Một bệnh nhi tại Phú Yên tử vong do cúm A/H1N1
Một bệnh nhi 27 tháng tuổi sinh sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, được xác định đã tử vong do mắc cúm A/H1N1.
Ngành y tế của tỉnh Phú Yên đang tích cực điều tra, phối hợp, giám sát khu vực có người bệnh để tránh lây lan.
Bác sĩ Biện Ngọc Tân trao đổi với báo chí về ca bệnh.
Chiều 11/12, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Biện Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên cho biết: Trường hợp mắc bệnh và tử vong là bệnh nhi nam tên V.V.M.N, sinh năm 2017. Bệnh nhân khai sống tại phường 5, thành phố Tuy Hòa, tuy nhiên thực tế sinh sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa.
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, ho vào ngày 29/11 và người nhà đã tự mua thuốc uống (không rõ thuốc gì).
Ngày 30/11, khi thấy không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đã đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên điều trị, được chẩn đoán là “ Viêm phổi nặng”.
Ngày 4/12, tình trạng bệnh nặng hơn nên người nhà xin chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị. Tại đây, bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh nhân bị “Viêm phổi nặng”.
Video đang HOT
Đến ngày 6/12, Bệnh viện đa khoa tỉnh lấy mẫu xét nghiệm gửi về Viện Pasteur Nha Trang và được trả lời kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Ngày 9/12, bệnh nhân tiên lượng xấu nên người nhà xin về và đã tử vong trên đường.
Ngay sau khi có bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1, các đơn vị y tế của tỉnh Phú Yên đã lấy mẫu xét nghiệm những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân gửi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Tuy nhiên, một số người trong gia đình không hợp tác nên chỉ thu được 4 mẫu/10 người.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên đã cấp hóa chất cho gia đình, hướng dẫn vệ sinh môi trường, dụng cụ trong gia đình; tuyên truyền tới các hộ gia đình xung quanh biết về bệnh cúm A/H1N1 và cách phòng chống. Trung tâm Y tế huyện Phú Hòa, Trạm Y tế xã Hòa An theo dõi tình trạng sức khỏe của 10 người tiếp xúc gần với bệnh nhân và các hộ xung quanh trong vòng 14 ngày.
Bác sĩ Biện Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên khuyến cáo: Hiện nay rất khó để phân biệt giữa cúm A/H1N1pdm với cúm mùa thông thường. Vì vậy, khi có triệu chứng như: ho, sốt, đau đầu… cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Chỉ có lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm mới có thể khẳng định được có mắc cúm A/H1N1 hay không.
Các gia đình cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở như: Rửa tay bằng xà phòng; lau sạch các bề mặt dụng cụ hay tiếp xúc (sàn nhà, cầu thang) bằng chất rửa tẩy…
Tin, ảnh: Xuân Triệu
Theo TTXVN
Phú Yên: Số ca sốt rét và sốt xuất huyết tăng "chóng mặt"
Hiện nay số ca bệnh sốt rét và sốt xuất huyết ở hầu hết các địa phương tại tỉnh Phú Yên đều tăng "chóng mặt", người dân cần chủ động phòng chống để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tại huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên từ đầu năm 2019 đến nay có 118 ca mắc bệnh sốt rét (so với cùng kỳ năm ngoái chỉ ghi nhận 16 ca). Phần lớn những ca mắc bệnh sốt rét đều là những người đi trồng rừng ở lại ngủ qua đêm. Một số trường hợp có biểu hiện của sốt rét ác tính và bị nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần.
Đang nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Xuân, chị La Lan Thị Hiền, xã Xuân Lãnh cho hay, chị mắc sốt rét là do đi trồng rừng và phải ăn ngủ qua đêm nhiều ngày. Không riêng chị mà nhiều người cùng đi làm chung cũng mắc bệnh sốt rét.
Chị La Lan Hiền mắc bệnh sốt rét khi đi làm và ngủ tại rừng
"Tôi đi vào rừng để trồng keo cùng với nhiều người trong làng. Khi đi có mang màn theo để ngủ. Nhưng ở trong rừng muỗi nhiều quá nên không biết bị muỗi mang mầm bệnh cắn lúc nào. Sau nhiều ngày bị sốt, phải nghỉ làm để đến bệnh viện khám và chữa trị..." chị Hiền nói.
Ông Phạm Đình Thuận, Phụ trách chương trình sốt rét huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết: Mùa này là mùa khai thác và trồng rừng. Sự di chuyển của người dân trong rừng là rất khó kiểm soát nên bệnh sốt rét có chiều hướng tăng.
"Để hạn chế sự lây lan của bệnh, chúng tôi đã tăng cường việc hướng dẫn sử dụng, tẩm màn và nhiều biện pháp khác. Đặc biệt, lực lượng y tế thường xuyên xuống địa bàn thôn, bản để nắm bắt tình hình bệnh. Khi có trường hợp nghi mắc sốt rét thì được hướng dẫn đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra" ông Thuận nói.
Ngoài huyện Đồng Xuân có số người mắc bệnh sốt rét tăng cao còn có các địa phương khác như: huyện Sơn Hòa 101 ca; huyện Tây Hòa 64; huyện Phú Hòa 21 ca... Tổng số ca mắc bệnh toàn tỉnh Phú Yên được ghi nhận là 566 trường hợp.
Bên cạnh bệnh sốt rét, thời gian này, tỉnh Phú Yên cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sốt xuất huyết.
Lực lượng chức năng phun thuốc để xua đuổi, diệt muỗi
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3.918 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 150 ổ dịch. Số ca mắc tăng 3.000 ca, số ổ dịch tăng 96 ổ. Số ca mắc tăng hầu hết tại các huyện, thị xã, thành phố so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó đáng chú ý là huyện Phú Hòa 685 ca (tăng 526 ca); huyện Tuy An 633 ca (tăng 607 ca); huyện Sông Hinh 585 ca (tăng 418 ca)...
Để kiềm chế, dập dịch sốt rét, sốt xuất huyết, Sở Y tế tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ sở điều trị tập huấn phác đồ điều trị bệnh này cho cán bộ y tế làm công tác điều trị; chủ động cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, khu vực điều trị, giường bệnh; lấy mẫu để xét nghiệm các trường hợp có sốt; tổ chức tốt việc phân loại và điều trị bệnh nhân; đảm bảo điều trị tại chỗ những trường hợp nhẹ, không chuyển tuyến khi không đúng chỉ định nhằm hạn chế quá tải ở bệnh viện tuyến trên, hạn chế lây nhiễm chéo và tử vong...
Ngoài nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, để hạn chế bệnh, người dân cần nâng cao ý thức trong bảo vệ sức khỏe; tăng cường diệt bọ gậy, lăng quăng; ngủ màn để hạn chế nguồn lây bệnh. Chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị khi có các biểu hiện của sốt rét và sốt xuất huyết.
Trung Thi
Theo dantri
Kon Tum đã xử lý dứt điểm ổ bệnh cúm A/H1N1 Tin từ ngành y tế tỉnh Kon Tum, đến ngày 28/11, ổ bệnh cúm A/H1N1 xuất hiện trên địa bàn tỉnh đã được xử lý dứt điểm. Ảnh minh họa Sau thời gian theo dõi, những người tiếp xúc với bệnh nhân đã được xác định âm tính với virus cúm A/H1N1. Trước đó, ngày 25/10, trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên...