Mùa hè, viêm họng nhiều cơ hội tái phát
Để phòng bệnh viêm họng, có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
Viêm amidan mạn tính cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính. Ảnh: windwisdom.net
Tại sao hay bị viêm họng?
Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:
- Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
- Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
- Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng.
Nguyên nhân thở bằng miệng thường là:
Tắc mũi: Do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi.
Tắc ở vùng vòm họng: Do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
- Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Nhận biết dễ hay khó?
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
- Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
- Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
Video đang HOT
- Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
- Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Phòng bệnh viêm họng như thế nào?
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
- Ngậm một miếng đường phèn.
- Uống nước trà hoa cúc ấm. Cách dùng là lấy một thìa lá hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm nước và rót nước sôi vào. Ngâm khoảng 5 phút và uống dần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau họng khá tốt.
- Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mồm nhiều lần. Bài tập kéo dài từ 5-10 phút sẽ giúp bạn vừa cải thiện được đau họng vừa cải thiện được căng thẳng.
- Lấy lọ dầu tinh chế, nhỏ khoảng 10 giọt vào trong 30mm nước và xoa vào nách nhiều lần trong ngày cũng là một cách điều trị tốt.
- Vỏ xoài cũng có khả năng chống bệnh đau họng rất tốt. Cách làm là lấy khoảng 10ml nước vỏ xoài trộn với 125 – 150ml nước để súc miệng.
- Dùng thuốc giảm đau chống đau họng có chứa acetaminophen (thuốc có bán là Tylenol,…) hoặc có chứa ibuprofen (thuốc bán trên thị trường hiện nay là Advil, Motrin,…).
- Đeo khẩu trang để ngăn ngừa khi bạn hít phải không khí ẩm ướt.
- Khi bị đau họng thì không uống rượu bia và không hút thuốc.
Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)
Theo tuoitre.vn
Lá ổi, vị thuốc 'thần' dễ kiếm nhiều người bỏ phí
Chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể, lá ổi được mệnh danh là &'thần dược' mà không phải ai cũng biết.
Lá ổi là một loại "thần dược" có nguồn gốc từ thiên nhiên
Lá ổi là một loại "thần dược" có nguồn gốc từ thiên nhiên bởi trong lá ổi non, hay những ngọn búp non của lá ổi có chứa khoảng 3% nhựa và 7-10 % là tanin, các chất chống oxy hóa, các chất kháng khuẩn, chống viêm.
Các chất này có trong lá tạo nên những hiệu quả tích cực trong điều trị các bệnh khác nhau. Với công dụng tuyệt vời, lá ổi còn được chế biến thành sản phẩm trà để xuất khẩu sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Lá ổi được sử dụng điều trị các bệnh:
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Yakult tại Nhật Bản, trà lá ổi có hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách giảm hoạt động của enzym alpha glucosidase. Hơn nữa, nó ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường sucrose và maltose.
Uống trà bằng lá ổi trong 12 tuần làm giảm lượng đường trong máu mà không làm tăng sản xuất insulin.
Điều trị đau răng, viêm họng và bệnh nướu răng
Do có tính chất chống viêm, lá ổi tươi có thể làm giảm đau răng, chữa bệnh về nướu, miệng lở loét và điều trị viêm họng khi sử dụng để súc miệng.
Các chất kháng khuẩn trong lá bảo vệ răng và nướu, do đó, lá ổi được sử dụng như một thành phần trong kem đánh răng và làm mát miệng. Lá ổi có thể được làm thành bột nhão tự nhiên ở nhà để đánh răng và nướu.
Điều trị dị ứng
Một lợi ích sức khỏe khác của lá ổi là giúp điều trị dị ứng. Các hợp chất có trong lá ổi ngăn cản sự giải phóng histamin - nguyên nhân chính của bệnh dị ứng. Ngoài ra, lá ổi khi thêm vào trà làm giảm cholesterol.
Để chuẩn bị cho một tách trà lá ổi, hãy ngâm một nắm lá ổi trong nước nóng khoảng 15 phút, lọc nước, loại bỏ các lá. Đun sôi nước này cùng với trà.
Điều trị mụn trứng cá
Lá ổi có hiệu quả trong việc loại bỏ các nốt mụn và các vết thâm trên da
Lá ổi có hiệu quả trong việc loại bỏ các nốt mụn và các vết thâm trên da. Chúng có chứa một chất khử trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Để làm điều này, chỉ cần lấy lá ổi, rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn rồi dùng đắp lên các nốt mụn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
Bạn để lá ổi lưu lại trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Có thể sử dụng theo cách này hàng ngày để trị mụn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả.
Bên cạnh đó, nếu mắc phải mụn đầu đen, bạn dùng lá ổi giã nhuyễn rồi pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Giảm thiểu vấn đề tiêu chảy
Lá ổi là phương thuốc thảo dược rất hiệu quả cho người mắc tiêu chảy. Để điều trị tiêu chảy, đun sôi 30 gram lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly nước và uống hai lần một ngày.
Trong trường hợp mắc bệnh kiết lỵ, cắt rễ và lá của cây ổi, đun chúng 20 phút ở nhiệt độ 90 độ C. Lọc lấy nước và uống điều độ cho tới khi bệnh giảm.
Hỗ trợ trong việc tiêu hóa
Trà lá ổi hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa. Các tác nhân kháng khuẩn mạnh tiêu diệt vi khuẩn trong lớp niêm mạc của ruột và ngăn chặn sự phát triển của các enzym độc do vi khuẩn.
Lá ổi đặc biệt có lợi trong trường hợp ngộ độc thực phẩm như chóng mặt và buồn nôn. Để làm giảm đau dạ dày, đun sôi 8 lá ổi trong 1,5 lít nước uống ba lần một ngày.
Công dụng đối với gan
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược Krupanidhi (Ấn Độ) phát hiện ra rằng, chất bột chiết xuất từ lá ổi có thể bảo vệ gan khỏi các tổn hại.
Thử nghiệm trên loài chuột cho thấy, những con chuột được cho ăn chất bột chiết xuất từ lá ổi đã tránh được nguy cơ tổn thương ở gan do hóa chất gây ra, trong khi những con chuột không dùng thì gan bị hư hại nặng.
Giới chuyên gia tin rằng, các chất chống oxy hóa có trong lá ổi đã phát huy công dụng ngăn ngừa bệnh.
Theo Soha
Chữa ho, giảm đau cho trẻ sơ sinh với lá hẹ Lá hẹ không chỉ được biết đến là thực phẩm hàng ngày mà còn có rất nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh. Nếu bé nhà bạn mắc một số bệnh dưới đây khi trời trở lạnh, hãy dùng là lá hẹ như một vị thuốc để trị bệnh, rất hiệu quả đấy. Ngoài là món ăn quen thuộc trong...