Một cách họp phụ huynh khác lạ ở True North School
Mục tiêu chính họp phụ huynh ở True North School là nhà trường đối thoại với phụ huynh về cách các mentor giúp các con xây dựng 4 trụ cột thành công.
Thông qua Ngày định hướng cho phụ huynh, True North School thể hiện sự quyết liệt, “nói được, làm được” trong việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh vào công tác giáo dục học sinh.
“Trăm sự nhờ thầy”?
“ Thầy Danny, tôi muốn nhà trường dạy con trai tôi ý thức khi đưa nước mời phụ nữ thì vặn nắp sẵn như cách thầy đưa tôi lúc nãy. Sự văn minh đến từ những cử chỉ nhỏ mà tinh tế như thế”, một phụ huynh hỏi thầy Danny.
“Nhà trường rất vui lòng, nhưng chị biết không, tôi học cách cư xử đó không phải ở West Point hay bất cứ trường học nào khác, tôi học nó từ cha tôi”, thầy Danny trả lời.
Thầy Tổng Hiệu trưởng Michael Lambert và CEO – Thầy Danny Hwang đang trao đổi cùng phụ huynh.
Cha mẹ nào gửi con đến trường cũng mong muốn “gửi gắm” trách nhiệm giáo dục, từ học vấn, kỹ năng sống đến nhân cách cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng giáo dục không phải nhiệm vụ của riêng nhà trường.
Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” đã trở nên lỗi thời với những phụ huynh cấp tiến. Tuy là một ngôi trường mới đi vào vận hành trong năm học đầu tiên, True North School không ngần ngại chọn cho mình một lối đi quyết liệt trong việc phối hợp với phụ huynh trong lộ trình giáo dục các học sinh. Hai buổi “họp phụ huynh” “kỳ lạ” vừa diễn ra đã nói lên điều đó.
“Họp phụ huynh” ở True North School diễn ra như thế nào?
Ở các buổi họp phụ huynh “theo mẫu” ở Việt Nam trước nay, thông thường sẽ chỉ có khoảng 1-2 giờ đồng hồ phụ huynh làm việc với giáo viên chủ nhiệm, trong đó hơn phân nửa thời gian là bàn về các hoạt động vận hành trường lớp, đánh giá học sinh hay không thể thiếu là bàn về các khoản phí.
Video đang HOT
Ở True North School, ngoài các thông tin về chương trình học, phương pháp giảng dạy, hay lịch trình hoạt động trong năm,… mục tiêu chính “họp phụ huynh” hay “Ngày định hướng cho phụ huynh” ở True North School là nhà trường đối thoại với phụ huynh về cách các mentor (cố vấn) sẽ giúp các con xây dựng 4 trụ cột thành công tại True North School.
Những người đứng đầu nhà trường cũng đưa ra một thông điệp vô cùng rõ ràng cho phụ huynh, để các con tự tin đi đúng hướng, nhà trường và gia đình cần “chung hướng” trong việc giáo dục con.
Thực tế cho thấy không hiếm tình trạng học sinh gặp hoàn cảnh, ở nhà thầy cô dạy một đường, nhưng về nhà lại thấy ba mẹ, người thân làm một nẻo. Hoặc quan điểm của thầy cô và ba mẹ không hòa hợp nhau, khiến cho đứa trẻ bị mâu thuẫn trong tư tưởng, hành động. Các thầy cô và cả cha mẹ – đều cần là những “nhà giáo dục”, những hình mẫu (role model) cho con, để học sinh được phát triển trong luồng tư tưởng, định hướng nhất quán – từ trường về đến nhà.
Tại buổi họp phụ huynh của True North School, phụ huynh không chỉ được gặp giáo viên chủ nhiệm, mà còn được “họp” cùng tất cả các giáo viên bộ môn để tìm hiểu cách các thầy cô dẫn dắt các con trong từng môn học và tổ chức tập thể lớp ra sao.
Chị Mẫn Thị Minh Phương – phụ huynh của em Lê Tuấn Minh khối 6 chia sẻ: “Tôi cảm thấy vui và yên tâm vì biết được những thầy cô nào dạy con mình từng môn cụ thể. Các giáo viên chủ động chia sẻ kế hoạch dạy học cụ thể, mục tiêu học tập và phương thức đánh giá học sinh. Từ đó, phụ huynh cũng sẽ biết cách đồng hành cùng con cụ thể và hiệu quả hơn.”
Bên cạnh đó, không thể thiếu những chia sẻ của các thầy cô giáo trong 30 ngày đầu tiên quan sát và bước đầu hướng dẫn các con ở trường.
Minh Nhân – một học sinh lớp 9 đã có những quan sát tinh ý: “Sách người Mỹ làm hay thật, dày mà vẫn rất nhẹ”, hay em Bảo Hoa lớp 3 với nhiều năng lượng tích cực và có năng khiếu làm MC… – những phát hiện như vậy chính là những bước đầu tiên trong lộ trình “cá nhân hóa” định hướng cho từng học sinh của True North School.
Đặc biệt, ở True North School còn có một Ban Cố vấn phụ huynh – với các thành viên là đại diện phụ huynh đến từ tất cả các khối lớp. Ban Cố vấn đóng vai trò là cầu nối để truyền tải thông tin từ nhà trường đến các phụ huynh khác, đồng thời lập kế hoạch và có hành động cụ thể để đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Buổi gặp mặt giữa các thành viên Ban Cố vấn phụ huynh và nhà trường cũng diễn ra rất “khác thường”.
Thầy Michael Lambert – Tổng Hiệu trưởng True North School đóng vai trò là người dẫn dắt buổi gặp mặt, chia phụ huynh thành từng nhóm để cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến và sau đó thuyết trình trước những thành viên khác.
Phụ huynh không chỉ đưa yêu cầu, mà chính là người cùng nhà trường lên kế hoạch để cùng định hướng và giáo dục con.
Các phụ huynh chia nhóm để cùng nhà trường thảo luận: Cần làm gì để hoàn thiện 4 trụ cột xuất sắc cho con ngay từ trên ghế nhà trường. 4 trụ cột thành công của True North School bao gồm Bản lĩnh học tập (Academic Rigor), Kỹ năng công dân toàn cầu (Global Citizenry), Sức khỏe (Wellness) và Phát triển tính cách (Character Development).
Đáng chú ý, tất cả các phụ huynh ở True North School đều được khuyến khích liên lạc, đóng góp ý kiến với nhà trường thông qua email của 5 người đứng đầu (CEO, Giám đốc Chương trình học và Hiệu trưởng của từng cấp). Điều này giúp cho quá trình giao tiếp giữa phụ huynh và nhà trường được liền mạch, rõ ràng, tránh việc thông tin bị chậm trễ, sai lệch.
“Cần một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”. Ngay cả khi chọn được một ngôi trường tuyệt vời, vai trò của người làm cha mẹ là không thể thay thế.
Được biết, phụ huynh True North School cũng đã lên kế hoạch trực tiếp tham gia cùng nhà trường và các con trong các hoạt động sắp tới, gần nhất là sự kiện Halloween và giải chạy của nhà trường.
Phụ nữ muốn có mentor là phụ nữ hơn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ vẫn ưa thích các cố vấn đồng giới trong trường hợp họ không biết nhiều thông tin về cố vấn của mình.
Một nghiên cứu gần đây đăng trên Wall Street Journal đã chỉ ra rằng các sinh viên nữ luôn thích những người cố vấn đồng giới. Điều này xảy ra khi những sinh viên này chưa có nhiều thông tin về người cố vấn nọ. Thông tin ở đây bao gồm sự thân thiện, khả năng đưa ra lời khuyên phù hợp hay cơ hội việc làm mà người cố vấn đó mang lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp họ đã biết rõ về người cố vấn kia, giới tính sẽ không còn quan trọng nữa.
"Có vẻ phụ nữ thường xem giới tính có thể đại diện một đặc điểm tính cách. Sự thân thiện chẳng hạn", Melanie Wasserman, trợ lý giáo sư kinh tế tại Trường Quản lý Anderson thuộc Đại học California, Los Angeles, kiêm đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Sinh viên nữ có xu hướng lựa chọn cố vấn nữ khi chưa biết quá nhiều thông tin. Ảnh: Getty.
Trong phần đầu nghiên cứu, các tác giả đã quan sát một trang web kết nối sinh viên và cựu sinh viên cùng một trường đại học. Từ 6.325 cuộc trò chuyện giữa 2 đối tượng này, họ nhận thấy các sinh viên nữ có xu hướng chọn các cố vấn nữ hơn các sinh viên nam tới 20%.
Để hiểu rõ hơn về kết quả nghiên cứu trên, các tác giả tiến hành thêm một nghiên cứu thứ hai để tìm ra đặc điểm nào của người cố vấn mà sinh viên đánh giá cao nhất. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chia đều 834 sinh viên UCLA thành 2 nhóm. Họ đều được xem mặt 30 cặp nam - nữ cố vấn giả định và được hỏi xem thích ai hơn.
Trong nhóm đầu tiên, sinh viên được biết nghề nghiệp, học vấn (bao gồm niên khóa cùng tên trường) và một cái tên thể hiện giới tính của cố vấn. Ngược lại, cố vấn chỉ được biết nghề nghiệp phù hợp với sở thích của sinh viên.
Ở nhóm này, dù các cố vấn có đặc điểm giống nhau, những cố vấn nữ vẫn được sinh viên nữ chọn nhiều hơn cố vấn nam tới 19%. Họ thậm chí còn bỏ thêm 28% thời gian để có được một người cố vấn nữ dù người này không có chuyên môn về nghề nghiệp yêu thích của mình.
Ngược lại, các sinh viên nam gần như không có xu hướng kén chọn giới tính cố vấn. Khi xuất hiện sự khác nhau về đặc điểm giữa các cố vấn, họ cũng chỉ bỏ thêm 5% thời gian để có được một cố vấn nam.
Nhóm sinh viên thứ hai được nhận tất cả thông tin giống nhau về các cặp cố vấn kèm đánh giá từ những người từng được họ tư vấn. Đánh giá cho sinh viên biết thông tin của mỗi cố vấn về cơ hội việc làm, sự thân thiện hay khả năng đưa ra lời khuyên phù hợp. Trường hợp này, các sinh viên không còn từ bỏ cố vấn có chuyên môn để chọn giới tính cố vấn nữa.
"Khi giới nữ biết mình có thể hòa hợp với cố vấn, giới tính của cố vấn sẽ không còn quan trọng", Yana Gallen, giáo sư trợ lý tại Đại học Chicago kiêm đồng tác giả cho hay.
Những phát hiện liên quan đến nhóm đầu tiên cũng quan trọng không kém. Nhiều sinh viên vẫn muốn tiếp tục làm việc với các cố vấn từng là tiền bối của mình ngay cả khi biết nhiều thông tin hơn về họ.
"Điều này cho thấy các cố vấn được lựa chọn ban đầu có thể đưa ra một số quan điểm độc đáo mà sinh viên đánh giá cao như cách tìm kiếm một công việc chuyên nghiệp khi vẫn còn là sinh viên hay lời khuyên về tài chính cho những người đang mắc kẹt với vấn đề này", TS Gallen giải thích.
Theo Wasserman và Gallen, phát hiện của nghiên cứu có thể cải thiện các chương trình kết nối cố vấn với sinh viên.
Minh bạch trong thu, chi đầu năm học Hiện nay, các trường học trên cả nước đã ổn định năm học mới 2022-2023. Đây là thời điểm nhiều trường tổ chức họp phụ huynh với các khoản thu, chi đầu năm học 'đến hẹn lại lên' thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh. Các bé học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trung Thành, huyện Gia...