Nhìn lại ‘lịch sử’ phong hàm giáo sư ở Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư (GS) Nhà nước và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đã nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc vì còn có hồ sơ ứng viên chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, cần xác minh thêm trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Nhìn lại &'lịch sử' phong hàm giáo sư ở Việt Nam - Hình 1

ảnh minh họa

Xin rút kinh nghiệm sâu sắc!

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng chức danh Giáo sư (GS) Nhà nước rà soát lại danh sách ứng viên, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ – Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã giao Thanh tra Bộ chủ trì xác minh làm rõ.

Ngày 6/3 vừa qua, trong danh sách mới chỉ còn 74 người được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, 1.057 người đạt chuẩn PGS.

Như vậy, 95 người không còn tên trong danh sách mới. Trong số đó, có nhiều cán bộ quản lý mà dư luận cho rằng không cần thiết phải có học hàm như ứng viên GS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên GS Lê Quân – Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ứng viên PGS Trương Xuân Cừ – Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, ứng viên PGS Hà Anh Đức – thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên PGS Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ứng viên PGS Lê Quang Minh – Giám đốc Sở Y tế Hà Nam, ứng viên PGS Trịnh Thanh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật (Bộ Khoa học và công nghệ)…

Có hay không việc “chạy nước rút”?

Bộ GD&ĐT cũng cho biết đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.

Mổ xẻ việc số lượng GS, PGS đột biến trong năm nay, dư luận cho rằng đó là kết quả của quá trình các ứng viên “chạy nước rút” trước khi dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS mà Bộ GD&ĐT lấy ý kiến gần 1 năm nay chính thức được ban hành.

Theo dự thảo này, tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và sẽ rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó.

Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục ĐH sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo.

Video đang HOT

Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS). Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế.

Nghĩa “giáo sư” từng chỉ “người dạy học”

Trước tiên, xin được nói về cách hiểu danh từ “giáo sư” trong tiếng Việt (dẫn theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công):

1.Đại Nam Quấc âm tự vị (Huình Tịnh Paulus Của-xuất bản 1895): “Giáo sư: Thầy dạy học, dạy đạo lý.”

2.Việt Nam tự điển (Hội khai trí tiến đức-xuất bản 1931): “Giáo sư: thầy dạy học.”

3.Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh-xuất bản 1932): “Giáo sư: Thầy dạy học (professeur, meitre)

Như vậy, các sách từ điển (1), (2), (3) xuất bản trước 1945 đều thống nhất: “Giáo sư” có nghĩa chung là thầy dạy học. Tuy nhiên, cũng là “thầy dạy học” nhưng trong thực tế có sự phân biệt: thầy dạy từ Trung học (đệ nhất niên đến đệ tứ niên) Tú tài (bán phần 2 năm và toàn phần 3 năm) trở lên mới được gọi là “giáo sư”.

Riêng thầy dạy cấp Tiểu học chỉ gọi là “hương sư” (thầy giáo dạy trường làng). Sau khi Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (1956), danh từ “giáo sư” không còn và không thể được hiểu, được dùng theo nghĩa duy nhất trước đây là “thầy dạy học” nữa.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên-xuất bản 1988) đã đưa ra nghĩa mới của “giáo sư” để phân biệt với cách hiểu cũ như sau:

-”Giáo sư: 1.Học hàm cao nhất phong cho cán bộ có trình độ cao trong giảng dạy, nghiên cứu và phát triển khoa học: giáo sư sử học; được phong hàm giáo sư. 2.Người được nhận hàm giáo sư: vị giáo sư; mời giáo sư lên phát biểu. 3 [cũ] người dạy ở trường trung học hay trường đại học thời trước.”

-Từ điển từ và ngữ Hán Việt (GS Nguyễn Lân-xb 1988): “Giáo sư (giáo:dạy bảo; sư: thầy giáo) 1. Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình. 2. Người dạy bảo: Thi đua ái quốc là trường đào tạo cán bộ rất rộng lớn mà giáo sư chính là quần chúng (Trường Chinh)

-Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân-xb 2003, tái bản 2006): “Giáo sư: danh từ (Hán: sư: thầy) Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình”.

Cần người xứng đáng chứ không phải danh xưng cho “oai”

Như vậy, từ 1 từ chỉ người “dạy học”, “dạy đạo lý” đơn thuần, cùng với những chuyển biến của xã hội, giáo sư đã trở thành một “danh vị” đứng đầu về nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Đương nhiên đi liền với nó không chỉ có lợi mà còn có danh.

Đợt phong giáo sư đầu tiên ở nước ta là vào ngày 11/9/1956, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 162/CP về việc phong hàm GS, PGS cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu. Sau đợt phong hàm GS đầu tiên, Chính phủ đã tổ chức xét và công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều đợt vào các năm 1980, 1984, 1988, 1991 và 1996. Trong các đợt này, gần 4.000 nhà giáo và nhà khoa học đã được phong hàm GS, PGS.

Về mặt cơ sở pháp lý, ngày 11/9/1976, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 162-CP của về hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học; Tiếp đó là Quyết định số 271-CP ngày 1/10/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc công nhận chức vụ Giáo sư và Phó Giáo sư trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học; Nghị định số 153-HĐBT, ngày 22/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước; Nghị định số 21/CP, ngày 4/3/1995, của Chính phủ, về việc thành lập Hội đồng Học hàm Nhà nước; Nghị định số 20/2001/NĐ-CP, Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg, ngày 31/12/2008.

Việc công nhận và tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như thế nào còn cần bàn thêm. Tuy nhiên đều người dân mong mỏng, kỳ vọng là, những GS, PGS Việt Nam phải là những người có thực tài, đóng góp thiết thực cho dân, cho nước, chứ không chỉ là 1 danh xưng cho ai đó “oai”.

Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng luôn quan tâm đến chất lượng nhà khoa học Việt Nam. Khi dư luận có ý kiến về việc đào tạo đội ngũ tiến sĩ, GS, Thủ tướng đã có yêu cầu chấn chỉnh ngay, rà soát nghiêm túc. Ngay cả GS có báo cáo giảng dạy thì giảng ở đâu, lúc nào, có hợp đồng giảng dạy không? Ngoại ngữ đạt trình độ nào, có giao tiếp được không?…

Theo Phapluatvn.vn

Vì sao GS, PGS ngành Khoa học xã hội ít công bố quốc tế hơn?

GS.TS Vũ Dũng - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Tâm lý học - đã có những trao đổi liên quan đến số lượng bài báo công bố quốc tế trong đợt xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2017.

Vì sao GS, PGS ngành Khoa học xã hội ít công bố quốc tế hơn? - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Tổng Thư ký HĐCDGS Nhà nước Trần Văn Nhung trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016

Theo thống kê của Văn phòng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, năm 2017 số ứng viên GS, PGS có số lượng bài báo công bố quốc tế tăng hơn nhiều so với những năm trước, trong đó có những bài đăng trên các tạp chí ISI và Scopus.

Như vậy, các nhà giáo của chúng ta ngày càng có nhiều bài công bố trên các tạp chí quốc tế hơn. Đây là một biểu hiện của sự hội nhập của khoa học Việt Nam với khoa học quốc tế. Tuy vậy, các ứng viên các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ có số lượng các bài báo quốc tế cao hơn các ứng viên ngành khoa học xã hội. Vấn đề này nên được hiểu như thế nào ?

Việc công bố quốc tế là rất cần thiết, đặc biệt trong xu thể hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với các quốc gia khu vực và thế giới hiện nay. Song, bài báo đó trước hết phải phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

GS Vũ Dũng

Trả lời câu hỏi này, GS Vũ Dũng cho rằng: việc công bố một bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế hay tạp chí quốc gia trước hết phải xem mục đích mà bài báo đó hướng tới.

Việc công bố quốc tế là rất cần thiết, đặc biệt trong xu thể hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với các quốc gia khu vực và thế giới hiện nay. Song, bài báo đó trước hết phải phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc công bố các bài báo khoa học có chất lượng khoa học tốt, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của Việt Nam thì bài báo đó dù đăng ở các tạp chí quốc gia vẫn cần được đ.ánh giá, ghi nhận và tôn trọng.

Tại sao các bài báo công bố trên các tạp chí ISI và Scopus lại tập trung nhiều hơn vào một số ngành, mà cụ thể là các ngành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ? Theo GS Vũ Dũng, điều này không khó để lý giải.

Vì các ngành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ ít liên quan đến vấn đề chính trị nhạy cảm, trong khi đó nhiều ngành khoa học xã hội lại liên quan đến các vấn đề chính trị nhạy cảm mà các lực lượng bên ngoài có thể lợi dụng để chống đối chung ta, có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Chẳng hạn, như ngành Quốc phòng, An ninh, Chính trị học, Tôn giáo học, Dân tộc học, một số lĩnh vực của Kinh tế học, Tâm lý học, Ngôn ngữ, Ngoại giao...

Việc công bố các bài báo của các ngành này trên các tạp chí quốc tế cần phải suy nghĩ, cân nhắc, thận trọng để vừa đảm bảo tính khoa học, vừa không tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đây là một bài toán không đơn giản. Việc một tỷ lệ đáng kể các ứng viên không có công bố quốc chủ yếu rơi vào các ngành khoa học này.

"Cách đây không lâu, một người ở Cục An toàn thực phẩm kể cho tôi nghe câu chuyện: Có một bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín về vấn đề vấn đề thiếu an toàn trong sản xuất thực phẩm ở nước ta, lập tức một số nước ngừng ngay nhập sản phẩm của nước ta, gây cho chúng ta thiệt hại lớn về kinh tế. Sau khi tìm hiểu ra mới biết họ dựa vào kết quả nghiên cứu của bài báo này. Đây là một minh chứng về hậu quả tiêu cực của một công bố quốc tế" - GS Vũ Dũng đưa ví dụ.

Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Tâm lý học cũng cho biết thêm: Việc công bố quốc tế có những yêu cầu rất khắt khe. Để công bố được một bài báo quốc tế phải mất từ 1 - 2 năm. Mặt khác, nhiều tạp chí quốc tế muốn đăng bài phải đóng một khoản lệ phí đáng kể. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với nhiều nhà khoa học, nhà giáo, đặc biệt là các nhà khoa học và nhà giáo trẻ.

"Đăng một bài báo trên tạp chí quốc tế là vấn đề không đơn giản, không chỉ thuần túy là vấn đề học thuật, vấn đề hội nhập, mà điều quan trọng hơn là nó không được phương hại đến lợi ích của dân tộc, quốc gia. Một bài báo dù công bố ở tạp chí nào mà nó phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì rất đáng được ghi nhận và tôn trọng".

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Angela Phương Trinh tiếp tục có hành động thách thức khiến netizen ngao ngán
14:41:19 04/06/2024
Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt
12:52:12 04/06/2024
Trấn Thành lại bị dính vào ồn ào muốn "riêng tư", khách ăn cùng nhà hàng bị yêu cầu xóa ảnh: Chuyện gì đây?
12:44:50 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"
12:41:27 04/06/2024
"Hot mom" Doãn Hải My lần đầu kể "tất tần tật" chuyện đi đẻ: Sinh thường, đau rũ rượi vẫn bị Đoàn Văn Hậu bắt làm một điều
13:20:01 04/06/2024
Mỹ nhân ly hôn năm 21 t.uổi bất ngờ phát ngôn vụ Xoài Non - Xemesis: Không phải chỉ vì ít học mới đổ vỡ
14:37:11 04/06/2024
Vụ bé 5 t.uổi t.ử v.ong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con
11:05:52 04/06/2024
Sao nữ Vbiz tiết lộ chi phí khủng sau 4 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm thất bại
14:00:02 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng

Sức khỏe

16:14:44 04/06/2024
Ung thư vòm họng nếu được phát hiện và điều trị sớm có tiên lượng khá tốt. Cần lưu ý, ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Single Nhật tiến mới lạ của aespa chưa ra mắt đã gây sốt

Nhạc quốc tế

16:03:51 04/06/2024
Tuy không có sự xuất hiện của vũ trụ thực tế ảo hoành tráng như album Supernova, Hot Mess vẫn được dự đoán sẽ giúp aespa ra mắt ấn tượng tại Nhật Bản.

Sau 30 t.uổi, người có 4 đặc điểm này trông sẽ già nua, da dẻ nhanh lão hóa hơn người khác

Làm đẹp

15:52:49 04/06/2024
Sau t.uổi 34, tốc độ lão hóa của con người sẽ tăng nhanh hơn nhưng ở một số người, những dấu hiệu của t.uổi già sẽ dễ hiện rõ hơn so với những người khác.

Mbappe gia nhập danh sách 'món hời' của Perez

Sao thể thao

15:20:29 04/06/2024
Kylian Mbappe là nét mới trong chiến lược chuyển nhượng của Real Madrid. Họ đã tiết kiệm được rất nhiều t.iền trong những năm gần đây.

Người đẹp Hoa hậu Đại dương dự thi Miss Culture International 2024

Sao việt

15:12:32 04/06/2024
Nguyễn Đặng Như Quỳnh, Top 10 Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023, được Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM cấp phép dự thi Miss Culture International 2024 tại Indonesia.

Quyền Linh, Ngọc Lan hụt hẫng khi chàng họa sĩ bị từ chối hẹn hò

Tv show

15:09:34 04/06/2024
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô gái 32 t.uổi chưa có kinh nghiệm yêu đương được ghép đôi với chàng họa sĩ từng qua một lần đò .

Thiếu nữ bị 1 người xô đổ xe, đè xuống bãi đất lúc đêm khuya

Pháp luật

15:02:15 04/06/2024
Camera ghi lại cảnh cô gái đi xe máy trên đường đi làm về lúc đêm khuya, khi đến đoạn đường vắng thì bị một nam thanh niên đi xe máy áp sát, xô ngã xe.

Lâm Bảo Châu 'choáng váng' trước quyết định của Lệ Quyên

Nhạc việt

15:00:36 04/06/2024
Khi thực hiện MV Tình chỉ đẹp khi vừa bắt đầu , Lệ Quyên mong muốn làm mới chính mình nên khi cảm thấy ca khúc chưa vừa ý, cô sẵn sàng làm lại từ đầu khiến Lâm Bảo Châu ngỡ ngàng.

Nữ chính phim Hàn hay nhất hiện tại bị mắng chỉ nên đóng "c.ảnh n.óng", sắp tái xuất ở bom tấn của Lee Min Ho

Hậu trường phim

14:50:21 04/06/2024
Từng phải chịu những lời nhận xét khó nghe thời mới đóng phim, giờ mỹ nhân Hàn này đã thành danh và góp mặt trong nhiều dự án phim nổi tiếng.

Choi Ji Woo và con gái sẽ tham gia chương trình The Return of Superman

Sao châu á

14:30:56 04/06/2024
Ngôi sao Bản tình ca mùa đông sẽ xuất hiện với vai trò là người mẹ mới trong chương trình The Return of Superman của đài KBS.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Mẹ Nam gặp chồng cũ của Mỹ Đình để "điều tra"

Phim việt

14:24:44 04/06/2024
Mỹ Đình không giấu được sự lo lắng khi nói chuyện cùng mẹ Nam, đặc biệt khi bà tiết lộ đã đến gặp chồng cũ của cô để điều tra .