Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không?
Nước mía, với hương vị tươi mát và độ ngọt tự nhiên, là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè.
Tuy nhiên, uống nước mía nhiều có tốt cho sức khỏe hay không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không?
Lợi ích của nước mía với sức khỏe
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng và suy nhược.
Thức uống này có thể giúp loại bỏ đầy hơi và mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ hoạt động của thận.
Ngoài ra, mía còn được sử dụng như một phương pháp điều trị truyền thống cho các vấn đề về gan vàng da.
Hàm lượng cao canxi, magiê, kali, sắt và mangan trong nước mía cùng với sự hiện diện của flavonoid có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Axit alpha hydroxy trong nước mía có thể giúp làn da trở nên mịn màng và ngăn ngừa mụn trứng cá và gàu.
Những điều cần lưu ý khi uống nước mía
Hạn chế lượng uống: do nước mía có hàm lượng đường cao, nên cần hạn chế lượng uống đối với những nhóm người như người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, và người bị bệnh tiểu đường.
Uống đúng cách: mặc dù có lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc uống nước mía nhiều cũng cần được kiểm soát. Không nên sử dụng nước mía thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
Video đang HOT
Bảo quản đúng cách: tránh để nước mía quá lâu trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe.
Nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc uống nhiều cần được kiểm soát và cân nhắc để tận hưởng tốt nhất các lợi ích mà nó mang lại.
Loại hạt bán đầy chợ, là món ăn sáng dân dã giúp hạ đường huyết, chống ung thư
Đây là rất quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết trong loại hạt này có chứa chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch...
Ngô (bắp) vừa được xem là rau, vừa được coi là ngũ cốc. Loại thực phẩm này phổ biến trên khắp thế giới và đã được đưa vào các bữa ăn trong nhiều thế kỷ qua.
Trong ngô rất giàu hàm lượng vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ, do đó, đây không chỉ là một loại thực phẩm chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe.
Món bắp luộc cực dễ chế biến lại được nhiều người yêu thích.
Dưới đây là một số lợi ích của loại thực phẩm này với người sử dụng:
Kiểm soát đường huyết
Theo Livestrong, lầm tưởng thường gặp của những người mắc bệnh tiểu đường là tất cả tinh bột đều không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngô có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh nếu ăn ở lượng vừa phải.
Ngô là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm. Nghiên cứu của đại học Cornell (Mỹ) cho thấy, tiêu thụ nhiều flavonoid trong ngô giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch...
Nửa cốc hạt ngô chứa 2g chất xơ, 5g protein, 5g chất béo (phần lớn là chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa có lợi cho tim mạch). Một lượng vừa phải tinh bột kháng (khoảng 10g mỗi ngày) từ ngô có thể làm giảm phản ứng của glucose và insulin.
Ngô cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp (GI 52). Bệnh nhân tiểu đường có thể chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như này vì chúng có xu hướng giải phóng glucose chậm và ổn định, giúp kiểm soát đường huyết.
Ngừa ung thư
Ngô chứa một hóa chất tên là beta cryptoxanthin. Về mặt hóa học, beta cryptoxanthin tương tự beta carotene. Cơ thể chuyển đổi beta cryptoxanthin thành vitamin A khi tiêu thụ thực phẩm.
Canh củ quả thập cẩm.
Theo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Cancer Epidemiology Biomarkers and Prevention, có mối quan hệ nghịch đảo giữa việc tiêu thụ beta cryptoxanthin và sự phát triển ung thư phổi.
Điều này có nghĩa là càng tiêu thụ nhiều beta cryptoxanthin thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng giảm. Đồng thời, một nghiên cứu khác cho hay việc tiêu thụ các ngũ cốc nguyên hạt như ngô có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Hỗ trợ giảm cân
Ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách giúp giảm cân an toàn mà bạn nên tham khảo.
Nếu bạn đang có mong muốn giảm cân thì việc ăn nhiều ngô sẽ giúp bạn nhanh no và không có cảm giác thèm ăn vặt. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp cơ thể nhanh no mà không bị dư chất béo.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu bạn đang cố gắng thúc đẩy đường tiêu hóa chậm chạp của mình, một chút ngô có thể giúp ích rất nhiều.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy rằng tiêu thụ polydextrose và chất xơ hòa tan trong ngô, có liên quan đến việc sản xuất phân thường xuyên hơn.
Bánh bắp hấp nước cốt dừa.
Cải thiện sức khỏe mắt
Ngô cũng có nhiều carotenoids zeaxanthin và lutein, được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe của hoàng điểm.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Nutrients, lutein và zeaxanthin có thể ngăn ngừa và giảm đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
Vitamin C cũng có thể giúp giảm nguy cơ thủy tinh thể, theo Hội đo thị lực Mỹ (AOA). Các loại thực phẩm khác có nhiều carotenoids là cà rốt, rau xanh và khoai lang.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ trong ngô cực kỳ giàu folate, còn được gọi là vitamin B9. Theo Natural Home Remedies, việc hấp thụ folate giúp giảm mức homocysteine trong cơ thể. Homocysteine là 1 amino axit có thể phá hủy các mạch máu.
Mức homocysteine cao có thể khiến bạn bị đau tim, đột quỵ và co thắt mạch ngoại vi. Việc bổ sung folate hàng ngày bằng cách ăn ngô có thể giảm nguy cơ bị đau tim tới 10%.
Bắp rang bơ là món ăn vặt mà ai cũng yêu thích.
Cải thiện trí nhớ
Ngô chứa hàm lượng cao thiamine, hay còn gọi là vitamin B1. Theo WHFoods, thiamine là 1 dưỡng chất thiết yếu cho tế bào não và hoạt động nhận thức. Cơ thể cần thiamine để sản xuất acetylcholine.
Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để duy trì hoạt động của bộ nhớ. Một trong những yếu tố chính gắn với bệnh Alzheimer's là mức acetylcholine thấp. Vì thế, ăn ngô mỗi ngày giúp bạn duy trì trí nhớ tốt khi về già.
Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ' nhưng tối kỵ với một số người Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Theo lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở...