Một ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng dồi dào, mức lương rất cao, càng về sau càng triển vọng: vài chục năm nữa cũng không lo thất nghiệp
Mức lương của ngành này chỉ tóm gọn trong ba từ: Đáng mơ ước.
Ngoài sở thích, năng lực, trước ngưỡng cửa đại học, việc lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm hay học gì lương cao là điều cần cân nhắc. Bởi có rất nhiều những ngành nghề hiện nay đang rất hot, rất “khát” nhân lực song cũng có nhiều nghề kiếm việc rất vất vả.
Một trong những ngành lương cao, cơ hội dồi dào chính là Kỹ thuật Robot. Thạc sĩ Đỗ Lê Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama, trong buổi chia sẻ Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên với chủ đề Chọn ngành học “hot” trong bối cảnh mới cho rằng, chuỗi cung ứng nhân lực cho các nhà máy bị đứt gãy do dịch bệnh, nên hiện nay nhu cầu của doanh nghiệp lựa chọn các ngành nghề về kỹ thuật rất nhiều. Đặc biệt ngành Tự động hóa và Kỹ thuật Robot, không chỉ là những ngành phát triển trong tương lai mà hiện nay cũng đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao.
Học gì lương cao? Ngành Kỹ thuật Robot có thể là một lựa chọn bạn nên cân nhắc.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), tính đến năm 2030, khoảng 146.000 nghề mới sẽ ra đời, liên quan đến kiến trúc và kỹ thuật vũ trụ, bao gồm các ngành về robot. Người máy xuất hiện ở nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, xây dựng, kinh doanh, thám hiểm đại dương hay vũ trụ.
Kỹ thuật Robot là một ngành đào tạo mang tính liên ngành cao, là sự kết hợp giữa các ngành cơ khí chính xác, tự động hóa, Kỹ thuật điện, điện tử, trí tuệ nhân tạo… Kỹ sư ngành Kỹ thuật Robot được đào tạo về Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển, Kỹ thuật điện, điện tử, truyền thông, xây dựng phần mềm, ghép nối phần cứng, và tích hợp phần cứng-phần mềm để thiết kế, chế tạo và vận hành Robot.
Với những nhà máy thông minh, các doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện và nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, có thể nói robotics là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0. Trong 20 năm tới, tại Việt Nam, tầm quan trọng của robot sẽ ngày càng trở nên lớn hơn đối với sự phát triển của con người.
Cơ hội việc làm rất lớn
Hiện nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn đang có nhu cầu về kỹ sư tự động hóa và robot đóng vai trò chủ đạo. Những vị trí công tác người học ngành Kỹ thuật Robot có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.
Nhóm 1: Kĩ sư kĩ thuật, thiết kế, quản lý nhóm, dự án: Có năng lực làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, các tổ chức, doanh nghiệp, khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực: Robot, Điều khiển và Tự động hóa, Điện, Điện tử – Truyền thông, Công nghệ thông tin.
Nhóm 2: Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn, doanh nghiệp, các Bộ và Sở, ban, ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: Tư vấn sản phẩm công nghệ, thiết kế phát triển các sản phẩm mẫu…, có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến robot, điều khiển và tự động hóa; trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên, nhà quản lý.
Video đang HOT
Học gì lương cao? – Kỹ thuật Robot là ngành nên tham khảo. Ảnh minh họa.
Mức lương ngành Kỹ thuật Robot từ cao đến rất cao
Mức lương của việc làm liên quan đến chế tạo, lập trình Robot được đánh giá cao. Thậm chí, nhiều sinh viên học năm thứ 3 các chuyên ngành cơ khí, thiết kế chế tạo máy, cơ điện, tự động hóa cũng được “đặt hàng” tuyển dụng. Tùy theo từng vị trí và kinh nghiệm, khả năng mà mức lương của kỹ sư ngành Robot và AI được trả khác nhau.
Mức lương của kỹ sư nghiên cứu Robot mới ra trường, chưa có kinh nghiệm khoảng trên 10 triệu/ tháng, có kinh nghiệm lên tới 30 – 45 triệu đồng/tháng.
Dù rất cần và thiếu, thị trường chỉ cần những lao động thực sự có kỹ năng tốt, kiến thức am hiểu. Có những người học xong không ai tuyển, nhưng có những người chưa học ra đã được tuyển, được săn đón. Học gì lương cao hay học gì để ra trường có việc, vấn đề còn ở năng lực của người học, lỗi không phải ở cái ngành. Vì vậy, có công việc tốt với mức lương sau khi ra trường ra sao phụ thuộc năng lực, thái độ học tập và những kỹ năng mà mỗi sinh viên tích lũy được.
Theo học ngành Robot, bạn không cần phải giỏi Toán, không cần phải IQ cao. Thay vào đó, cách đơn giản nhất để trở thành một lập trình viên giỏi là không ngừng thực hành, hình thành và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Học ngành Kỹ thuật Robot ở đâu?
Một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật Robot như:
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ điện tử – chuyên ngành Kỹ thuật Robot ở hệ đại học chính quy chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh với điểm chuẩn năm 2021 26,75 điểm.
Trường Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội xét tuyển ngành Kỹ thuật Robot với điểm chuẩn năm 2021 là 27,65 điểm.
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM xét tuyển ngành Robot & trí tuệ nhân tạo với điểm trúng tuyển năm 2021 là từ 26.5 điểm đến 27 điểm tùy tổ hợp.
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) xét tuyển ngành Robot & trí tuệ nhân tạo với điểm trúng tuyển năm 2021 là 21 điểm.
Sức hút từ chương trình đào tạo song ngành
Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế cùng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nhiều trường ĐH đã chủ động đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng thông qua các chương trình song ngành.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một giờ thực hành.
Hai năm trở lại đây, nhiều thí sinh đã mạnh dạn theo đuổi các chương trình này vì thấy được nhiều lợi ích.
Nhiều trường xây dựng chương trình đào tạo song ngành
Xu hướng đào tạo song ngành được không ít trường đại học sớm triển khai với nhiều ưu điểm và lợi thế dành cho người học. ĐHQG TPHCM là đơn vị triển khai sớm chương trình đào tạo song bằng khi cho phép sinh viên có thể học song song 2 ngành tại 2 trường trong cùng hệ thống.
Theo đó, ngành thứ nhất là chương trình mà sinh viên trúng tuyển, nhập học. Nếu sinh viên có nhu cầu, đảm bảo các điều kiện và được cơ sở đào tạo xét tuyển theo quy định sẽ được đăng ký học thêm ngành thứ hai tại các trường trong hệ thống của ĐHQG TPHCM, để được nhận 2 bằng ĐH sau khi tốt nghiệp.
"Sinh viên đăng ký học song ngành phải theo học ĐH hệ chính quy tập trung tại ĐHQG TPHCM, không áp dụng với chương trình đào tạo liên kết trong nước và nước ngoài. Riêng với UEL ngoài các chương trình liên ngành, song ngành nội bộ, từ năm 2021, nhà trường đã triển khai việc tiếp nhận sinh viên có nhu cầu học và nhận bằng thứ 2 từ các trường thành viên trong khối ở 3 ngành gồm Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh và Luật kinh tế", ThS An nói.
ThS Nguyễn Hải Trường An - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế - Luật (UEL) - cho biết: Chương trình song ngành của ĐHQG TPHCM gồm 2 phần, ngành thứ nhất có khối lượng kiến thức theo quy định của khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ngành thứ hai tối thiểu 30 tín chỉ, tối đa 80 tín chỉ, tổng khối lượng kiến thức gồm các tín chỉ trùng nhau và được công nhận tương đương giữa hai chương trình phù hợp với quy định hiện hành.
Không chỉ ĐHQG TPHCM còn có nhiều trường trong và ngoài công lập triển khai đào tạo chương trình song ngành theo hướng nội bộ. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) có tới 29 chương trình, Trường ĐH Hoa Sen có 11 chương trình, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có tới 15 ngành có đào tạo song ngành. Ở Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 5 ngành triển khai đào tạo song ngành gồm: Du lịch số, Kinh tế số, Công nghệ tài chính, Tin sinh học, Quản trị công nghệ sinh học đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành và song ngành. Ở khối công lập, ĐH Kinh tế TPHCM cũng triển khai đào tạo 4 chương trình, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM có 3 chương trình đào tạo chính quy quốc tế song bằng.
Công tác tư vấn ngành nghề có vai trò rất quan trọng trong định hướng nghề nghiệp, học tập của sinh viên.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, sức hút của các chương trình trên là người học chủ động học thêm ngành mà mình yêu thích khi đủ điều kiện (điểm học tập, quy định của trường, điểm tiếng Anh). Mặt khác, các chương trình đào tạo song bằng, song ngành đều có hỗ trợ về học phí, tổ hợp xét tuyển được mở rộng hơn. Đặc biệt, việc kết hợp đa dạng khối ngành trong đào tạo, cùng phương thức tuyển sinh, xét tuyển linh hoạt khiến thí sinh dễ dàng chọn lựa.
Ngoài các chương trình song bằng như trên, hiện khá nhiều trường còn triển khai chương trình đào tạo song bằng (bằng đôi) thông qua chương trình liên kết đào tạo với các trường nước ngoài. Sinh viên theo học chương trình này sẽ học 3 năm tại Việt Nam và học chuyển tiếp năm thứ 4 tại trường đối tác và nhận 2 bằng đại học (1 tại Việt Nam, 1 bằng quốc tế) chuyên ngành, khối ngành mà mình chọn học.
Học sinh THPT nghe tư vấn các chương trình đào tạo từ một chuyên gia tuyển sinh.
Gia tăng cơ hội việc làm cho người học
Theo GS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH), các chương trình song bằng có nhiều ưu điểm. Người học được nhận hai bằng cử nhân riêng biệt trong khoảng thời gian học tập chỉ từ 4,5 đến tối đa 5 năm dành cho hệ chính quy tập trung.
Các môn học tự chọn và có tính giao thoa của hai ngành được tăng cường để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức có tính hệ thống trong quá trình học tập, đồng thời đảm bảo đủ số tín chỉ bắt buộc của mỗi ngành đào tạo theo quy định. Quan trọng hơn, việc học song ngành sẽ gia tăng cơ hội việc làm cho người học.
"Để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong bối cảnh mới, thời gian qua, UEH đã chuẩn bị các yếu tố nền tảng cho sinh viên, trong đó có thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo hướng đa ngành mang tính chất liên ngành, mục đích trang bị cho người học cách nhìn tổng quan.
Nếu người học không có cách nhìn rộng thì sức sáng tạo sẽ hạn chế, nên chương trình đào tạo cần phát triển theo hướng đa ngành và liên ngành. Để mở được song ngành, chúng tôi phải tính toán sao cho tối ưu hóa giúp sinh viên tiết kiệm về thời gian, kinh tế, cũng như mở rộng cơ hội việc làm", GS Thành nói.
TS Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - cho rằng: Phát triển và mở rộng đào tạo theo hướng xuyên ngành, song ngành là xu hướng không thể khác. Vì vậy, việc phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên/xuyên ngành, song ngành nằm trong chiến lược đào tạo giai đoạn 2020 - 2025 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
"Việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình này không chỉ phục vụ theo nhu cầu của xã hội, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên chọn lựa ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tăng cơ hội chọn lựa việc làm sau khi ra trường", TS Ái Cầm chia sẻ.
Là người chọn lựa học thêm bằng công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ Thông tin từ cuối năm 2, theo sinh viên Hồ Tấn Phước Minh - Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM), học thêm một ngành khi vẫn đang theo đuổi ngành học mình yêu thích (Luật) tuy có vất vả nhưng cần thiết.
"Em tham khảo rất kỹ các chương trình đào tạo song ngành nên mới đăng ký học thêm ngành 2 để bổ trợ thêm cho mình kiến thức và kỹ năng hành nghề sau này. Thực tế, với khối lượng chương trình đào tạo được thiết kế, cùng số tín chỉ đào tạo ở mức phù hợp, nếu biết sắp xếp và điều chỉnh thời gian, việc nhận hai bằng cùng lúc ở hai trường em thấy không quá khó khăn. Cơ hội việc làm tất nhiên sẽ rộng mở hơn với người có 2 bằng đại học khi lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn được trang bị tốt và đầy đủ hơn", Phước Minh nói.
Một trong những vấn đề sinh viên có thể gặp phải trong quá trình học song bằng là lượng kiến thức khá lớn. Khối lượng kiến thức sẽ phải học khá nặng, khoảng 80 tín chỉ mà thời hạn ra trường lại không thêm. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Thị Bích Hà - Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM) - nhìn nhận: Học hai chương trình đào tạo là thách thức, nhưng việc học song ngành sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc sở hữu hai tấm bằng cử nhân với hai chuyên môn khác nhau sẽ là điều kiện mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19 Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động. Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh. Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ...