Mong sớm có sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để tập huấn giáo viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.
Nhiều giáo viên kỳ vọng, sớm có bản mẫu sách giáo khoa để các giáo viên có thời gian nghiên cứu, thực hành dạy theo sách mới.
Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học 2021-2022 sẽ triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6 trên phạm vi toàn quốc. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phê duyệt danh mục 32 sách giáo khoa lớp 2, 40 sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022 để các địa phương lựa chọn sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp bản PDF các sách giáo khoa đã được Bộ trưởng phê duyệt trên website của nhà xuất để các giáo viên nghiên cứu tài liệu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Nhiều giáo viên kỳ vọng, sớm có bản mẫu sách giáo khoa để các giáo viên có thời gian nghiên cứu, thực hành dạy theo sách mới.
Bà Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội hy vọng, các nhà xuất bản sớm cung cấp sách giáo khoa hoàn chỉnh và tổ chức tập huấn sử dụng sách của các môn học để giáo viên có thêm thời gian nghiên cứu phương pháp dạy và học mới.
“Chúng tôi rất mong muốn sớm có sách giáo khoa để có thể có được một bức tranh tổng thể về toàn bộ chương trình của giáo dục phổ thông mới thay đổi đối với học sinh lớp 6. Chúng tôi rất mong muốn sẽ có thêm nguồn nhân lực về giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm và bộ môn tin học vì đó cũng là 2 môn mà trước đây ở trong nhà trường chúng tôi chưa có nguồn nhân lực về lĩnh vực này”, bà Hạnh chia sẻ.
Với các giáo viên được lựa chọn dạy lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đang tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và sẵn sàng mọi mặt để thử nghiệm khi có sách giáo khoa mới.
Cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên lớp 2, Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, dù chưa có sách giáo khoa lớp 2 mới thì các giáo viên lớp 2 thường xuyên có các buổi sinh hoạt chuyên đề với giáo viên dạy lớp 1 để hiểu hơn về định hướng, phương pháp dạy học theo chương trình mới.
“Chúng tôi cũng phải học tập với giáo viên khối 1, để tiếp cận dần, sau này sẽ đỡ bỡ ngỡ. Bởi vì các cô là những người đi trước thì chúng tôi cũng có học tập và trao đổi kinh nghiệm để sau này thay sách ở lớp chúng mình thì những điều gì mà có thể tháo gỡ được thì chúng tôi sẽ phải có sự chuẩn bị cả về chuyên môn, hoặc là kể cả về những tiếp cận chương trình mới. Chúng tôi tự chuẩn bị cho mình như vậy để chúng tôi có thể thực hiện được chương trình đổi mới ở chính khối lớp của mình”, cô Hà cho hay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự kiến sẽ ban hành sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sớm hơn so với năm trước, đảm bảo đủ thời gian để bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách; sẽ công bố sách tối thiểu 5 tháng trước khi bắt đầu năm học mới./.
Mời giáo viên góp ý sách giáo khoa, đừng để như "ném đá ao bèo"
Không sớm công bố rộng rãi bản mẫu sách giáo khoa, thời gian cho giáo viên góp ý quá ngắn, triển khai quá vội vàng,... việc đóng góp ý kiến khó đạt chất lượng.
Ngày 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 biên soạn theo chương trình mới.
Theo đó, quá trình tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sẽ được tiến hành trong 3 đợt.
Tuy nhiên, khi tiếp nhận văn bản này, nhiều giáo viên vẫn băn khoăn vì quy trình, cách thức thực hiện chưa được rõ ràng cũng như chưa có quy định chặt chẽ.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Phạm Thái Lê - giáo viên môn Ngữ Văn trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng: Từ thời gian đến hình thức, cách thức lấy ý kiến giáo viên cho bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 còn nhiều bất cập, nặng về hình thức.
Sẽ khó tiếp nhận được ý kiến tâm huyết, khoa học
Theo chia sẻ của cô Phạm Thái Lê, cách triển khai, tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 vẫn còn nhiều bất cập.
Ngoài việc giới hạn về thời gian thì khả năng, cơ hội tiếp nhận bản mẫu sách và nêu ý kiến của giáo viên cũng bị hạn chế.
Điều này khiến các nhà biên soạn sách, hội đồng thẩm định khó thu thập được những ý kiến tâm huyết, khoa học nhất. Cụ thể, cô Lê nêu ra 4 vấn đề đối với việc tổ chức góp ý cho sách giáo khoa.
Thứ nhất , thời gian để giáo viên góp ý sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 là quá ngắn. Theo cô Lê, việc đọc, tìm hiểu, phát hiện lỗi sai, hoặc cảm nhận những cái hay, cái dở trong sách giáo khoa là cả một quá trình và đòi hỏi cần có thời gian. Thậm chí, có những trường hợp phải dạy thử, học thử thì mới tìm ra vấn đề.
"Theo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian góp ý cho đợt 1 là từ ngày 27/11/2020 đến ngày 9/12/2020, tức là trong khoảng hơn 2 tuần, với khoảng thời gian ngắn như vậy, giáo viên liệu có thể nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra được những nhận xét, góp ý chất lượng, tâm huyết, khoa học không?
Mặc dù thời gian góp ý đợt 2, đợt 3 chưa nêu rõ nhưng có thể thấy, muốn triển khai chương trình mới với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022 thì muộn nhất tháng 5 phải có sách giáo khoa, tháng 3 phải có bản mẫu sách hoàn chỉnh để in ấn, phát hành.
Chúng ta vừa góp ý, chỉnh sửa, chưa biết có những thay đổi nào nữa. Về thời gian như vậy là quá gấp gáp, triển khai trong tâm thế vội vàng, khó đạt kết quả tốt", cô Lê nêu vấn đề.
Bộ Giáo dục và Đào tạo mời giáo viên tham gia góp ý sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 theo 3 đợt (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Thứ hai , việc phổ biến bản mẫu sách giáo khoa một cách rộng rãi còn chậm trễ. Hiện nay, đã có những bản mẫu sách giáo khoa đưa ra để chúng ta đánh giá, góp ý nhưng lại đang giới hạn đối tượng tiếp cận.
Cụ thể, đợt 1, mỗi sở giáo dục và đào tạo chọn cử 10 giáo viên/môn học; đợt 2 dành cho giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022.
"Nhiều giáo viên đang mong chờ đón đọc bản mẫu sách giáo khoa để có thể chia sẻ những nhận xét, ý kiến tâm huyết của mình. Tuy nhiên, đến bây giờ, họ vẫn chưa được tiếp nhận bản mẫu đó.
Bộ khoanh vùng đối tượng giáo viên góp ý qua từng đợt, chỉ những giáo viên tham gia góp ý mới có tài khoản đăng nhập, mới được tiếp cận với bản mẫu sách.
Trong khi đó, giáo viên rất cần được đọc bản mẫu sách càng sớm càng tốt vì quá trình đánh giá rất cần thời gian", cô Lê nhấn mạnh.
Cũng theo cô Lê, đến đợt 3, việc thông báo cho giáo viên, cán bộ quản lý tìm hiểu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa mới được triển khai, nhưng chưa rõ thời gian, cũng chưa biết giáo viên sẽ gửi ý kiến đóng góp bằng hình thức, cách thức, phương tiện nào.
Thứ ba , quy định trách nhiệm không rõ ràng
Bàn về vấn đề này, cô Phạm Thái Lê phân tích: "Như hình thức triển khai ở đợt 1, những giáo viên được giao nhiệm vụ góp ý cho bản mẫu sách giáo khoa, họ được phân công công việc đó và có thể có chế độ tương ứng.
Tuy nhiên, với nhiệm vụ ấy, trách nhiệm của giáo viên đến đâu, trách nhiệm như thế nào lại không hề quy định rõ. Câu hỏi đặt ra là chất lượng của những ý kiến đóng góp như thế nào? Hay họ chỉ có nêu ra ý kiến đóng góp là đã hoàn thành nhiệm vụ".
Thứ tư , quá trình tổ chức lấy ý kiến giáo viên về bản mẫu sách giáo khoa còn mang nặng tính hình thức, thiếu sự cầu thị.
Cô Lê cho biết, bản thân từng tham gia góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông mới phần Tiếng Việt, tuy nhiên, những ý kiến đóng góp của giáo viên chỉ có một chiều mà không có phản hồi.
"Tôi nhận thấy việc góp ý của giáo viên như "đá ném ao bèo", không có phản hồi, không có dấu hiệu gì để chúng tôi biết là ý kiến của mình có được tiếp nhận hay không?
Điều này làm giáo viên cảm thấy việc những nhà biên soạn sách, những người thẩm định lấy góp ý của giáo viên như làm chiếu lệ, hình thức.
Nếu tiếp nhận những ý kiến của giáo viên một cách thờ ơ thì giáo viên dễ mất đi cái tâm huyết ban đầu, họ không biết là ý kiến của bản thân mình có được đón nhận không, có ý nghĩa gì không", cô Lê chia sẻ.
Theo cô Lê, cách triển khai lấy ý kiến của giáo viên về bản mẫu sách giáo khoa hiện nay vẫn chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa nhà biên soạn sách, hội đồng thẩm định và giáo viên tham gia góp ý.
Những góp ý chỉ thường chỉ mang tính chất đơn chiều, không có sự tương tác đa chiều, không có một không gian trao đổi thực sự dân chủ, rộng rãi.
Việc thu nhận ý kiến đóng góp của giáo viên chưa thể hiện tính cầu thị, vì chưa cầu thị nên quá trình làm chưa cụ thể, rõ ràng, nóng vội về thời gian mà chưa quan tâm đến chất lượng.
Trong đợt góp ý thứ ba, khi bản mẫu được công bố mở rộng, giáo viên lại chưa có thông tin việc gửi ý kiến của mình như thế nào?
"Điều tôi băn khoăn lo lắng là việc ghi nhận ý kiến của giáo viên có đảm bảo chất lượng không, hay chỉ là làm cho đủ quy trình, làm để có những con số kết luận trong báo cáo", cô Lê chia sẻ.
Cô Phạm Thái Lê cho rằng, cần sớm công bố rộng rãi bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Rất cần công bố rộng rãi bản mẫu sách giáo khoa
Theo cô Phạm Thái Lê, hoạt động góp ý sách giáo khoa cực kỳ cần thiết, quan trọng và cần phải được diễn ra một cách thận trọng, có thời gian, quy trình khoa học, đồng thời phải thể hiện tính cầu thị, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có quyền được xem và góp ý.
"Có thể hiểu việc chia từng đợt góp ý với từng nhóm đối tượng giáo viên nhằm mục đích tránh nhiễu loạn thông tin.
Tuy nhiên, không thể vì lý do đó mà chúng ta thực hiện chậm trễ việc công bố bản mẫu sách, đặc biệt là công bố đối với toàn bộ giáo viên.
Việc tạo một môi trường dân chủ, lắng nghe nhiều tiếng nói là điều thiết thực giúp phát huy hiệu quả vấn đề này", cô Lê nêu quan điểm.
Cô Lê cho rằng, việc công bố rộng rãi bản mẫu sách giáo khoa rất cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh chúng ta đang gấp rút thời gian để triển khai chương trình mới cho lớp 2, lớp 6 trong năm học sau.
Theo tinh thần của chương trình mới, sách giáo khoa không còn là pháp lệnh mà là tài liệu tham khảo, sách giáo khoa không phải tài liệu bí mật nên việc công bố bản mẫu hoàn toàn hợp lý.
Những bản mẫu sách giáo khoa này cũng đã được chọn lọc và được thẩm định bởi hội đồng thẩm định, việc công bố và lấy ý kiến rộng rãi sẽ là quá trình tự sàng lọc những ý kiến có giá trị và tâm huyết.
Cô Lê nhấn mạnh: "Khi tạo môi trường góp ý mở rộng, tự do, những người không quan tâm, không tìm hiểu họ sẽ không lên tiếng.
Nhưng những người thực sự tâm huyết, thực sự có năng lực, trình độ, chuyên môn, những người có trách nhiệm xã hội, họ sẽ có cơ hội gửi ý kiến nhận xét của mình về những vấn đề còn tồn tại của sách giáo khoa. Đó chính là quá trình tự sàng lọc hiệu quả".
Theo cô Lê, việc lấy ý kiến theo ngành dọc từ những giáo viên có kinh nghiệm có thể thực hiện song song với việc ghi nhận đóng góp từ những kênh xã hội khác.
Chính vì vậy, việc công bố bản mẫu sách giáo khoa rộng rãi cần được triển khai sớm.
Theo đó, nên có những khoản thù lao dành cho những góp ý giá trị, ý nghĩa, có tính xây dựng và phát huy hiệu quả để hoàn thiện nội dung sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, cô Lê cũng đề xuất việc tổ chức những buổi hội thảo về góp ý cho sách giáo khoa, tạo một môi trường trao đổi, tương tác đa chiều, bàn luận, nêu hướng giải quyết cụ thể đối với những vấn đề tồn tại trong sách giáo khoa nếu có.
Cô Phạm Thái Lê cũng thẳng thắn nêu quan điểm: "Nếu quá trình góp ý, thẩm định sách giáo khoa vẫn chưa đạt chất lượng, nếu chưa có bộ sách giáo khoa đạt yêu cầu thì cần hoãn việc triển khai chương trình mới đối với lớp 6".
Huy động nhiều giáo viên địa phương tham gia thẩm định sách giáo khoa Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT sẽ cử giáo viên giỏi để tham gia tiếp cận, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 trong quá trình thẩm định theo ba vòng. Chú trọng thực nghiệm SGK mới Hiện nay, những sai sót trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều đang được...