Một sự thay đổi lớn có thể sẽ khiến sách giáo khoa môn Địa lý làm lại hoàn toàn
Thông tin vừa được công bố có thể sẽ ảnh hưởng đến kiến thức trước nay nhiều người được truyền đạt từ sách giáo khoa Địa lý.
Hiệp đội Địa lý quốc gia Mỹ vừa chính thức công bố thông tin gây sốc. Theo đó, cơ quan này công nhận thêm một Đại dương trên thế giới.
Như vậy, thay vì trái đất có 4 đại dương như trước đây chúng ta vẫn thường biết thì nay ‘Trái đất đã có 5 đại dương’.
Ngoài Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương sẽ có thêm đại dương thứ 5 là Nam Đại Dương.
Theo cơ quan Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ, Nam Đại Dương được xác định bằng dòng chảy hải lưu, mà không phải bằng vị trí địa lý và các mảng kiến tạo như 4 đại dương trước đó. Những người từng đến đại dương này cho biết vùng biển có vẻ đẹp khác biệt so với những nơi khác, sông băng màu xanh hơn, núi hiểm trở và gió lạnh hơn.
Video đang HOT
Với kiến thức mới này, khả năng sách giáo khoa môn Địa lý sẽ phải chỉnh sửa để phù hợp thông tin hiện tại và đáp ứng sự đồng nhất, thỏa thuận chung của quốc tế.
Nhà địa lý Alex Tait của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ cho biết: ‘ Vùng biển phía Nam từ lâu đã được các nhà khoa học công nhận. Nhưng vì chưa bao giờ có thỏa thuận quốc tế, chúng tôi chưa từng chính thức công nhận nó’.
Không chỉ sách giáo khoa môn Địa lý mà các bản đồ khả năng cũng sẽ phải vẽ lại để cập nhật.
Nhà xuất bản nói hợp nhất nhưng thực tế lại là loại bỏ 2 bộ sách giáo khoa
Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng: "Đây là loại bỏ chứ không phải hợp nhất vì chúng tôi không được sử dụng một trang nào cả, bị loại hoàn toàn".
Theo lý giải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hai bộ sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" không tiếp tục được phát hành ở lớp 2 và lớp 6.
Theo đó, bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hợp nhất từ bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ "Cùng học để phát triển năng lực"; bộ sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" được hợp nhất từ bộ "Chân trời sáng tạo" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
Lý do hợp nhất các bộ sách giáo khoa lại để tập trung nguồn lực, trí lực của đội ngũ các tác giả.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đỗ Thanh Bình, Tổng chủ biên sách Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ "Cùng học để phát triển năng lực" cho biết, quyết định loại bỏ hai bộ sách đột ngột không tác giả nào có thể lường trước được sự việc, khiến các chuyên gia, tác giả tham gia biên soạn sách vô cùng buồn.
"Thời điểm đó, các tác giả viết xong, đã lên hình hài, được Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam thẩm định đạt yêu cầu và đưa ra những chỉnh sửa cần thiết để tiếp tục trình lên Hội đồng thẩm định sách quốc gia. Lúc đó, các tác giả còn đang hào hứng để chuẩn bị đưa đi thẩm định ở Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Nhà xuất bản họp và thông báo việc hợp nhất", thầy Bình thông tin.
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ không được phát hành đối với lớp 2, lớp 6 (ảnh: NXBGDVN)
Khi nói hợp nhất thì các tác giả không đồng ý vì nếu muốn hợp nhất thì Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phải nói ngay từ đầu chứ giờ "hình hài" 2 cuốn khác nhau thì hợp nhất kiểu gì. Nếu muốn hợp nhất thì cũng phải giũ ra làm lại từ đầu và mất khoảng 1 năm nữa.
Chính vì vậy, nhóm tác giả của 2 bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" kiến nghị với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam để được xuất bản nhưng Nhà xuất bản không đồng ý. Hơn 1 tuần sau, Nhà xuất bản thông báo loại 2 bộ sách này mà không dựa trên cơ sở nào.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình lý giải, tất cả các bộ sách đều viết trên nền tảng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng để biên soạn sách giáo khoa thì mỗi bộ có cách tiếp cận khác nhau nên sẽ có đề cương từ tổng quát đến chi tiết, thảo luận về cấu trúc, mô hình các loại sách (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo...) sẽ khác nhau. Mỗi bộ sách có tư tưởng, tính triết lý riêng, phương pháp tiếp cận riêng, phương pháp dạy học không giống nhau bây giờ hợp nhất thì hợp nhất kiểu gì.
Trong khi Nhà xuất bản cho rằng "hợp nhất" để tập trung nguồn lực, trí lực của đội ngũ các tác giả thì Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng: "Đây là loại bỏ chứ không phải hợp nhất vì chúng tôi không được sử dụng một trang nào cả, bị loại hoàn toàn".
Ông cho rằng, việc bỏ hai bộ sách là sự lãng phí "đau xót", lãng phí về kinh tế, thời gian, công sức, chất xám và gây mất niềm tin.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình cũng tiết lộ rằng: "Tất cả các đầu sách ở các môn học từ lớp 2, lớp 6 của bộ "Cùng học để phát triển năng lực" chỉ được giữ lại môn Giáo dục thể chất lớp 6, môn Trải nghiệm lớp 2 và một phần của môn Âm nhạc".
Dù không được sử dụng 1 trang nào nhưng trước đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại giải thích, việc hợp nhất đã làm cho bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực"; làm cho bộ sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ sách giáo khoa "Vì sự bình đẳng và dân chủ" trong giáo dục.
Vì thế, giữa 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 và 2 bộ sách giáo khoa lớp 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một sự liên thông hết sức chặt chẽ. Theo đó, ở lớp 1, dù giáo viên và học sinh sử dụng bộ sách giáo khoa nào,đến lớp 2, giáo viên và học sinh đều có thể lựa chọn sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" hoặc "Chân trời sáng tạo".
Tác giả viết sách giáo khoa: Không có chuyện hợp nhất giữa các bộ sách Giáo sư Đỗ Thanh Bình khẳng định gần như toàn bộ các sách lớp 2 và lớp 6 của bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực" đã bị bỏ chứ không phải là sáp nhập như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin. Giáo sư Lê Thanh Bình. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus) "Tôi khẳng định không có sự hợp nhất...