Mong muốn các vị đại sứ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT
Ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi tiếp và làm việc với 20 đồng chí Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018 – 2021. Dự buổi làm việc có ông Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với 20 đồng chí Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018 – 2021
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp các đồng chí đại sứ sắp bắt đầu nhiệm kỳ, đảm nhận trọng trách rất lớn trong thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT.
Bộ trưởng nhấn mạnh, một trong những giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong GD&ĐT. “Chúng tôi coi hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành, là khâu đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục” – Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng khẳng định: Bộ GD&ĐT đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học từ mầm non, phổ thông đến đại học theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế. Ở bậc học MN, cả nước đã PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi và đang nỗ lực giáo dục trẻ phát triển kỹ năng, trong đó nhiều trường tư, trường quốc tế đã khẳng định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc
Video đang HOT
Ở phổ thông, chất lượng giáo dục toàn diện khá tốt, được tổ chức OECD đánh giá cao. Hiện Bộ đang thực hiện CT, SGK GDPT mới và rất quan tâm đến hội nhập quốc tế, đã được cụ thể hóa bằng Nghị định 86 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Bộ đang khuyến khích nghiên cứu những chương trình tiên tiến, nhập khẩu chương trình để giảng dạy.
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn các đại sứ giới thiệu những trường tốt ở nước bạn để các trường phổ thông trong nước được kết nối, trao đổi chương trình, tài liệu giảng dạy; Tiếp tục quảng bá, mời gọi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài mở trường tư ở Việt Nam; Đồng thời khuyến khích hình thức trao đổi giáo viên, học sinh, sinh viên.
Ở giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong rằng các đại sứ quan tâm, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, khuyến khích các trường nước bạn mở những ngành mới, ngành mà Việt Nam đang cần nhân lực phục vụ phát triển kinh tế thích ứng với thế giới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm với 20 Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi lên đường nhận nhiệm vụ nhiệm kỳ mới
“Các ngành này có thể phát triển theo hướng nhập khẩu chương trình, trao đổi giảng viên, sinh viên… Do vậy rất cần các đại sứ thẩm định về mặt pháp lý và chất lượng đào tạo của các trường này giai đoạn chuẩn bị đầu tư, liên kết đào tạo” Bộ trưởng nêu rõ.
Việc tiếp theo mà Bộ trưởng rất quan tâm và mong được các đại diện Việt Nam ở các nước hỗ trợ, kết nối các nhóm nghiên cứu, mạng lưới nghiên cứu ở nước ngoài để đất nước tìm được những người thực sự hợp tác, có tâm có tài vì tổ quốc.
Bộ trưởng cũng nêu ra các vấn đề cần quan tâm trong hợp tác giáo dục với các nước hiện nay là nâng cao tỷ lệ trao đổi sinh viên, giảng viên ngắn hạn, dài hạn; Hỗ trợ quản lý học sinh, cán bộ đi học tại nước ngoài. Cuối cùng là đẩy mạnh thông tin chính sách GD&ĐT ở nước ngoài để Bộ GD&ĐT tham khảo.
Theo giaoducthoidai.vn
Đột phá từ tự chủ đại học
Tự chủ đại học không chỉ là điều kiện cần thiết, mà còn là động lực để các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo. Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ đại học đã xuất hiện như là một tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của giáo dục đại học thế giới.
Tự chủ đại học đòi hỏi phải cả một tập thể nhà trường cùng gánh vác để nâng cao chất lượng
Không ai có thể phủ nhận những kết quả đạt được sau khi thực Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015 - 2017 theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Dẫu biết rằng đâu đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế và bất cập nhưng 23 cơ sở giáo dục công lập được giao thí điểm tự chủ (trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm) theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP đều có những bước tiến quan trọng.
Hầu hết các trường đều khẳng định: Tự chủ đại học đã tạo bước đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Đặc biệc các trường đã chú trọng đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại...
Thực tế cho thấy, 10 năm qua, vấn đề tự chủ đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ Bộ GD&ĐT quản lý toàn bộ quyền tự chủ. Điều đó được thể hiện qua các văn bản quy phạmhệ thống giáo dục đại học, thì nay các trường đã dần được trao pháp luật của Nhà nước.
Đơn cử như Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: "Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự".
Hay như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học hiện hành cũng đề cập đến vấn đề tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Cùng với đó, nhiều văn bản, chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ GD&ĐT cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội.
Đặc biệt, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, tới đây nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sẽ là bước đột phá mới cho các trường đại học. Qua đó sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng và tháo gỡ những "điểm nghẽn", những bất cập về tự chủ cho các trường đại học.
Cụ thể, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, quy định gắn với trách nhiệm giải trình và sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm đổi mới quản lý Nhà nước, giúp cơ sở GDĐH phát huy nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế.
Thiết nghĩ giải pháp trong thời gian tới để các trường đại học phát huy hiệu quả quyền tự chủ đó là: Cần thực hiện công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình với xã hội. Cùng với đó là đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục nhằm củng cố và xây dựng thương hiệu cho nhà trường. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự phát triển của nhà trường.
Cùng với đó cần xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, nhưng vẫn phải có cơ chế để giám sát chất lượng bởi tự chủ không có nghĩa là "khoán trắng". Bên cạnh đó, cần giao quyền tự chủ cho các trường trong các lĩnh vực cụ thể như: Tự chủ trong hoạt động chuyên môn, học thuật; tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ tài chính, tài sản...
Mặt khác cần phát huy vai trò trách nhiệm của Hội đồng trường. Nói như TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng quản trị.
Hơn bao giờ hết, khi thực hiện tự chủ, các trường sẽ phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện, đổi mới cả chương trình đào tạo, phương thức quản lý, phương pháp giảng dạy... điều đó mới có thể giúp các trường bắt nhịp được với cơ chế tự chủ đại học.
Theo giaoducthoidai.vn
Tầm nhìn và chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học Tầm nhìn và chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại Hội thảo giáo dục 2018: Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với ĐHQG thành...