Một số điểm mới trong dự thảo sửa đổi Luật GD Đại học
Báo cáo của Bộ GD&ĐT, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH đã sửa đổi, bổ sung 31/73 điều (42%); giữ nguyên 42 điều.
Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu tập trung vào việc thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của Đảng, mở rộng và nâng cao quyền tự chủ ĐH và trách nhiệm giải trình, đổi mới quản trị ĐH, đổi mới quản lý đào tạo tiệm cận với chuẩn quốc tế, đổi mới quản lý Nhà nước để thực hiện tự chủ ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong điều kiện phát triển và hội nhập; phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Luật GD ĐH năm 2012.
Trên cơ sở kết quả tổng kết thực hiện Luật GD ĐH năm 2012, Bộ GD&ĐT đã rà soát tổng thể Luật GD ĐH hiện hành để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Dự thảo Luật đã bao quát hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật GD ĐH năm 2012 và các nội dung này đã được tích hợp trong 4 chính sách cần sửa đổi, bổ sung của Dự án Luật bao gồm: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ ĐH; đổi mới quản trị ĐH; đổi mới quản lý đào tạo; đổi mới quản lý Nhà nước trong điều kiện tự chủ ĐH.
Video đang HOT
Việc hoàn thiện khung pháp lý về GD ĐH tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống để huy động mọi nguồn lực phát triển GD ĐH, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước; đổi mới quản lý Nhà nước, đổi mới quản trị ĐH, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế; tạo điều kiện cho các cơ sở GD ĐH cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GD ĐH.
PV
Theo giaoducthoidai.vn
ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ có chương trình đào tạo thứ 2 cho sinh viên
Chương trình đào tạo thứ 2 được thiết kế theo hướng giúp người học có kiến thức đa dạng, liên ngành nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: NGỌC THÁI
Ngày 7-5, PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường này đang xây dựng đề án "Quản lý đào tạo chương trình thứ 2 đối với sinh viên đại học chính quy".
Việc này nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động cho sinh viên của trường khi tốt nghiệp.
Nhà trường đã triển khai cho lãnh đạo các khoa, viện đào tạo của trường đề xuất và chuẩn bị các công việc liên quan.
Lãnh đạo các khoa sẽ đề xuất xây dựng chương trình đào tạo thứ 2 theo hướng giúp sinh viên có kiến thức đa dạng, liên ngành và thống kê các chứng chỉ nghề nghiệp, từ đó đề xuất các chứng chỉ có thể tích hợp kiến thức trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể dự thi và lấy chứng chỉ này sau khi hoàn tất chương trình đào tạo tại trường.
"Các khoa/viện cũng sẽ chú trọng phối hợp/liên kết với các tổ chức cấp chứng chỉ nghề nghiệp trong việc xét miễn, xét tương đương các học phần sinh viên đã tích lũy trong chương trình ĐH.
Đồng thời xây dựng, tổ chức đào tạo các học phần không có trong chương trình đào tạo để bổ túc kiến thức, đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho sinh viên" - ông Nhựt cho biết thêm.
Theo tuoitre.vn
Dự thảo Luật Giáo dục: Nhiều đóng góp thiết thực Trong Phiên họp thứ 22 và 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội , Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình. Trong đó Bộ GD&ĐT chuẩn bị Tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại...