Món Việt chế biến kiểu Âu
Đó là cách chế biến hoàn toàn không dùng đến gia vị đường và bột ngọt mà độ ngon phụ thuộc vào hương vị tự nhiên của nguyên liệu như cách chế biến của người phương Tây.
Sự phá cách so với lối chế biến truyền thống của người Việt được bếp trưởng khách sạn Continental (TP.HCM) Nguyễn Huỳnh Vi Vương chia sẻ dưới đây giúp món ăn không những vẫn giữ nguyên độ ngon vốn có mà còn mang đến hương thơm nhiều hơn.
Dùng mật ong để thay thế đường. Món thịt sẽ có màu vàng óng và thơm ngọt thanh tao hơn nhiều so với cách kho truyền thống.
Nguyên liệu
- 1/2 kg thịt heo đùi
- 4 trứng vịt
- 1 trái dừa xiêm
- Một ít hành, ớt, mật ong.
Cách làm
Trứng vịt luộc bóc vỏ. Thịt đùi cắt miếng vừa ăn.
Hành, ớt cắt nhuyễn ướp vào thịt rồi cho 1 muỗng canh muối và 2 muỗng canh mật ong vào ướp khoảng 30 phút.
Sau đó cho thịt vào nồi bắc lên bếp tao cho thịt săn lại và hơi ngả màu vàng thì cho nước dừa vào, vặn lửa riu riu, vừa đun vừa hớt bọt liên tục khoảng 4 tiếng đồng hồ là được. Sau đó cho trứng vào, nêm nước thịt kho lại, nếu thấy nhạt có thể cho thêm tí muối và mật ong.
Nếu như bình thường 1 kg lạp xưởng tươi được sử dụng đến 100 gr đường thì cách làm mới này sẽ thay đường bằng rượu vang nho. Đó cũng là lý do khiến món lạp xưởng thành phẩm không chỉ có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon mà còn thơm thoang thoảng hương vang nho hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 1 kg thịt nạc dăm (thịt tươi nóng vừa ra lò)
- 100 gr mỡ heo (mỡ gáy)
Video đang HOT
- 2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh tiêu sọ
- Ruột heo khô (chọn loại ruột của heo có trọng lượng từ 80 kg trở lên)
- 2 muỗng canh rượu vang nho
- 5 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ.
Cách làm
Thịt nạc xay trộn đều với mỡ gáy cắt hạt lựu rồi cho tất cả gia vị vào trộn đều ướp khoảng 2 – 3 giờ, sau đó nhồi vào ruột, dùng tăm xăm nhiều lỗ nhỏ li ti cho thoát hơi. Mang lạp xưởng ra phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày cho lên men chua chua ngọt ngọt, hương rượu vang cũng dậy lên rất thơm.
Đây là một trong những món ăn giải ngán ngày tết. Cách chế biến mới sẽ dùng nước mía thay đường cho ra món gỏi chua ngọt thanh tao và mang hương mía, tắc (quất) thoang thoảng hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 200 gr ngó sen
- 1/2 củ cà rốt
- 100 gr tôm sú
- 100 gr thịt ba rọi
- 100 ml nước mía
- 100 gr tắc trái
- Một ít rau ngò rí, hành tây, hành phi và đậu phộng
- Một ít nước mắm và một ít muối.
Cách làm
Tôm sú luộc chín lột vỏ, thịt ba rọi luộc chín thái mỏng. Ngó sen, cà rốt chẻ mỏng cắt khúc vừa ăn.
Tắc vắt lấy nước hòa cùng nước mía, cho 1 muỗng canh nước mắm và 1/2 muỗng cà phê muối khuấy tan đều thành nước trộn gỏi.
Rau xanh cắt khúc trộn chung với ngó sen, rồi cho tôm, thịt cùng nước trộn gỏi vào trộn đều ăn kèm với bánh phồng tôm.
Cách chế biến mới này không những mang đến hương vị mới lạ mà còn giúp khắc phục được nhược điểm ra nước, gây ỉu ngó sen của món gỏi trộn với đường. Món gỏi này vẫn giữ nguyên độ giòn của ngó sen và không chảy nước khi để lâu.
Đây là món ăn thường được người nấu nêm nhiều bột ngọt. Cách khắc phục là dùng nước xương hầm gà thay thế.
Nguyên liệu
- 1 kg xương gà
- 2 trái khổ qua (loại 3 trái/kg)
- 200 gr cá thác lác
- Một ít hành, ngò, một ít hành boa rô, một ít cần tây.
- Một trái dừa xiêm.
Cách làm
Xương gà mua về nướng vàng trên than hồng (để khử mùi tanh) sau đó mang rửa sạch.
Hành tây, boa rô và cần tây rửa sạch cắt khúc, nướng vàng.
Bắc nồi nước lên nấu sôi rồi cho xương gà và rau gia vị vào hầm khoảng 2 tiếng để lấy nước ngọt. Sau đó dùng rây lược lại cho nước trong rồi cho nước dừa xiêm vào đun sôi, nêm thêm tí muối, ta có được nồi nước dùng.
Khổ qua chẻ dọc, bỏ hạt.
Cá thác lác cho tí nước mắm và tiêu đánh dẻo rồi nhồi vào khổ qua. Để nhân khổ qua không bị lồi ra khỏi trái gây mất thẩm mỹ, bạn nên thoa lên bề mặt nhân một lớp nước mắm.
Cho khổ qua đã được dồn cá thác lác vào nồi nước dùng đun sôi, hầm từ 1,5 – 2 tiếng là được.
Cách mới nấu thịt kho tàu: Thành phẩm mềm, thơm, trong màu hổ phách, ăn 1 miếng như tan trong miệng
Món thịt kho này có 2 vị mặn ngọt hòa quyện, nên được gọi là thịt kho tàu.
Thịt kho tàu là món ăn thường thấy trên mâm cơm của những gia đình Việt. Nhiều người lầm tưởng rằng thịt kho theo kiểu của Trung Hoa hay Hoa kiều nên được gọi là kho tàu nhưng sự thật món ăn này hoàn toàn thuần Việt.
Thịt kho tàu là món ăn thuần Việt
Thành viên Đinh Vũ Quang Cường trên diễn đàn ẩm thực đã giải thích, tên gọi là theo cách gọi của người miền Tây Nam bộ. Chữ "tàu" ở đây, theo ngôn ngữ, nghĩa của người miền Tây là lờ lợ (vừa mặn, vừa ngọt). Những vùng nước lợ cũng gọi là "tàu". Như những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ. Món thịt kho này có 2 vị mặn ngọt hòa quyện, nên người dân gọi là thịt kho tàu.
Cùng với việc giải thích tên gọi của món thịt kho tàu, thành viên Quang Cường cũng chia sẻ với chị em kinh nghiệm món thịt kho tàu mềm, thơm, đậm vị mặn ngọt hòa quyện. Theo anh Cường, muốn thịt kho tàu chuẩn vị, có màu nâu đỏ đẹp mắt thì bí quyết chính là nằm ở khâu thắng nước hàng (nước màu) và tẩm ướp.
Cách làm của anh Quang Cường đã được nhiều chị em khen ngợi và học hỏi.
Thịt thái miếng lớn đều
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ hoặc chân giò: 600 gram; đường, xì dầu, tương ớt (hoặc tương cà), mắm, muối, hạt nêm, nước cốt chanh, hành, tỏi, ớt....
Cách làm:
Ướp thịt với gia vị tầm 2-3 tiếng
Bước 1: Thịt ba chỉ (chân giò) sơ chế sạch, cắt miếng lớn đều. Ướp thịt cùng chút đường, mắm, muối, hạt nêm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh tầm 2-3 tiếng.
Bước 2: Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dầu ăn cùng 1,5 thìa canh đường vào thắng đến khi đường chuyển màu nâu sậm, tắt bếp.
Quan trọng nhất là khâu nhuộm màu thịt
Bước 3: Sau đó, thêm 1,5 thìa phở xì dầu (nước tương) 01 thìa tương ớt hoặc tương cà vào chảo, trộn đều. Tiếp tục đun thêm 1 lát cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Kế tiếp, bạn cho hành tím, tỏi, ớt vào xào cùng hỗn hợp nước màu (lưu ý hành, tỏi, ớt chỉ thái mà không đập dập. Làm vậy để khi kho, nước thịt có độ trong và không bị bọt).
Bước 4: Cho thịt đã ướp vào chảo nước màu, để lửa vừa cho màu nhuộn đều vào thịt. Nhuộm chừng 10 phút cho thịt ngấm nước màu. Nhuộm vậy để khi các bạn thêm nước hoặc nước dừa thì màu thịt không bị nhạt đi.
Thành phẩm thịt kho tàu khiến ai cũng ứa nước miếng
Bước 5: Sau khi nhuộm màu thịt xong, chuyển thịt qua nồi hay niêu đất,... Thêm nước hoặc nước dừa ngập xâm xấp so với miếng thịt, đun lửa nhỏ. Tùy vào độ mềm mong muốn, mà các bạn căn chỉnh thời gian kho từ 45-60 phút là thịt mềm tơi.
Công thức làm thịt kho tàu mềm, đậm vị Thịt kho tàu không phải là món ăn xa lạ trong bữa cơm người Việt. Chỉ cần áp dụng công thức sau, bạn dễ dàng chế biến món ngon đậm đà khiến cả nhà đều khen ngon.