Mua “gốc cây” về trồng với hi vọng cho trái siêu tốc và cái kết “đắng”
Theo lời người bán, vì là cây lâu năm nên phát triển cực mạnh, trồng có quả ngay, thậm chí nhiều gốc đang trong bầu cũng đã có quả.
Nho vốn là loài cây được ví như “nữ hoàng” vùng cát trắng Ninh Thuận bởi đây là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố cần thiết để phát triển cây nho. Từ đó, rất nhiều thương lái “dựa hơi” thương hiệu nho Ninh Thuận để kiếm lời, khiến người tiêu dùng không ít lần “nhận quả đắng”.
Những cây nho cổ thụ được bày bán dọc các con đường khắp các tỉnh thành với tấm biển “ cây nho Ninh Thuận”.
Chị Nguyễn Phương Uyên (trú tại Vũng Tàu) cho biết cách đây hơn 1 năm chị mua 2 gốc nho cổ thụ với giá 165.000 đồng/gốc về trồng nhưng đến nay chưa ra quả, mặc dù người bán nói chỉ cần trồng 2-3 tháng là cho ra quả ngay.
“Tôi thấy gốc nho cổ thụ có đường kính từ 8-10cm đã có rất nhiều chồi lá mọc lên rồi, người bán lại nói đây là gốc nho lâu năm nên cây phát triển cực mạnh, trồng là có quả ngay. Họ còn chỉ cho tôi xem những chấm liti bằng đầu tăm, nói đó là quả nho đang mọc lên ngay khi cây nho còn trong bầu đất, vậy nên tôi mới mua”, chị Uyên chia sẻ.
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm trồng, chăm bón, làm sẵn giàn “hoành tráng” cho nho leo lên nhưng cây nho mới lên đến “cạp quần” khiến chị Uyên không biết nên nhổ bỏ hay giữ lại chăm tiếp.
Những quả nho liti mọc ngay khi cây nho còn trong bầu đất.
Anh Lê Văn Thọ (trú tại huyện Chư Sê, Gia Lai) cũng gặp trường hợp tương tự khi bỏ tiền mua 2 gốc nho cổ thụ về trồng. “Mỗi gốc nho hết 140.000 đồng nhưng về trồng thì sau 2 tháng một gốc chết, gốc còn lại gần 2 năm rồi vẫn chưa ra quả mặc dù lá tốt um tùm”, anh Thọ nói.
Video đang HOT
Theo anh Thọ, người bán cây giống nói những gốc này cho ra quả nhanh, ngọt lịm và không có hạt nhưng với mặt hàng cây giống, người mua muốn biết kết quả phải mang về trồng, mất thời gian dài chăm sóc mới biết được hàng mình mua có chuẩn hay không.
“Nếu không chuẩn, người ta sẽ đổ tại cách trồng không đúng, cách chăm sóc chưa chuẩn hoặc do chất đất không phù hợp, có trường hợp quay lại tìm thì người bán đã “cao chạy xa bay”", anh Thọ nhấn mạnh.
Gốc nho cổ thụ rất to, tuy nhiên đã bị chặt hết rễ xung quanh nên khó sống nếu mua về trồng.
Tại Hà Nội, những gốc nho cổ thụ cũng được bày bán trên các xe hàng rong dọc các tuyến phố như Tố Hữu, Nguyễn Xiển, Cầu Diễn với giá từ 150-250.000 đồng/cây. Không ít người đã bỏ tiền ra mua loại nho này về trồng với hy vọng có nho Ninh Thuận ăn ngay tại vườn nhà.
Ông Đoàn Mắc Ca, chủ vườn nho tại Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết, những gốc nho có đường kính lớn từ 10-12cm là gốc nho thải lâu năm, đã già cỗi, năng suất không hiệu quả được nhà vườn phá bỏ để trồng lứa mới. Một số người vào thu mua gốc nho với giá rẻ mang bán kiếm lời.
Gốc nho thải được thu gom về, chặt bỏ rễ, ươm cho mọc mầm rồi mang đi khắp các tỉnh thành để bán.
“Họ tự đào gốc nho thải rồi chặt bỏ rễ xung quanh, chỉ để lại củ rễ quanh gốc rồi mang về nhúng thuốc kích rễ, cột thêm ít đất vào và chuyển đi các tỉnh bán kiếm lời. Mua cây nho này về trồng rất khó sống và khó đậu quả. Nếu trồng phải nắm rõ kỹ thuật cắt cành, xử lý ra hoa, xử lý đậu quả và rất nhiều công đoạn nữa mới có hy vọng cho trái”, ông Ca phân tích.
Chia sẻ cách chọn đúng cây nho giống Ninh Thuận, ông Ca cho rằng nên mua cây nho ghép trên gốc cây nho dại hoặc nho giâm cành, chiết cành. Loại nho này có gốc chỉ to bằng ngón tay út nhưng rất dễ trồng, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao.
Cây nho giống chuẩn chỉ bé bằng ngón tay nhưng sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao.
Theo ông Ca, cây nho có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát hay đất đồi sỏi, nhưng để có cây nho tốt cả về chất lượng lẫn số lượng quả cần thì nên trồng nho trên đất tơi xốp, dễ thoát nước và có nhiều ánh sáng. Hơn nữa, cần trang bị tốt kỹ thuật trồng để nho cho năng suất tốt nhất.
Kinh ngạc kỹ thuật lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt hạ cây xanh vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc.
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí.
Các chồi cây sau khi phát triển sẽ được cắt tỉa cẩn thận khoảng 2 năm một lần, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.
Những cây gỗ thẳng đứng không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ có thể thu hoạch dưới dạng gỗ Kitayama hoặc được trồng lại để tái sinh rừng.
Hai thập kỷ có vẻ như là một thời gian dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cây trồng trên đất.
Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi Sukiya-zukuri, một phong cách kiến trúc đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu tự nhiên nở rộ. Những khúc gỗ Kitayama thẳng và không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Tuy nhiên, diện tích đất trồng có hạn, do vậy để đáp ứng nhu cầu, kỹ thuật Daisugi đã ra đời.
Đến nay ở Kyoto, Nhật Bản vẫn có những cây mẹ hàng trăm năm tuổi
Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng theo đó là được sử dụng hạn chế hơn. Dù vậy, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.
Đến ngày nay, những 'cây mẹ' vẫn có thể tìm thấy ở một số khu vực nhất định của Nhật Bản. Một số trong những cây khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.
10 bãi biển đẹp nín thở được 'ghé thăm' nhiều trên Instagram Chắc chắn đó là những địa điểm đáng để bạn lưu tâm khi đi du lịch. Một bức ảnh đẹp có thể truyền cảm hứng cho những chuyến đi, đó là cư dân mạng thường xuyên chia sẻ địa điểm đến trong mỗi chuyến đi trên Instagram. Và những người đam mê xê dịch cũng thường xuyên theo dõi Instagram để tìm kiếm...