Một miếng bánh trung thu tương đương 15 phút chạy bộ
Một phần năm chiếc bánh trung thu cho khoảng 120 kcal, tương đương năng lượng tiêu hao khi lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết hiện nay có rất nhiều bánh trung thu không ghi nhãn cụ thể về các chất sinh năng lượng.
Bánh trung thu có nhiều loại, nhiều trọng lượng 120 g, 150 g, 180 g, 210 g, 230 g, nhiều vị. Chúng đều có điểm chung là chứa nhiều năng lượng, chủ yếu từ chất bột đường và chất béo.
Cụ thể, trong 25 g bánh (tương tương 1/5-1/10 bánh) chứa 95-122 kcal, bao gồm 10-13 g chất bột đường và 4,3-7,7 g chất béo. Như vậy, một chiếc bánh trung thu 180 g cung cấp từ 500 đến 700 calo, tùy theo loại bánh và thành phần. Một số loại bánh thập cẩm có thể chứa gần 1.000 calo.
Video đang HOT
“Muốn tiêu hao hết năng lượng của 1/5-1/10 chiếc bánh trung thu đó, bạn cần nhảy 15 phút, hoặc lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút hoặc làm việc nhà 30 phút”, bác sĩ Hưng nói.
Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn do thành phần của bánh trung thu là carbohydrate dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Cách ăn bánh trung thu hạn chế béo và không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, là nên ăn bánh với “tinh thần thưởng thức trung thu”. Mỗi lần ăn chỉ một phần nhỏ, một phần tư hoặc phần tám, hoặc sử dụng bánh cho người ăn kiêng.
Không nên ăn bánh trung thu khi đói, bởi đó là lúc cơ thể có khả năng ăn nhiều hơn so với bình thường. Ăn vô tội vạ sẽ khiến cân nặng tăng nhanh.
Không nên ăn bánh trung thu vào buổi tối. Buổi tối, cơ thể vận động ít, khả năng tiêu hao năng lượng thấp hơn ban ngày. Nếu ăn, khả năng chúng tích tụ lại thành mỡ thừa rất cao.
Cách tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và thưởng thức vào từng thời điểm trong ngày. Khi ăn, cần cân nhắc tổng thể năng lượng, thành phần dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Từ đó điều chỉnh lượng thức ăn khác trong ngày. Ngoài ra, kết hợp tập luyện để tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể.
Ăn thế nào để phòng dịch Covid-19?
Theo chuyên gia, trong mùa dịch Covid-19 hiện nay, người dân cần tuân thủ ăn đầy đủ năng lượng cho từng độ tuổi khác nhau.
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên kết hợp với tăng cường thể lực thông qua các bữa ăn hàng ngày là những biện pháp đơn giản mà bất cứ ai cũng thực hiện được để góp phần chống dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã tư vấn các người dân việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, chú trọng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, lời khuyên đầu tiên về dinh dưỡng là ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay mọi người cần tuân thủ việc ăn đầy đủ năng lượng cho từng độ tuổi khác nhau sẽ có mức năng lượng khác nhau. Bởi vì đủ năng lượng thì cơ thể mới có thể chống đỡ bệnh tật hoặc các yếu tố gây bệnh tấn công.
"Chúng ta phải ăn cân đối cả những chất đạm, chất béo, chất bột đường, với các tỉ lệ thích hợp cho từng độ tuổi. Đặc biệt là phải quan tâm đến chất đạm, vì chất đạm là nguyên liệu tạo nên kháng thể, giúp tăng sức đề kháng. Chúng ta cần kết hợp các nguồn gốc chất đạm, dầu từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hay là chất đạm từ thực vật như đậu, đỗ...", BS Hưng nhấn mạnh.
Nạp đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể từ 3 chất nguồn sinh nhiệt là đạm, chất béo, chất bột đường, trong thực đơn hàng ngày cũng không thể bỏ quên nguồn cung các vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt trong đó, các vitamin đã chứng minh được vai trò tăng cường miễn dịch, chống nguy cơ viêm nhiễm (vitamin A, vitamin C, vitamin E, Selen, kẽm, sắt).
BS Hưng cũng lưu ý vấn đề dinh dưỡng với người cao tuổi để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, với người cao tuổi, cơ quan tiêu hóa bị suy giảm theo tuổi tác, rồi sự tiết nước bọt cũng kém hơn. Do vậy, người cao tuổi cần chia nhỏ bữa ăn, nếu họ ăn không đủ trong các bữa lớn, đồng thời phải lưu ý uống đủ nước với người cao tuổi.
"Ngoài ra, người cao tuổi còn kèm các bệnh nền, vì vậy khuyến nghị là người cao tuổi phải tuân thủ uống thuốc theo bác sĩ đã chỉ định và thực hiện chế độ ăn như đã hướng dẫn phía trên", BS Hưng khuyến cáo.
Một khuyến cáo được Bộ Y tế nhắc lại nhiều lần trong phòng, chống dịch Covid-19 là ăn chín, uống sôi. Theo vậy, BS Hưng nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm để cơ thể hấp thụ được tất cả giá trị từ thức ăn.
"Từ khi mua thực phẩm, phải chọn hàng có nguồn gốc rõ ràng. Khi sơ chế, bảo quản cũng lưu ý sử dụng dao thớt dùng đồ sống chín riêng. Thức ăn nấu xong thì cố gắng ăn lúc ấm nhất để đỡ nguy cơ nhiễm khuẩn kèm theo. Thực phẩm không sử dụng hết hoặc chưa sử dụng thì cất vào tủ lạnh bằng các dụng cụ chứa đựng phù hợp, che đậy phù hợp", BS Hưng nói./.
Theo vov.vn
Nhảy dây cải thiện sức khỏe Nhiều người vẫn nhớ nhảy dây như một trò chơi thú vị lúc nhỏ, nhưng trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, trò tiêu khiển này đã phổ biến trở lại, như một cách để mọi người giữ thân thể khỏe mạnh. Không chỉ là hình thức tập thể dục vui nhộn, ít tốn kém và dễ áp dụng, nhảy dây còn...