Một báu vật tiết lộ ‘thế giới ngoài hành tinh’ ngay trên địa cầu!
Một phiến đá có giá trị khoa học vô song ở Tây Bắc Canada chứng minh hành tinh chúng ta đã từng là một quả cầu chết chóc y hệt Sao Hỏa hoặc Sao Kim.
Báu vật đó là một phiến granite 4 tỉ năm tuổi, là phiến đá cổ xưa nhất mà các nhà khoa học từng tìm thấy trên hành tinh, theo SciTech Daily.
Nó là chìa khóa quan trọng trong việc giải mã thời kỳ mà Trái Đất đã biến đổi ngoạn mục để chúng ta và mọi sinh vật sống khác có cơ hội tồn tại ngày nay.
Trái Đất vào Liên đại Hỏa Thành (từ khi ra đời đến 3,8 tỉ năm trước) là quả cầu liền mạch, chết chóc như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời – Ảnh đồ họa từ SPACE
Trong toàn bộ các thiên thể đã biết trong vũ trụ, Trái Đất là hành tinh duy nhất được khẳng định có sự sống và cũng là hành tinh duy nhất được xác định có hoạt động kiến tạo mảng.
Video đang HOT
Vỏ hành tinh của chúng ta không liền mạch, mà gồm khoảng 20 mảng lớn nhỏ, liên tục di chuyển, khiến các lục địa và đại dương nhiều lần “khắc nhập, khắc xuất” trong 4,5 tỉ năm lịch sử.
Quá trình này cực kỳ quan trọng trong việc duy trì môi trường phù hợp với sự sống, bao gồm một bầu khí quyển ổn định, các điều kiện để thúc đẩy phản ứng sinh ra sự sống sơ khai, sự cân bằng hóa học cần thiết…
Nhưng phiến granite được nhóm nghiên cứu Trung Quốc – Úc – Canada dẫn đầu bởi GS Li Xianhua từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tìm hiểu lại cho thấy Trái Đất đã không sinh ra trong điều kiện tốt như thế.
Và mãi đến 4 tỉ năm trước, khi Trái Đất khoảng hơn 500 triệu tuổi, nó vẫn là khối cầu rắn chết chóc, vỏ liền mạch như Sao Kim hoặc Sao Hỏa.
Điều này được kết luận thông qua việc phân tích hóa học trong phiến đá granite, cho thấy các đồng vị silic (Si) và oxy (O) – hai nguyên tố phổ biến hàng đầu trong vỏ Trái Đất – không phù hợp với đá đã thông quá trình “tái chế”, cụ thể là thiếu đồng vị Si nặng.
Bởi nếu có kiến tạo mảng, toàn bộ đá bề mặt, đá lớp phủ sẽ phải trải qua một cuộc trộn lẫn, nhào nặn, tái chế quy mô lớn. Quá trình này thông qua một hiện tượng cấp dưới là hút chìm sẽ phải đưa đáy biển cổ giàu đồng vị Si nặng vào lòng đất, tái chế rồi phun ra lại thành granite ở một vị trí khác trên địa cầu.
Granite thiếu Si nặng tức địa cầu chưa hút chìm. Sau khi sàng lọc cẩn thận, các nhà nghiên cứu xác định Trái Đất vẫn tĩnh lặng như thế thêm 200 triệu năm nữa. Đá granite 3,8 tỉ năm tuổi đã là “đá của sự sống”, thể hiện rõ việc đã từng bị “tái chế” bởi kiến tạo mảng.
Việc xác định niên đại này là bước tiến lớn, cực kỳ quan trọng trong việc tìm hiểu điều gì đã thôi thúc hành tinh biến đổi cũng như sự biến đổi ấy bắt đầu như thế nào.
Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng
Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay.
Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất.
Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria.
Thanh bảo kiếm "thời gian không chạm đến" trong ngôi mộ cổ ở Đức - Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA
Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa.
Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả.
Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến.
Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá.
Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
4,2 tỉ năm trước, Trái Đất 'biến hình': Thêm hy vọng tìm sinh vật ngoài hành tinh Bằng chứng về lần biến hình đầu tiên của Trái Đất vừa được tiết lộ, có thể dẫn đến những khám phá quan trọng về cách sự sống bắt đầu trên địa cầu cũng như các hành tinh khác. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester (Mỹ) đã...