Một nông dân Trung Quốc bị thiêu cháy vì phản đối di dời
Một nông dân ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bị thiêu cháy vì không chịu di dời trong một vụ cưỡng chế của chính quyền địa phương, Guardian ngày 16.9 dẫn báo chí Trung Quốc cho hay.
Nông dân Trung Quốc bị chính quyền địa phương cưỡng chế di dời – Ảnh minh họa: AFP
Xác cháy đen của ông Zhang Yimin, 46 tuổi được tìm thấy ngay tại ngôi nhà cũng bị thiêu rụi ở ngoại ô thành phố Lâm Nghi. Vụ thiêu cháy xảy ra trong ngày cưỡng chế căn nhà của gia đình ông Zhang đang ở hôm 14.9.
Yang Bingen, anh em cột chèo với ông Zhang, nói với tạp chí Caixin được The Guardian dẫn lại cho biết ông thấy hơn 100 “côn đồ” mà ông cho là do chính quyền thuê đến cùng với máy ủi, máy xúc để cưỡng chế ngôi nhà của ông Zhang.
Do ông Zhang không chịu ra khỏi nhà, nhóm côn đồ ném đá, sắt và nhiều chai xăng vào nhà ông Zhang để buộc ông ra. Tuy nhiên, ông Zhang vẫn cố thủ trong nhà. Sau đó, ngôi nhà bốc cháy dữ dội, thiêu ông Zhang bên trong.
Zhang Jihe, một người bà con khác của nạn nhân, nói với Hoàn Cầu Thời báo rằng bọn côn đồ đã khóa cửa và châm lửa thiêu cháy ông Zhang. Tuy nhiên, chính quyền địa phương trong thông cáo nói rằng ông Zhang tự châm lửa đốt nhà mình và tự thiêu. Thông cáo nói ông này đã đi mua 9 lít xăng ở một trạm xăng gần nhà.
“Ngọn lửa là do ông Zhang gây ra. Điều tra ban đầu loại trừ khả năng ngọn lửa do người khác cố tình gây ra. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra”, theo thông cáo được The Guardian dẫn lại.
Tình trạng dùng bạo lực để cưỡng chế người dân di dời xảy ra phổ biến ở vùng nông thôn Trung Quốc. Người dân khi phản đối việc đền bù không thỏa đáng phải đương đầu với những đe dọa, bạo lực từ phía chính quyền. Một luật sư bị chính quyền Lâm Nghi đe dọa và quản chế tại nhà vì ông này phản đối chính sách dùng vũ lực cưỡng chế nông dân.
Bà Pan Jinhui, góa phụ của ông Zhang cho biết bà từng bị tấn công trước khi chồng bà bị thiêu chết vài ngày. “Tám người nhảy ra khỏi xe, túm tóc tôi và lôi vào xe của chúng. Tôi gào thét, kêu cứu nhưng bọn chúng không tha, dọa giết nếu tôi còn dám la”, góa phụ kể lại với tạp chí Caixin khi đề cập đến tình trạng bức hiếp, hành hung người dân của chính quyền địa phương.
Hình ảnh về cái chết thương tâm của ông Zhang với ngôi nhà bị cháy được đưa lên mạng xã hội và nhanh chóng lan truyền khắp nơi trên không gian mạng ở Trung Quốc. Zhang Dezhi, cháu của nạn nhân đang kêu gọi công lý cho người chú của mình.
Minh Quang
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Chuyên gia Nga: Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng 'nói đi đôi với làm'
Ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng "nói đi đôi với làm".
Ngày 20/8/2015, Bắc Triều Tiên đã tiến hành pháo kích vào phía Tây khu vực phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên với mục đích, theo dự đoán, nhằm vào các loa tuyên truyền mà Seoul dùng kích động chống Bình Nhưỡng.
Sau đó không lâu, Hàn Quốc cũng phóng về phía Bắc Triều Tiên hàng chục phát đạn pháo 155 mm để đáp trả.
Theo các phương tiện truyền thông, Bắc Triều Tiên pháo kích Hàn Quốc bằng các hệ thống hỏa lực bắn loạt. Mình minh hoạ một cuộc diễn tập pháo binh của Bình Nhưỡng.
Hiện nay, thông tin về thương vong và thiệt hại của hai miền vẫn chưa được công bố, tuy nhiên Chính quyền Hàn Quốc đã ra lệnh sơ tán người dân khỏi khu vực này.
Nguyên nhân leo thang xung đột
Trong thời gian gần đây, Seoul nhiều lần tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên và sẵn sàng đáp trả bằng quân sự. Mặc dù, chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên đã kết thúc bởi lệnh đình chiến, tuy nhiên, thực tế cho đến nay hai miền Triều Tiên vẫn ở trong trạng thái chiến tranh.
Khu vực biên giới giữa hai miền Triều Tiên luôn là điểm khơi mào xung đột
Ngày 4/8 vừa qua, 2 quân nhân Hàn Quốc bị thương nặng trong một vụ nổ tại khu vực phi quân sự đóng vai trò là biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Sự việc xảy ra tại huyện nchhon, tỉnh Gyeonggi trong thời gian tuần tra thông thường. Cả hai quân nhân sau đó đã được đưa đến bệnh viện quân y điều trị, tuy nhiên, hậu quả của vụ nổ đã làm một trong hai quân nhân bị cụt chân.
Theo kết quả điều tra từ phía Hàn Quốc, cả ba quả mìn đã nổ đều do Bắc Triều Tiên sản xuất và được rải trên tuyến đường tuần tra của quân nhân Hàn Quốc chưa lâu.
Do đó, ngày 10/8 Seoul bắt đầu khôi phục các hoạt động tuyên truyền nhằm vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau sự cố xảy ra với hai quân nhân Hàn Quốc vừa qua.
Tiềm lực quân sự của hai miền Triều Tiên
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quân số của các lực lượng vũ trang Hàn Quốc là 630.000 người, số quân dự bị 2.970.000 người. Ngoài ra, tại Hàn Quốc còn có 28.500 lính Mỹ đồn trú.
Hàn Quốc có hơn 2.380 xe tăng (1, 11, 2 sản xuất trong nước và 35 xe tăng T-80U của Nga), 2.660 xe thiết giáp, 1.412 máy bay (trong đó có cả các biến thể hiện đại máy bay tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ).
Binh lính Hàn Quốc đang ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất
Hải quân có khoảng 70.000 người, gồm cả Lực lượng Thủy quân Lục chiến. Hải quân được biên chế 16 chiến hạm, gồm 12 tàu khu trục (3 trong số đó là lớp King Sejong, tương tự tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Mỹ), 10 chiến hạm, 12 tàu ngầm và 21 tàu hộ tống.
Quân số của Quân đội Bắc Triều Tiên từ 690.000 (theo số liệu của GlobalFirepower) đến 1.190.000 người (theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế).
Ngoài ra, Không quân Bắc Triều Tiên có 34 máy bay tấn công Su-25 và 35 máy bay tiêm kích MIG-29, khoảng 24 trực thăng Mi-24.)Quân đội Bắc Triều Tiên được biên chế 4.200 xe tăng (chủ yếu là T-55 và T-62M do Liên Xô sản xuất và xe tăng Type 59 của Trung Quốc, cũng như các biến thể trong nước của các xe tăng Liên Xô "Songun-915" và "Chonmaho"), 4.100 xe thiết giáp, 940 máy bay và trực thăng (chủ yếu là các máy bay tiêm kích do Liên Xô hoặc Trung Quốc sản xuất như MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, MiG-29.
Quân số của Hải quân Bắc Triều Tiên khoảng 60.000 người, được trang bị 3 chiến hạm, khoảng 50 tàu ngầm, hơn 500 tàu thuyền cỡ nhỏ.
Động thái của các bên
Ngay sau khi kết thúc cuộc họp khẩn tại Văn phòng tổng thống với các quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye đã lệnh cho quân đội sẵn sàng giáng trả Triều Tiên đồng thời duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo các nhà hoạch định kinh tế và tài chính hàng đầu nước này sẽ nhóm họp vào sáng 21/8 để thảo luận về những tác động đối với nền kinh tế và các thị trường từ vụ đấu pháo vừa qua với Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên triệu tập cuộc họp khẩn của Ủy ban Quân sự Trung ương và trong một thông cáo mới nhất do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố vào chiều 20/8, Quân đội Bắc Triều Tiên đã chuyển một thông điệp cảnh báo, trong đó coi chiến dịch tuyên truyền của Seoul là một thách thức nghiêm trọng với Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp quân sự nếu phía Hàn Quốc không cho ngừng các chương trình phát thanh chống Bình Nhưỡng và dẹp bỏ mọi thiết bị trong vòng 48 giờ đồng hồ, kể từ 17 giờ chiều ngày 20/8.
Phản ứng của dư luận quốc tế
Nga là quốc gia đầu tiên có động thái phản ứng trước cuộc không kích pháo giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Hãng tin TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/8 cho biết, Moscow hết sức quan ngại trước sự leo thăng căng thẳng mới giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: "Chúng tôi (Nga) không nghiêng về bên nào, nhưng xu hướng leo thang tình hình chung trên bán đảo Triều Tiên hiện nay không thể không bày tỏ quan ngại và Nga sẽ tiếp tục theo dõi tình hình. Chúng tôi hy vọng, hai bên sẽ không tiếp tục khiêu khích gây nên những hành động nguy hiểm".
Đánh giá của chuyên gia về khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn
Trả lời phỏng vấn phóng viên báo "Sự thật" (Nga), ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng chuyển từ lời nói đến hành động (nói đi đôi với làm).
Tuy nhiên, thực tế tại Hàn Quốc có 28.000 lính Mỹ đồn trú, do vậy không có cơ sở khẳng định rằng, Bắc Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc.
Theo ông Alexander Zhebin, trong giai đoạn hiện nay, dù trong bất kỳ trường hợp nào khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn giữa Bình Nhưỡng và Seoul khó có thể xảy ra.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc lập kế hoạch lớn di dời cơ quan hành chính Bắc Kinh Kế hoạch đầy tham vọng tạo ra một cụm đô thị vệ tinh với diện tích đủ lớn cho dân số khoảng 130 triệu người, nhằm chuyển các cơ quan hành chính Bắc Kinh ra đó. Nó cho thấy rõ quyết tâm của ông Tập Cận Bình tạo ra hình mẫu đô thị mới. Tuyết rơi ở Tử Cấm Thành hồi tháng 1....