mi mắt tiết không đủ nước để làm ướt mắt. Đặc biệt, nhóm những người thường xuyên phải làm việc với máy tính hoặc những người “nghiện” điện thoại, mắt phải điều tiết liên tục sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy hội chứng này không gây ra những nguy hiểm cho thị lực nhưng sẽ khiến mắt mệt mỏi, đỏ, rát ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc.
Ở thành thị cũng dễ bị các bệnh lý về mắt do vi khuẩn vi rút ở các bể bơi công cộng không đảm bảo
Bảo vệ thị lực trong thời tiết cực đoan
Để chủ động bảo vệ thị lực, tránh các bệnh lý về mắt trong giai đoạn thời tiết cực đoan, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng hạn chế đi ngoài đường trong thời tiết nắng nóng; cần chủ động mang kính, nón rộng vành nếu bất đắc dĩ phải ra đường; sử dụng các dung dịch bảo vệ mắt; ăn nhiều rau xanh, trái cây, gan, gấc, các loại hạt vừa tăng đề kháng cho cơ thể đồng thời cũng tăng các chất cần thiết cho thị lực; không bơi lội ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh; những người làm việc liên tục trên máy tính, xem nhiều điện thoại cần nhắm mắt 30 giây trong mỗi giờ để mắt được thư giản.
Khi chẳng may có các biểu hiện như: mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, cộm rát mắt, trong mắt cảm giác như có hạt sạn… người bệnh cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán đúng bệnh.
Theo Dân Trí
Sài Gòn nắng nóng, gần 11.000 trẻ em vào viện mỗi ngày
Theo các bác sĩ, cơ thể trẻ nhỏ thường rất yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và tia cực tím.
Chiều 29/3, bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết những ngày qua, bệnh viện tiếp nhận bình quân khoảng 5.000 đến 5.500 bệnh nhi khám bệnh và hơn 200 bệnh nhi nhập viện điều trị mỗi ngày. số ca khám tiêu hóa và hô hấp trong những ngày nắng nóng tăng đáng kể.
Đối tượng tập trung chủ yếu là các bệnh tiêu hóa (chiếm 8%) và hô hấp (chiếm 10-15%). Dự báo trong thời gian tới, dưới tác động của nắng nóng, số lượng bệnh nhi nhập viện có thể tăng lên đáng kể.
Hai bệnh viện chuyên khoa nhi lớn tại Sài Gòn mỗi ngày tiếp nhận gần 11.000 trẻ nhập viện. Ảnh: Lê Quân
Theo bác sĩ Hoàng, do sự tác động của nắng nóng và tia cực tím, cơ thể trẻ nhỏ thường rất yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng. Trong đó, một số vấn đề về sức khỏe thường gặp là rối loạn nước và điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều. Tim, phổi hoạt động nhiều, hệ miễn dịch suy giảm nên khả năng chống chọi với vi khuẩn của trẻ giảm.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, mỗi ngày bệnh viện cũng tiếp nhận khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân đến khám ngoại trú. Bác sĩ Lê Công Thiên, Phó trưởng khoa Khám bệnh, cho hay số bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa tăng 10-15% so với các tháng trước.
Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho vi khuẩn phát triển rất nhanh hơn từ 4-8 lần, thức ăn bị ôi thiu, các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián cũng phát triển nhiều nên dễ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nắng gắt. Ảnh: Lê Quân
Sài Gòn đang bước vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ lên đến 37-39 độ C, chỉ số tia UV đang vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ Hoàng khuyến cáo trẻ em hạn chế ra đường vào khung giờ 10h sáng đến 14h chiều.
Khi tiếp xúc với ánh nắng từ 10-50 phút, cơ thể sẽ xảy ra các xáo trộn như mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn tuần hoàn. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí có thể gây tổn thương não.
Bác sĩ Hoàng cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 1, từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì sảng nhiệt do đưa đến viện quá muộn. Nếu phát hiện trẻ bị sảng nhiệt, sốc nhiệt, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ vào nơi mát mẻ để hạ nhiệt, cho trẻ uống nước mát, không chườm đá. Nếu tình trạng nặng, gia đình phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao người dân cần chú ý mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng lâu.
Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ một lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.
Theo Zing
Bí quyết phòng bệnh về đường hô hấp cho bé khi thời tiết giao mùa Tiết trời thay đổi, trẻ em luôn là đối tượng nhạy cảm và dễ chịu ảnh hưởng nhất vì hệ miễn dịch còn non yếu. Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ...