Một con số đáng kính nể: hơn 70.000 người Nhật đại thọ 100 tuổi
Cụ thể, số cụ ông, cụ bà chạm mốc 100 tuổi trở lên hiện hơn 71.000 người. Trong đó có 8.463 cụ ông và 62.700 cụ bà. Các cụ bà chiếm tới 88% trong số những người sống thọ trăm tuổi.
Các cụ già tập thể thao trong một sự kiện kỷ niệm Ngày tôn kính người già ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản – Ảnh: EPA
Lần đầu tiên trong lịch sử, số người thọ từ 100 tuổi trở lên ở Nhật vượt mốc 70.000. Số liệu do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật công bố trước ngày Tôn kính người già (16-9) năm nay.
Theo Hãng tin Sputnik (Nga), Ngày tôn kính người già là ngày thứ hai thứ ba trong tháng 9 hằng năm ở Nhật, năm nay rơi vào 16-9.
Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản ngày 13-9 thông báo số người Nhật từng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của họ lần đầu tiên đã vượt mốc 70.000.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí British Medical Journal, phụ nữ Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất, 87,2 năm. Trong khi tuổi thọ trung bình của nam giới Nhật thấp hơn ở Thụy Sĩ và Úc, 81,01 năm.
Số liệu mới nhất cũng cho thấy số người thọ trăm tuổi ở Nhật đã tăng thêm 1.453 người theo năm.
Theo Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, có thực tế này bởi “những tiến bộ trong công nghệ y học và nỗ lực cải thiện sức khỏe” nói chung.
Chính phủ Nhật Bản cam kết “hỗ trợ những người lớn tuổi để ngay cả khi họ đã đạt tới độ tuổi rất già vẫn có thể sống khỏe mạnh, viên mãn”.
Trong 49 năm qua, tuổi thọ của người Nhật vẫn được cập nhật hằng năm. Năm 1963 khi nghiên cứu về số người thượng thọ bắt đầu thực hiện mới chỉ có 153 người thọ trăm tuổi ở Nhật.
Chỉ trong vòng 30 năm số người thọ trăm tuổi ở đây đã tăng gấp 23 lần.
Báo Guardian dẫn nhận định của các chuyên gia sức khỏe cho rằng sở dĩ người Nhật ngày càng sống thọ là vì họ thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, chú ý chăm sóc sức khỏe tổng quát và trong số những người sống thọ trăm tuổi, nhiều người có chế độ ăn ít chất béo.
Theo tuoitre
Sự bận rộn giúp bạn sống lâu hơn
Mới đây, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện những người sống bận rộn có chủ đích như có nhiều việc cần làm cho kế hoạch trong tương lai, thường ngủ ngon hơn và ít có vấn đề về mất ngủ.
Cuộc sống bận rộn giúp tăng tuổi thọ của bạn - Ảnh minh họa
Theo các nhà tâm lý của Trường đại học Texas, Hoa Kỳ, sự bận rộn rất có lợi cho não. Qua khảo sát trên 300 người trưởng thành phải thường xuyên hoàn thành quá nhiều công việc trong ngày, kèm theo những bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức, phát hiện, những người quá bận rộn, phải sắp xếp để có thời gian làm việc khi vừa thức dậy trong ngày, có năng lực tinh thần mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Aging Neuroscience cho biết thêm, bận rộn ảnh hưởng đến sức khỏe trí não, bất kể tuổi tác hay trình độ học vấn. Tiến sĩ Sara Festini, tác giả cuộc nghiên cứu, giải thích, sự bận rộn đem lại nhiều cơ hội tìm tòi, học hỏi thông qua những tình huống khác nhau, mà trong đó bạn có thể tìm thấy chính mình. Điều này giúp năng lực nhận thức được kích thích và thử thách, tăng tính mềm dẻo của não bộ - là khả năng tự học hỏi những kỹ năng mới của não.
Ảnh minh họa
Có hai loại là, bận rộn tốt và xấu, nhưng bận rộn xấu gây hại cho não, trong đó căng thẳng làm giảm sự chú ý, suy giảm trí nhớ và can thiệp đến sự tiếp thu kiến thức. Chuyên gia nghiên cứu về kiểm soát căng thẳng, Linda Blair, giải thích, để biết bận rộn là căng thẳng hay hữu ích, hãy hiểu được những việc đang làm có vượt quá khả năng kiểm soát của bạn hay không. Bận rộn thiếu kiểm soát lượng do công việc quá tải có thể dẫn đến căng thẳng, và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng hóc môn gây căng thẳng cortisol. Gia tăng cortisol liên quan đến những vấn đề tinh thần như lo lắng, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và sự tập trung, gây viêm tấy toàn bộ cơ thể và bệnh tim mạch. Sự bận rộn chỉ tốt khi kiểm soát tốt thời gian bận rộn, những việc đang làm và mối quan hệ của bạn.
Cuộc sống bận rộn cũng đặc biệt có lợi ở người tuổi, nhất là ở tuổi nghỉ hưu. Theo giải thích của các chuyên gia thần kinh học tại Ý, những người trên 50 tuổi, nghỉ hưu sớm có nguy cơ giảm sức mạnh của cơ bắp, đây là yếu tố quan trọng có liên quan đến bệnh tật. Qua kiểm tra dữ liệu về lực nắm bàn tay của những người nghỉ hưu trên 50 tuổi tại 12 quốc gia châu Âu cho thấy, nghỉ hưu tăng tốc độ suy giảm sức mạnh do tuổi tác. Nghỉ hưu sớm và hoạt động thể chất muộn không tốt đối với việc sống lâu ở những người về hưu. Và, dù chỉ làm việc 1 năm sau khi nghỉ hưu cũng làm giảm tỉ lệ tử vong sớm khoảng 10%. Hơn thế, nghỉ hưu muộn còn trì hoãn sự phát triển của chứng mất trí nhớ, ít gặp trở ngại về nhận thức.
Tương tự, các hoạt động tình nguyện cũng đem lại kết quả khả quan. Chuyên gia tâm lý Yannick Griep, Trường đại học Calgary, Canada, giải thích, khảo sát ở 1.001 người Thụy Điển, nghỉ hưu ở tuổi 65, cho thấy những người tham gia hoạt động tình nguyện 1 giờ đồng hồ mỗi tuần sẽ làm giảm 2,44 lần nguy cơ mất trí nhớ trong 2 năm sau đó. Hoạt động tình nguyện giúp người lớn tuổi hoạt động về thể chất, tinh thần và xã hội, làm não được kích thích. Não hoạt động thông qua các hoạt động xã hội có thể xây dựng sức mạnh nhận thức ở người lớn tuổi và ngăn ngừa sa sút trí tuệ.
Tiến sĩ tâm lý Jane Prince, Trường đại học South Wales, chia sẻ thêm, sự bận rộn là không có thời gian để ngồi suy nghĩ những thứ bất công trong cuộc sống, ít quan tâm chú ý đến bản thân và những cơn đau. Thay vào đó, hãy giữ cho tinh thần luôn khỏe mạnh, đầy sức sống. Vô công rỗi nghề, như khi thất nghiệp, dễ bức bối, căng thẳng hoặc quá nhàn rỗi khi nghỉ hưu cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Thủy Tiên
Theo motthegioi
Phụ nữ Nhật Bản ít mắc bệnh phụ khoa chỉ vì họ làm tốt 3 việc đơn giản này Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ở riêng đất nước Nhật Bản đang giảm dần qua từng năm. Bạn có biết vì sao không? Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa trên toàn thế giới đang tăng lên, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa...