Mốt phẫu thuật thẩm mỹ ‘tai yêu tinh’ bùng nổ ở Trung Quốc
Mặc dù các bác sĩ cảnh báo những rủi ro khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ này như nhiễm trùng, tai không đối xứng, dị ứng, cục máu đông và hoại tử da nhưng nhiều cô gái vẫn rất hào hứng, bất chấp.
“Tai yêu tinh” thường dùng để chỉ một dị tật bẩm sinh dẫn đến hình dạng tai nhọn, nhưng giờ đây nó là mốt mới nhất trong giới trẻ Trung Quốc trong bối cảnh thị trường phẫu thuật thẩm mỹ đang phát triển nhanh chóng ở đất nước tỷ dân.
Tai tinh là một mốt mới trong giới trẻ Trung Quốc, những người hy vọng nó sẽ giúp khuôn mặt của họ trông thon gọn hơn. Ảnh minh họa
Việc “hô biến” đôi tai bình thường thành đôi tai trông giống như yêu tinh đã trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thế hệ sau những năm 2000 của Trung Quốc. Theo thế hệ 2K, nó được cho là có thể làm cho khuôn mặt của họ trông thon gọn hơn và thậm chí còn trẻ hơn.
Thậm chí, trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cũng tràn ngập những người nhiệt tình chai sẻ những “thành quả” của thủ thuật tai. “Nó là ma thuật! Tôi không thay đổi bất cứ điều gì trên khuôn mặt của mình. Nhưng sau khi tôi chọn loại phẫu thuật này thì tất cả bạn bè của tôi nói rằng tôi trông khác biệt. Khuôn mặt của tôi trông nhỏ hơn và tôi trông thông minh hơn”, một cô gái chia sẻ về cách làm đẹp này.
Bà Linlin, giám đốc Mylike Medical Cosmetic có trụ sở tại Thượng Hải, một nhà cung cấp dịch vụ phẫu thuật nội địa lớn ở thành phố cho biết: “Nó rất an toàn và phổ biến. Chúng tôi có những khách hàng xếp hàng cho loại hình phẫu thuật này mỗi ngày”, bà nói. Khi mốt phẫu thuật này nở rộ, nhiều người cả nam lẫn nữ đã đổ xô đến các bệnh viện để tìm kiếm thông tin, nhờ tư vấn các thủ tục. “Ồ, tôi cũng muốn được như vậy”, “chắc chắn đáng giá”, “thật không thể tin được”, những người khác bình luận.
Trong khi đó, Yu Wenlin – một bác sĩ chuyên về tạo hình tai tại Trung tâm thẩm mỹ y tế Gaoshang ở Quảng Châu – cho biết đôi khi ông thực hiện tới 6 ca phẫu thuật “tai tiên” mỗi ngày.
“Tôi chỉ nhận ra rằng thực sự nhiều người trẻ đang tìm cách làm tai yêu tinh sau khi tôi giúp một người nổi tiếng trực tuyến làm điều đó vào đầu năm ngoái. Rồi ngày càng nhiều người đến với tôi sau đó”, ông nói.
Yu cho biết dạng tai yêu tinh là thứ nằm giữa cái mà y học gọi là tai Stahl và tai lồi. Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến để có được một đôi tai yêu tinh. Một là thêm một miếng sụn nhân tạo hoặc sụn từ các bộ phận khác của cơ thể vào vùng sau tai mà Yu thường làm. Cách còn lại là tiêm axit hyaluronic mà Mylike cung cấp.
Một số bác sĩ cảnh báo rằng quy trình phẫu thuật này đi kèm với rất nhiều rủi ro. Ảnh: Baidu
Video đang HOT
Wang Jiangyun, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại một bệnh viện thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, cảnh báo rằng phẫu thuật này có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, bệnh cicatrices và tai không đối xứng khi bổ sung thêm sụn. Ngoài ra, những vấn đề nhiễm trùng, dị ứng, cục máu đông và da hoại tử khi sử dụng axit hyaluronic là điều đáng quan tâm mà mọi người nên cân nhắc.
“Tôi dám khẳng định rằng sau cơn sốt tai yêu tinh này, sẽ có một đội quân đi làm đẹp yêu cầu lấy lại đôi tai ban đầu, giống như những người mũi nổi tiếng trên mạng, mắt hai mí kiểu châu Âu… đã từng rất phổ biến”, ông nói.
“Khi thời gian trôi qua, bạn sẽ thấy rằng những thứ thời trang trở nên xấu xí. Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ hơn về điều này”,anh ấy nói thêm.
Bác sĩ Yu Wenlin cho biết sự phổ biến của đôi tai yêu tinh đã khiến ông vô cùng ngạc nhiên. Tuy nhiên, ông đồng ý rằng cơn sốt sẽ nhanh chóng qua đi, vì vậy ông đã từ chối những người yêu cầu cắt các bộ phận của sụn trên tai thật để trông giống hệt yêu tinh trong phim, bởi vì những trường hợp như vậy sẽ không quay lại được nữa.
“Là bác sĩ, chúng tôi phải xem xét bệnh nhân về lâu dài. Nhiều người trẻ quyế định một cách bốc đồng, điều này thật đáng quan ngại”, anh nói.
Thị trường phẫu thuật thẩm mỹ của Trung Quốc đã tăng từ khoảng 64,8 tỷ nhân dân tệ (10,1 tỷ USD) vào năm 2015 lên gần 177 tỷ (27,7 tỷ USD) vào năm 2019, dẫn đầu mức tăng trưởng về phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới. Theo một báo cáo của Deloitte Consulting vào tháng Giêng cho thấy, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành này là 28,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 8,2%.
"Dao kéo" hỏng: Nỗi khổ của bệnh nhân và cái khó của bác sĩ
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng nâng mũi hỏng thì dễ sửa vì chỉ cần tháo silicon ra còn cắt mí mắt đã hỏng thì sửa rất khó. Tuy nhiên, thực tế có đơn giản như vậy?
Phẫu thuật thẩm mỹ ra đời nhằm mục đích kiến tạo vẻ đẹp và chữa tự ti cho những người không may mắn. Bất kì ai tìm đến phương pháp này cũng đều mong muốn mình trở nên xinh đẹp và hoàn hảo hơn phiên bản cũ. Thế nhưng, trên mạng xã hội vẫn thường xuất hiện dày đặc những ca "dao kéo" hỏng khiến không ít người hốt hoảng.
Một số hiện tượng "kêu cứu" thường thấy đó là mũi lệch, vẹo hay co rút sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.
Một số trường hợp bị tụt sống mũi, đầu mũi sưng tấy và thậm chí bị thủng, lòi cả chất liệu độn ra ngoài.
Hay nặng hơn đó chính là hoại tử mũi.
Còn đối với các trường hợp cắt mí mắt, ca lỗi đến cả người không chuyên cũng có thể nhận dạng được đó là tình trạng mắt bên bay bên đậu.
Một số còn "kinh khủng" hơn là không thể đóng được mí mắt.
Bản thân bệnh nhân đã chịu bao đau nhức, khổ sở để lên mạng cầu cứu và sửa sai nhưng về phía bác sĩ tiếp nhận sửa chữa cũng nhận không ít áp lực. Bởi sửa chữa lúc nào cũng khó nhằn hơn gấp nhiều lần việc tạo ra. Hãy cùng ThS.BS. Nguyễn Duy Huân hiện công tác tại Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, BV Việt Nam Cu Ba để hiểu rõ hơn về việc "sửa sai" cho bệnh nhân này.
Như thế nào là phẫu thuật thẩm mỹ mũi và mắt hỏng thưa bác sĩ?
Nâng mũi và cắt mắt thì tỉ lệ hỏng bên nào nhiều hơn và vì sao ạ?
Người ta vẫn thường nói những bộ phận đã cắt đi rồi thì khó mọc lại được. Ví dụ như cắt mắt hay mở góc mắt, một khi đã làm hỏng thì có còn sửa được không?
Chị em giờ đây không còn theo mốt mở góc mắt nữa mà là mở đuôi mắt. Bác sĩ có thể nói chi tiết hơn về liệu pháp thẩm mỹ này?
Sửa mũi hỏng do nâng và mũi bị dị tật bẩm sinh, hở hàm ếch thì kĩ thuật bóc tách và sửa chữa có giống nhau không ạ?
Ca sửa mũi khó nhất mà bác sĩ từng gặp là gì?
Người ta thường nghĩ rằng, bác sĩ là những người có "thần kinh thép", mỗi đường rạch hay khâu chỉ đều rất dứt khoát. Vậy có khi nào gặp những ca khó như vậy, bác sĩ thấy áp lực không?
Bác sĩ có lời khuyên gì đối với chị em phụ nữ?
Trước khi đi đến quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên chọn bác sĩ thực sự có chuyên môn: chứng chỉ hành nghề tối thiểu 18 tháng nhưng càng lâu thì càng tốt. Bên cạnh đó, còn nên dựa vào các ca phẫu thuật thành công của vị bác sĩ đó qua hình ảnh (theo dõi lâu dài), giới thiệu bạn bè hay hình ảnh thật bạn gặp trong cuộc sống.
Bác sĩ phải tư vấn cho bạn từ đầu, trực tiếp mổ và giải thích rõ các nguy cơ có thể gặp, kết quả được đến đâu một cách thật nhất. Thực hiện một ca nâng mũi đơn thuần thì nhiều bác sĩ có thể làm, nhưng sửa được mũi lệch vẹo, dị tật bẩm sinh thì không nhiều bác sĩ. Do đó, chị em đừng nên quá tin vào quảng cáo.
Phẫu thuật thẩm mỹ cho chàng trai 18 tuổi có khuôn mặt 'cụ ông' Ở tuổi 18, Võ Văn Nam đã trải qua 3 cuộc đại phẫu chỉnh sửa gương mặt "cụ ông" nhiều khuyết điểm để thay đổi nhan sắc. Võ Văn Nam sinh ra đã thiếu mẹ, có nhiều khiếm khuyết về ngoại hình như môi lệch, mang gương mặt "ông cụ". Nam sống cùng cha, kinh tế gia đình khó khăn. May mắn, em...