Một người thầy, một hướng đi
Thầy có thể khiến người ta ngồi lặng đi rơi lệ, nhưng rồi cũng lại bật cười ngả nghiêng sau đó ít phút với các câu chuyện, dẫn dắt tình huống để truyền thông điệp của thầy.
Ảnh minh họa/INT
Mắt thầy Tuệ Tâm chăm chú nhìn lên tấm hình nhà bác học Einstein trên tường với cái lưỡi đang lè ra và dòng chữ “Mục tiêu của giáo dục là huấn luyện những cá nhân có tư duy và hành động độc lập, cùng nhìn nhận thấy rằng phụng sự cho cộng đồng chính là điều cao cả nhất trong cuộc đời mỗi con người”, trong lúc tai ông nghe Phượng – Giám đốc điều hành Học viện Hoa Xuyến Chi trình bày thiết kế một bài giảng kỹ năng sống mới.
Dạo này, nhiều cơ quan, doanh nghiệp các nơi tới tấp gọi điện đến học viện, mời thầy Tuệ Tâm về giảng dạy tại cơ sở của họ, giúp nhân viên của họ phát triển bản thân, nâng cao chất lượng làm việc, chất lượng sống và biết cống hiến cho tập thể, xây dựng cộng đồng một cách tự nguyện. Lịch giảng dạy của thầy Tuệ Tâm kín đặc. Giờ giảng nào của thầy cũng rất sôi động, hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Thầy có thể khiến người ta ngồi lặng đi rơi lệ, nhưng rồi cũng lại bật cười ngả nghiêng sau đó ít phút với các câu chuyện, dẫn dắt tình huống để truyền thông điệp của thầy. Các học viên không chỉ ngồi yên một chỗ lắng nghe từ đầu đến cuối, mà có lúc chia thành từng tổ thảo luận sôi nổi, có lúc hào hứng cùng nhau tham gia trò chơi.
Như một người có phép thần, thầy Tuệ Tâm điều khiển được nguồn năng lượng lớn trào sôi trong lớp học, khiến cho các học viên trở nên sung sức hơn bao giờ hết, và tin tưởng mạnh mẽ rằng họ có thể đủ năng lực dời non lấp bể.
Giám đốc Phượng khá lo lắng cho sức khỏe thầy Tuệ Tâm. Chị cũng đứng lớp cùng thầy, cũng trào sôi năng lượng, nhưng chỉ qua được 4 tiếng đồng hồ là oải. Trong khi đó, có ngày thầy Tuệ Tâm đứng lớp cả 8 tiếng, hôm sau lại như thế, mà thầy vẫn sục sôi như ở trong thầy có nguồn năng lượng càng dùng càng trào ra vậy.
Phượng thiết kế lại bài giảng, với các phần Khởi động, Thông điệp, Trò chơi, Phản hồi, Kết luận. Thầy Tuệ Tâm sẽ chỉ xuất hiện ở hai phần: Thông điệp và Kết luận. Các phần còn lại do các thầy cô giáo và trợ giảng trong học viện Hoa Xuyến Chi đảm nhiệm.
Lập tức tuyển thêm những giáo viên, diễn giả truyền động lực, huấn luyện viên mới – Thầy Tuệ Tâm đáp sau khi nghe Phượng trình bày – Chuẩn bị nội dung và xuất bản các bộ sách dạy kỹ năng sống, sản xuất chương trình dạy trực tuyến phát trên Youtube.
Phượng ngẩn người ra sau khi nghe thầy nói vậy. Để thực hiện được mỗi ý trong câu nói đó, cần cả chục người làm suốt năm. Nhưng chị biết tính thầy, đã phát ra lệnh thì cứ y đó mà thực hiện. Chỉ tiếc rằng, do cơn sốt học kỹ năng sống trong xã hội, mà nhiều giáo viên của Hoa Xuyến Chi đã xin rời học viện để thành lập trung tâm dạy kỹ năng sống của chính họ.
Có học viên mới đến xin theo thầy Tuệ Tâm để học, đã nói rõ mục đích, rằng anh ta muốn học nghề đi dạy của thầy, học xong sẽ về mở cơ sở đào tạo riêng. Thầy Tuệ Tâm không từ chối ai cả, thầy nhận họ, truyền giảng hết những gì thầy biết. Bởi với thầy, kiến thức chỉ có ý nghĩa khi được cho đi.
Thầy cũng không ngại rằng, những học trò của thầy sau này mở trung tâm đào tạo kỹ năng sống là sẽ cạnh tranh trực tiếp với thầy. Thầy chỉ cười mà rằng, cạnh tranh là chuyện đương nhiên, chính ta còn cạnh tranh với ta hàng ngày cơ mà.
Video đang HOT
Chỉ có điều may mắn là thầy Tuệ Tâm không kén chọn nhân sự giống như mọi nơi khác. Bất cứ ai muốn đến xin học làm trợ lý, giảng viên, huấn luyện viên của học viện Hoa Xuyến Chi, thầy cũng nhận ngay không cần tính toán so đo. Dường như trong con mắt đặc biệt thấu suốt của thầy, thì thầy nhìn ai cũng thấy có tài riêng.
Chính trường hợp của Phượng đây cũng là một minh chứng. Phượng được một người quen giới thiệu đến gặp thầy Tuệ Tâm, và quá đỗi ngạc nhiên khi thầy không cần nghe chị trình bày nhiều. Thầy chỉ đơn giản bảo:
Sáng mai cô đến Học viện Hoa Xuyến Chi làm việc luôn. Chúng tôi trả lương cô cao gấp 3 lần chỗ cũ.
Con cảm ơn thầy ạ. Nhưng xin thầy cho con một tuần để thu xếp nghỉ việc chỗ cũ – Phượng mừng quýnh, nói líu ríu.
Thu xếp nghỉ việc mà cũng phải mất một tuần? – Thầy nhướng cặp mắt tròn nhỏ nhìn Phượng. – Chỉ cần hai tiếng là xong. Rút ngắn quy trình đi, đời ngắn lắm.
Thầy Tuệ Tâm có kiểu tuyển người nhanh như chớp vậy. Và hình như chỉ với một cái liếc nhìn, thầy đã biết sẽ giao việc gì cho người đó làm là tốt nhất.
Quá trình tiến thân của Phượng ở học viện cũng nhanh không kịp nghĩ. Học việc vỏn vẹn một tuần, chị trở thành trợ lý cho thầy. Ba tháng sau, chị được làm trợ giảng. Sáu tháng sau, chị thành giảng viên.
Trong quá trình đó, thầy liên tục tạm ứng lời khen, động viên, truyền lửa để chị vượt ra mọi khuôn khổ suy nghĩ thông thường, tin vào năng lực của bản thân, tự tin đứng trước cả ngàn người để diễn thuyết.
Sau hai năm, chị đã được một số tờ báo Thủ đô ưu ái tặng cho danh hiệu một trong những nữ diễn giả hàng đầu Việt Nam. Tấm gương vượt khó cấp tốc của chị cũng được truyền thông nhắc đến.
Trong đời sống riêng, chị cũng đã lấy chồng, có một con nhỏ 6 tháng tuổi, mua trả góp một căn nhà nhỏ trong ngõ tại thủ đô. Chị đã thực sự đổi đời mà lắm lúc vẫn tưởng mình đang sống trong mơ.
Tiểu học đã ngụy thành tích, 2 bậc trung học chữa làm sao?
Xóa bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay cần thay đổi tư duy người lãnh đạo, và bậc học được làm nghiêm nhất chính là bậc tiểu học hiện nay.
Thầy Lê.Q. (đề nghị không nêu tên) là một Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông tại tỉnh Kiên Giang, người thầy luôn được đồng nghiệp đánh giá có năng lực chuyên môn tốt, có nhân cách sống gương mẫu, được phụ huynh và học sinh yêu quý vì cái tâm trong sáng, sự nhiệt huyết tận tâm với học trò.
Cần xóa bỏ căn bệnh thành tích từ bậc học đầu tiên (Ảnh minh họa, nguồn: Báo Nhà báo và Công luận)
Nói về căn bệnh ngụy thành tích trong giáo dục hiện nay, căn bệnh trầm kha khó chữa, thầy Lê.Q. cho rằng: "Chính vì bệnh ngụy thành tích ở cấp 1, cấp 2 nên lên cấp 3 kiến thức học sinh bị hỏng nhiều.
Và cấp 3, chúng tôi có cố gắng, nỗ lực thế nào cũng khó mà kéo được con tàu nặng nề ấy. Không thể bù đắp kịp kiến thức cho học sinh, không thể lấp đầy những kiến thức thiếu hụt, vì vậy sẽ xảy ra tình trạng học sinh cũng ngồi nhầm lớp."
Bệnh ngụy thành tích ở bậc tiểu học là nguy hại nhất
Giáo dục tiểu học được gọi là bậc học nền tảng, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Bậc học luôn được ví như gốc rễ của cây.
Vì thế, gốc rễ mạnh khỏe, bền chặt, thân cây sẽ phát triển vững chắc và tươi tốt. Ngược lại, gốc rễ mà mục ruỗng, bệnh tật thì thân cây chỉ èo uột, khẳng khiu.
Tuy thế điều đáng buồn nhất hiện nay, bậc học bị căn bệnh ngụy thành tích ngự trị nhiều nhất có thể nói chính là bậc tiểu học. Vì thành tích, học sinh mất dần quyền được ở lại lớp.
Không ít học sinh đọc viết yếu, thậm chí không biết đọc, làm những phép toán cộng trừ cơ bản cũng sai mà vẫn được lùa lên lớp. Điển hình như nhiều trường hợp học sinh lên đến lớp 6 nhưng vẫn không biết chữ đã được báo chí phanh phui trong thời gian vừa qua.
Sản phẩm lỗi của bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở cũng buộc phải lùa lên
Kiến thức tiểu học không nắm được, sao có thể học tiếp bậc trung học cơ sở? Một số trường trung học điểm mà tôi từng biết, đầu năm khảo sát học sinh lớp 6 đã có kết quả bất ngờ khi có tới 70% học sinh dưới điểm trung bình 2 môn Toán và Ngữ văn.
Thử hỏi, giáo viên phải dạy thế nào để vực dạy 2/3 số lượng học sinh yếu kém cán mức trung bình? Nếu dạy thật, kiểm tra thật, thi thật sẽ thế nào? Chắc chắn rằng sẽ không thể ít hơn vài chục phần trăm học sinh vẫn yếu kém.
Bởi những học sinh không biết đọc hay đọc ê a, những em không làm nổi 4 phép cộng, trừ, nhân, chia cơ bản thì sao có thể tiếp thu được kiến thức của lớp lớn hơn? Và dù không muốn, học sinh vẫn phải được mỗi năm lên một lớp.
Bậc trung học phổ thông là nơi gánh trọn hậu quả của bệnh thành tích
Nhiều trường trung học phổ thông tuyển sinh vào 10 chỉ với điểm chuẩn 6 hoặc 7 điểm sau khi đã nhân hệ số [(Toán x 2) (Văn x2) Anh văn điểm ưu tiên]. Có nghĩa là, 3 môn thi chỉ cần 0.75 điểm đã đỗ.
Thử hỏi chất lượng học sinh bết bát như thế, giáo viên bậc trung học dù cố gắng có dạy nổi không? Dù dạy không nổi nhưng học sinh vẫn không được cho ở lại lớp thì chỉ còn cách "nhắm mắt" lùa lên.
Và giáo viên lớp trên tiếp tục phải chịu đựng chất lượng của lớp dưới mà chúng tôi quen gọi là "cái nợ đồng lần".
Bí quyết để nâng chất lượng học tập của học sinh
Thực tế thì thầy cô có giỏi bao nhiêu, có tận tâm, tận lực đến thế nào cũng khó biến một học sinh học yếu, kém căn bản trở nên khá giỏi (trừ học sinh yếu, kém do ham chơi, do gia đình có biến cố mà học hành sa sút tại thời điểm đó).
Nhưng không thể lấy lý do, học yếu để cho ở lại lớp. Vì thế, nhà trường và giáo viên phải trở thành "liên minh" thay đổi chất lượng giáo dục bằng cách:
Thứ nhất , nhà trường tổ chức dạy thêm đại trà vừa tăng thu nhập cho giáo viên, vừa nâng chất lượng cho học sinh.
Thứ hai , giáo viên tăng cường dạy thêm ở nhà để cải thiện điểm số 15 phút, 1 tiết cho học sinh bằng cách những đề kiểm tra 15 phút hay 1 tiết đều cho các em học qua.
Thứ ba , phía nhà trường, hạ mức yêu cầu của đề thi, đề kiểm tra để học sinh đạt điểm khá giỏi nhiều, hạn chế thấp nhất điểm yếu kém.
Thứ tư , giáo viên phải thấm nhuần lời giáo huấn từ cấp trên như việc chất lượng học sinh sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cả trường. Bởi thế, giáo viên không dám cho học sinh điểm thấp và nới tay ban phát khá nhiều điểm khá, giỏi.
Thứ năm , đưa chỉ tiêu thi đua cột vào thành tích của thầy cô. Vì vậy, dù có muốn cũng chẳng nhiều giáo viên dám đánh giá học sinh bằng chất lượng thật.
Ví như kiểm tra miệng lần 1 không thuộc cho cơ hội lần 2, lần 2 không thuộc sẽ cho khất lần 3 và đến khi vẫn không thuộc chính thầy cô buộc phải cấy, xạ điểm vào.
Xóa bỏ căn bệnh ngụy thành tích trong giáo dục hiện nay là việc làm cấp bách của ngành giáo dục dù khó nhưng không thể không làm được.
Đầu tiên, cần thay đổi tư duy người lãnh đạo, và bậc học được làm nghiêm nhất chính là bậc tiểu học. Cây có vững thì cành lá mới tươi tốt. Học sinh học tiểu học mà nắm vững kiến thức thì bậc học nào cũng sẽ học tốt thôi.
Đánh giá giáo viên đừng đếm học sinh giỏi, dự giờ "biểu diễn" Khi phụ huynh thấy sự thay đổi của con em mình như thế nào về trình độ, văn hóa, đạo đức, chính họ gửi thông điệp đó đến thầy cô giáo, qua đó nhà trường đánh giá. Người thầy phải sống được bằng chính thu nhập của nghề giáo Ngày 6/5 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với...