Một thanh niên Campuchia được phẫu thuật cắt nối khí quản sau 2 năm bị… cấm khẩu
Bệnh nhân bị tai nạn giao thông khiến khí quản bị sẹo hẹp và dần bít luôn khí quản khiến bệnh nhân chỉ thở đường qua ống canule mở khí quản và không nói được suốt 2 năm trời.
PGS.TS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đang tái khám lại cho bệnh nhân (Ảnh: Quốc Hải)
Chiều 28.6, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã chia sẻ về ca phẫu thuật cực kỳ khó trong điều trị nối khí quản cho một thanh niên Campuchia. Nhờ sự can thiệp của các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh nhân này đã được phẫu thuật thành công và đã phát âm được.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân nam (28 tuổi) này, cách nay 2 năm đi làm ở Campuchia khi chạy xe máy ngang công trường có căng dây vào buổi tối, do không nhìn thấy nên bệnh nhân bị sợi dây cắt ngang cổ. Nhập viện tại Campuchia, bệnh nhân này được xử trí bằng cách mở khí quản cấp cứu. Sau đó 1 năm, bệnh nhân này có đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM để khám bệnh và được chỉ định nhập viện điều trị nhưng do không đủ điều kiện kinh tế nên đã tự ý bỏ về.
Theo PGS.TS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, mới đây bệnh nhân này tìm đến bệnh viện mong muốn được điều trị rút Canule mở khí quản. Sau khi hội chẩn, chúng tôi quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt nối khí quản tận – tận trong điều trị sẹo hẹp khí quản. Tuy nhiên, đây là ca phẫu thuật rất khó…
Bệnh nhân nam người Campuchia đã phát âm được sau ca mổ (Ảnh: Quốc Hải)
Cụ thể, bệnh nhân bị sẹo hẹp hoàn toàn tắt hết khí quản (Sẹo hẹp khí quản đoạn cổ độ 4). Đoạn hẹp lại sát phần sụn nhẫn nên mức độ khó càng nhân lên. Chưa kể, do là người Campuchia không biết tiếng Anh và các bác sĩ cũng không biết tiếng Campuchia nên việc theo dõi điều trị càng thêm khó khăn.
Video đang HOT
“Cũng may chúng tôi gặp được một người bệnh nhân khác đang điều trị tại bệnh viện, người này quê ở An Giang, thường xuyên tiếp xúc với người Campuchia nên rất rành ngôn ngữ. Vì vậy chúng tôi nhờ chị này phiên dịch để trao đổi người với nhà bệnh nhân trên để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất”, PGS.TS Trần Phan Chung Thủy, nói.
Hình ảnh phẫu thuật cắt nối khí quản (BVCC)
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Thái Hữu Dũng, người cũng tham gia trực tiếp vào ca phẫu thuật cũng cho biết: “Các nước trên thế giới chỉ cắt nối từ 2 – 4 cm nhưng với bệnh nhân này, chúng tôi phải cắt nối đoạn khí quản đến 5 cm, rất khó khăn. Sau ca phẫu thuậ 2 ngày, chúng tôi rút nội khí quản, ngày thứ 3 thì rút ống dẫn lưu và đến ngày thứ 7 thì rút ống nuôi ăn. Hiện bệnh nhân đã có thể ăn theo đường miệng và phát âm được, thở theo đường mũi họng”, bác sĩ Dũng thông tin.
Được biết, sau khi rút ống nội khí quản, bệnh nhân được tập vật lý trị liệu tập nói và tập nuốt, do nhiều năm không nói nên cơ quan phát âm mất phản xạ hoạt động.
“Khi nói được vài chữ, bệnh nhân này đã rớt nước mắt khiến chúng tôi vô cùng cảm động”, bác sĩ Dũng nói thêm.
Theo Danviet
Thấy con có khối u nhỏ ở háng nhưng mẹ không bận tâm, đưa con đi khám nghe bác sĩ nói mẹ mới hốt hoảng
Việc phẫu thuật kịp thời đã giúp cậu bé thoát khỏi tình trạng đau đớn gây ra do căn bệnh thoát vị khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cậu bé phải phẫu thuật thoát vị bẹn sau khi xuất hiện khối u ở háng
Một người mẹ giấu tên đã chia sẻ câu chuyện về con trai cô, mới được 1 năm 2 tháng tuổi bị thoát vị bẹn đau đớn. Người mẹ này cho biết khi cô tắm cho con trai, cô nhận thấy một khối u nhỏ, gần như không thể nhận thấy gần háng của bé. Lúc đầu cô không bận tâm vì con trai cô không có biểu hiện đau đớn gì. Tuy nhiên, cô đã bất ngờ khi thấy rằng khối u đột nhiên lớn lên. Kèm theo đó là dấu hiệu con trai cô đau đớn, khóc lóc, vì vậy người mẹ này quyết định đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Một người mẹ chia sẻ kinh nghiệm đau đớn của con trai mình khi bị thoát vị bẹn (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ, tình trạng của em bé này là một loại thoát vị ở trẻ sơ sinh được gọi là thoát vị bẹn và cần được phẫu thuật ngay.
Người mẹ trên chia sẻ thêm rằng, trước khi phẫu thuật, cô được khuyên không nên cho con trai mình thức ăn hay đồ uống trong 6 giờ liền. Ca mổ diễn ra chỉ mất khoảng 30 - 45 phút và đã thành công. Thật may, suy nghĩ và quyết định nhanh chóng của người mẹ này đã cứu con trai mình khỏi đau đớn.
Việc chẩn đoán thoát vị bẹn thường không khó. Bố mẹ thường là người đầu tiên phát hiện ra tình trạng này ở trẻ. Khối thoát vị không phải lúc nào cũng xuất hiện mà chỉ phồng to lên khi trẻ khóc, hoặc gắng sức làm gì đó (như đi tiểu). Khi trẻ ngủ hoặc được nghỉ ngơi thì khối thoát vị sẽ lặn đi. Dấu hiệu xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn, trong bìu (bé trai) hoặc trong môi lớn (bé gái) rồi biến mất một cách tự nhiên là biểu hiện điển hình của thoát vị bẹn ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh
Thoát vị bẹn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đó là tình trạng phình lên một cách bất thường, hoặc dạng lồi, có thể nhìn thấy được và cảm thấy được ở khu vực háng (khu vực giữa vùng bụng và đùi). Bên trong phần phình lên là các tạng trong ổ bụng, ngoài ra còn có thể có hay không dịch ổ bụng.
Thoát vị bẹn ở trẻ em có nguyên nhân là một điểm yếu của thành bụng, mà đáng lẽ ra vị trí này phải đóng kín trước khi sinh ra. Khối phồng ở vùng háng có thể được nhận thấy khi đứa trẻ khóc, ho, rặn, hoặc cũng có thể nó đã xuất hiện ngay từ khi sinh ra, lên lên xuống xuống một cách dễ dàng. 90% trong số trẻ thoát vị bẹn là trẻ trai.
Thoát vị rốn cũng là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Một loại thoát vị khác thường gặp ở trẻ sơ sinh là thoát vị rốn. Thoát vị rốn xảy ra khi một lỗ nhỏ trong cơ bụng của bé không đóng kín sau khi sinh. Điều này có thể làm cho ruột và chất dịch "chảy ra", gây rất nhiều đau đớn. Biểu hiện của thoát vị rốn là một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy. Khối này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau.
Làm thế nào để điều trị được thoát vị ở trẻ sơ sinh?
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, thoát vị rốn biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị. Khi tình trạng thoát vị rốn gây đau và khó chịu, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Nếu thoát vị rốn đặc biệt lớn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khi trẻ lớn hơn một chút.
Thoát vị bẹn không thể tự biến mất, vì vậy để điều trị, các bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật sớm. Các bậc cha mẹ không cần lo lắng về căn bệnh này vì nó là căn bệnh đơn giản và khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý để có thể nhận thấy các dấu hiệu của hiện tượng thoát vị ở trẻ là nó thường phình lên, lặn mất rồi lại xuất hiện trở lại, có thể gây đau đớn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chạm vào.
Việc nhậnbiết các dấu hiệu sớm có thể giúp con bạn tránh được nhiều đau đớn trong tương lai.
Nguồn: Parent, WebMD
Theo Helino
Cất nước chùi rửa lò nướng trong tủ, bà ra khỏi phòng một lát thì nghe tiếng cháu hét thất thanh vì bỏng Các bác sĩ cho biết, Aaron đã bị bỏng độ 3 ở chân trái, kéo dài từ háng đến mắt cá chân và cần phải cấy ghép da. Tháng 12 năm ngoái, cậu bé Aaron Cadder 2 tuổi đã được bố là anh Peter Cadder (28 tuổi) đưa đến nhà bà nội - bà Margaret - chơi 1 tuần. Tuy nhiên, chuyện không...