Món mì hút khách vì trông như cốc bia
Nhà hàng đồ Nhật ở Canada đã nhận được sự chú ý lớn sau khi ra mắt món mì ramen lạnh đựng trong cốc bia vô cùng độc đáo.
Nếu nhìn qua, món mì của nhà hàng Yuu Japanese Tapas ở Vancouver, Canada trông như thể người ta vừa mới đổ mì vào bia. Thế nhưng thực chất đây là nước dùng được ninh từ cá ngừ và để lạnh. Sau đó người ta cho mì vào trong cốc, đánh bông hỗn hợp lòng trắng trứng và gelatin lên để làm “bọt bia” rồi đặt lên trên. Julia Kubotani, chủ quán ăn theo phong cách Nhật, khẳng định món này không chứa bất kỳ chất cồn nào.
Món mì bia độc lạ của nhà hàng Yuu Japanese Tapas ở Vancouver, Canada.
Julia cho biết cô nảy ra ý tưởng làm món mì bia vào một ngày hè ở Vancouver. “Thật may, chúng tôi đã có một mùa hè rất nóng. Tôi đang ngồi trên sofa và nghĩ tới cốc bia thật lạnh. Tôi tự hỏi sao mình không làm ramen bia chứ?”, cô kể với Insider.
Những hình ảnh về món mì bia sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và cả ý kiến trái chiều của cư dân mạng từ khắp nơi trên thế giới. “Cả đời này tôi chưa từng thấy món ăn nào kém hấp dẫn như thế này…”, “Trông nó có vẻ không ngon”, “Thú vị đấy chứ! Có lẽ tôi sẽ thử làm món này ở nhà bằng cách cho mì pasta vào cốc bia”, … một số người để lại bình luận.
Được biết với những người không thích ramen bia nhà hàng cũng phục vụ cả món mì đựng trong bát truyền thống. Món mì bia này cũng không phải là món bia ramen. Bia ramen là một loại bia mới được làm với chính những sợi mì ramen. Loại bia này được Collective Brewing Project cho ra mắt vào tháng 6/2017 trong một thời gian ngắn.
Video đang HOT
Theo Insider, ramen là món mì truyền thống nổi tiếng của Nhật. Để thưởng thức trọn vị ngon của ramen, đầu tiên bạn cần trộn các thành phần trong bát mì, húp nước dùng sau đó xì xụp ăn các sợi mì. Ở quận Toyama, Nhật, du khách có thể thử mì ramen đen ở một quán nhỏ đã có 70 năm tuổi. Món ăn này có nước dùng làm từ 5 loại xì dầu và một nguyên liệu bí truyền.
Cuộc sống giam lỏng khác lạ của bà Mạnh Vãn Chu trong biệt thự 4 triệu USD
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã chi ra một khoản tiền lớn để được tại ngoại dưới sự quản thúc của một công ty an ninh tư nhân tại Canada suốt gần 3 năm để chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tại biệt thự của gia đình ở Vancouver (Ảnh: Bloomberg).
Trong một diễn biến bất ngờ sau cuộc chiến pháp lý dai dẳng kéo dài gần 3 năm, hôm 24/9, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ về việc hoãn truy tố đối với bà.
Theo thỏa thuận, bà Mạnh thừa nhận mắc một số sai phạm không nghiêm trọng, đổi lại, Bộ Tư pháp Mỹ đồng ý hoãn truy tố bà đến tháng 12/2022 và rút lại đề nghị dẫn độ. Điều này đồng nghĩa với việc bà Mạnh Vãn Chu có thể trở về Trung Quốc sau gần 3 năm bị quản thúc ở Vancouver, Canada.
Trước khi lên máy bay trở về quê nhà, bà Mạnh đã nói với những người ủng hộ bên ngoài tòa án ở Vancouver rằng: "Suốt 3 năm qua, cuộc sống cả tôi đã bị đảo lộn. Đó là khoảng thời gian gián đoạn cuộc sống của tôi với vai trò một người vợ, một người mẹ. Nhưng tôi tin rằng trời đã quang, mây tạnh. Đó là một trải nghiệm quý báu. Tôi sẽ luôn ghi nhớ những lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành cho tôi".
Bị giám sát 24/7
Với bà Mạnh, hơn 1.000 ngày qua thực sự là một trải nghiệm chưa từng có. Hôm 1/12/2018, bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ.
Người thân của bà Mạnh đã phải nộp cho tòa án khoản tiền bảo lãnh lên tới 7,5 triệu USD để được tại ngoại tại biệt thự riêng ở Vancouver. Ngoài ra, bà cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho công ty an ninh tư nhân Lions Gate để giám sát bà 24/7 theo điều khoản tại ngoại. Nicholas Casale, một cựu thám tử của cảnh sát Vancouver cho biết, khoản tiền trên vào khoảng 7.000 USD/ngày, tương đương 2,5 triệu USD/năm.
Bà Mạnh Vãn Chu phải đeo thiết bị định vị ở cổ chân trong suốt thời gian tại ngoại ở Canada (Ảnh: Reuters).
Theo điều khoản tại ngoại, nữ giám đốc 49 tuổi này phải đeo một thiết bị định vị GPS ở cổ chân và không được phép ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 23h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Ông Lưu Hiểu Tông, chồng của bà Mạnh cho biết, trong thời gian bị quản thúc ở Vancouver, mỗi khi ra ngoài, vợ ông thường có 3 nhân viên an ninh đi cùng. Các nhân viên này không cố định, mà có thể thay đổi theo từng ngày. Những người này sẽ ngồi cùng xe với bà Mạnh khi di chuyển đến bất cứ đâu, điều từng khiến ông Lưu lo ngại vợ mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao hơn bởi bà Mạnh có tiền sử ung thư tuyến giáp và huyết áp cao.
Thời điểm đó, các công tố viên Canada lập luận rằng, các biện pháp hạn chế mà họ đưa ra là mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo bà Mạnh Vãn Chu không trốn khỏi Canada trong thời gian tại ngoại, vì vậy không có lý do để điều chỉnh".
Cuộc sống tại ngoại rất khác
Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh Vãn Chu vẫn có thể đi lại tự do trong khu vực 100 km2 ở Vancouver (Ảnh: Global Times).
Mặc dù bị quản thúc, nhưng bà Mạnh, một trong những lãnh đạo doanh nghiệp quyền lực bậc nhất ở Trung Quốc, vẫn có được sự tự do, thoải mái nhất định ở Vancouver.
Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh sống trong căn biệt thự trị giá hơn 4 triệu USD của gia đình, chồng và con gái vẫn có thể tới thăm. Mặc dù bị giám sát 24/7, nhưng bà vẫn có thể tự do đi lại trong khu vực hơn 100 km2 ở Vancouver trừ thời gian giới nghiêm. Do đó, bà Mạnh vẫn có thể lui tới các nhà hàng, trung tâm mua sắm cao cấp ở Vancouver. Các vệ sĩ có nhiệm vụ che chắn để giúp bà Mạnh tránh ánh mắt tò mò của công chúng. Các cửa hiệu ở Vancouver thậm chí có thể dành không gian riêng để bà Mạnh mua sắm.
Cựu thám tử Vancouver Nicholas Casale cho rằng những điều kiện tại ngoại của bà Mạnh khá bất thường, bởi thông thường, một người khi bị quản thúc sẽ bị hạn chế ra ngoài cũng như hạn chế thông tin liên lạc. "Bạn không thể ra ngoài ăn tối hay đi mua sắm", ông Casale nói.
Trong suốt hơn 1.000 bị quản thúc tại Vancouver, bà Mạnh cũng giết thời gian bằng cách vẽ tranh, đọc sách và làm việc. Bà muốn tiếp tục học tiến sĩ quản trị kinh doanh ở đại học British Columbia gần nhà.
Sau khi bị bắt giữ, bà Mạnh từng chia sẻ tại một phiên điều trần rằng: "Tôi đã làm việc chăm chỉ 25 năm nay. Nếu được trả, mục tiêu đơn giản và duy nhất của tôi là dành thời gian cho chồng và con gái. Nhiều năm nay tôi không có thời gian đọc tiểu thuyết".
Bà Mạnh Vãn Chu được chào đón khi trở về Trung Quốc hôm 25/9 (Ảnh: Xinhua).
Hiện chưa rõ dự định của bà Mạnh sau khi trở về Trung Quốc, nhưng một số nhà quan sát cho rằng, cuộc chiến pháp lý của Huawei và Mỹ có thể chưa dừng lại ở đó.
Bà Mạnh Vãn Chu, 49 tuổi, là con gái lớn của nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) Nhậm Chính Phi. Bà được đồn đoán là người thừa kế tiềm năng của cha mình. Anh trai bà Mạnh và một số người họ hàng của bà đều làm việc tại Huawei nhưng không ai nắm chức vụ quản lý cao như bà.
Bà Mạnh gia nhập Huawei vào năm 1993 với bằng thạc sĩ Đại học Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, bà đã trải qua nhiều chức vụ khác nhau, từ một thư ký chuyên nhận các cuộc điện thoại cho đến thành viên hội đồng quản trị. Những người trong tập đoàn mô tả bà là người có năng lực và chăm chỉ.
Trung Quốc nói Canada nên rút bài học từ vụ Mạnh Vãn Chu Trung Quốc cho rằng Canada nên hành động phù hợp với lợi ích của mình, đồng thời đề cao sự trở về của giám đốc tài chính Huawei. "Sự trở về của giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu cho thấy khả năng bảo vệ công dân, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia của chính phủ Trung Quốc. Canada nên rút...