Món mắm nhum Mỹ An độc đáo thơm lừng
Món mắm nhum thì chỉ có ở Mỹ An – Bình Định là ngon. Ngày xưa, mọi người dùng mắm nhum ở nơi đây để cống tiến cho vua.
Nhưng ngày nay nó đã thành đặc sản nổi tiếng khắp các vùng miền.
Món mắm nhum Mỹ An độc đáo thơm lừng
Đôi nét về nhum:
Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
Khi còn nhỏ, con nhum tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Khi lớn có hình tròn dẹt, có thể nhận ra chúng trong đám rong rêu vì thân nhum có nhiều gai, giương ra khỏi lớp vỏ để tự vệ
Thực chất, nhum còn có thể được gọi với những tên như là cầu gai hoặc nhím biển. Trong loại nhum lại được chia ra thành nhiều loại nhum khác nhau. Và loại nhum được dùng để chế biến nên đặc sản mắm nhumbắt buộc phải là loại nhum ta có màu đen.
Cách sơ chế nhum:
Đối với những con nhum mập, khi xử lý phần vỏ và gai nhọn bên ngoài, bạn sẽ thấy thịt nhum bên trong nhìn khá giống với múi sầu riêng.
Video đang HOT
Còn đối với loại nhum gầy, thịt của nhum sẽ trông giống như gạch và bám dọc theo phần vỏ. Tuy nhiên, dẫu là loại nhum mập hay gầy thì đều có chung đặc điểm là vô cùng béo ngậy, thơm ngon.
Cách chế biến món mắm nhum Mỹ An:
Gia vị để chế biến nên món mắm nhum cũng khá là đơn giản, chỉ cần có muối nguyên hạt, tỏi và tiêu nguyên hạt là bạn đã có thể chế biến nên món đặc sản nổi tiếng.
Sau khi tẩm ướp nhum với các gia vị trên, người ta sẽ đem nhum để vào một chum sành và vùi vào bếp tro hoặc để ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày.
Món mắm nhum:
Sau khi thịt nhum biến thành mắm, sẽ có màu đỏ đục, mùi thơm dễ chịu, thịt nhum rã ra dưới dạng sệt. Về hương vị, mắm nhum sẽ có vị mặn của muối, vị thơm của tỏi và sự cay nồng của tiêu. Chính những hương vị trên đã tạo nên một tổ hợp mùi vị hòa quyện vào nhau để cho ra đời món mắmnhum Mỹ An trứ danh xa gần.
Món ăn kèm với mắm nhum cũng rất đa dạng, tuy nhiên để tận hưởng được mùi vị nguyên chất và thuần túy nhất của mắm nhum. Người ta thường ăn kèm với thịt ba chỉ luộc, rau sống và bún tươi. Sự kết hợp trên đảm bảo có thể làm hài lòng bất kì một thực khách khó tính nào.
Có thể nói, mắm nhum Mỹ An từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa và là nét tiêu biểu cho đặc sản Bình Định nói riêng và nền công nghiệp du lịch Bình Định nói chung.
Bình Định nổi tiếng với món đặc sản gai góc, đặc biệt món mắm sản vật tiến vua
Nguyên liệu làm món đặc sản này là nhum biển- loại hải sản mà ngày xưa chỉ dùng để dâng bậc vua chúa, bây giờ có tiền cũng khó mua được.
Nhum - món mắm đặc sản tiến vua
Người dân Bình Định cho biết, tại vùng biển địa phương nhum biển có 4 loại là nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn. Trong đó, nhum đen và nhum giang là có thể chế biến đặc sản mắm nhum và nhiều món ngon có hương vị đặc biệt.
Nhum biển, đặc sản không phải có tiền lúc nào mua cũng được.
Do có vỏ hình cầu phủ đầy gai nhọn như lông nhím, dài từ 2-4cm nên nhum biển còn được gọi là cầu gai, nhím biển. Khi trưởng thành, nhum biển có đường kính khoảng 8-10cm; dày 3 - 4cm. Gai của nhum biển gây đau nhức nếu bị đâm phải.
Mắm nhum Bình Định được chế biến từ con nhum. Nhum có nhiều tên địa phương khác nhau , có nơi gọi là con chôm chôm, cầu gai, có nơi gọi là con nhím biển. Thịt nhum chế biến được nhiều món ăn tuyệt hảo như: nhum nướng, nhum sống ăn với cải bẹ xanh, tuy nhiên có lẽ mắm nhum vẫn là món được người dân địa phương yêu thích nhất.
Món ăn đặc sản của Bình Định. Ảnh: phuongmaitourist
Nguyên liệu làm mắm nhum khó tìm nên dù là một đặc sản bình định nổi tiếng nhưng món ăn này lại không được phổ biến rộng rãi. Để bắt được nhum phải là những người có nghề, bởi nhum có nhiều gai, khi bắt phải dùng một chiếc móc sắt giật khẽ nhum về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Cái khó là không được khua động mạnh, nếu không nhum sẽ bắn gai vào tay người bắt rồi bám chặt vào vách đá.
Nhum - đặc sản ngày càng khan hiếm đắt đỏ
Người dân Bình Định bộc bạch: "Ngày trước con nhum ở khu vực gành đá cách bờ biển 5-7m nhiều vô số kể. Cứ vào buổi sáng hay chiều thì người dân mang kính, giỏ ra lặn bắt về, bổ vỏ bỏ lấy thịt chế biến làm mắm nhum. Nếu có đem bán thì cũng vài chục ngàn đồng/kg nhum thịt mà thôi".
Số tiền thu nhập từ lặn bắt nhum mang lại cho người dân từ 400.000-600.000 đồng/người/ngày
"Tuy nhiên gần đây, sau khi được thưởng thức và cảm nhận được vị ngon, bổ của nhum nên tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến mua. Vì vậy số lượng người tham gia săn bắt tăng, giá cũng tăng lên vùn vụt. Có thời điểm nhum biển lên giá khoảng 350.000 đồng/kg nhưng không có bán, có người phải đặt trước cả tuần mới mua được", người dân cho biết.
Mắm nhum dễ chế biến, tuy nhiên 100kg nhum chỉ chế biến được 2kg nhum thịt. Chính vì thế, người có tiền cũng khó có thể mua được món đặc sản hiếm có này.
Để làm mắm nhum, người ta cho thịt nhum cùng muối hạt vào một chiếc chum, vùi dưới bếp tro hoặc phơi ngoài nắng cỡ độ 15 ngày là mắm chín. Mắm chín khi mở ra sẽ hơi sệt, thơm nức mũi. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mắm nhum ngon nhất khi ăn cùng thịt lợn luộc, bún và rau sống. Khi miếng thịt chấm vào tô mắm có pha chút ớt, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi đọng trên đầu lưỡi.
Mắm nhum pha cùng ớt ăn sẽ ngon hơn. Ảnh: binhdinh
Mắm nhum có màu đỏ đục trông vô cùng hấp dẫn, chỉ nhìn thôi đủ khiến thực khách muốn nếm thử. Món ăn này không chỉ đơn giản là một món đặc sản của vùng đất Bình Định mà còn là một biểu tượng cho phong cách ẩm thực của người dân nơi đây.
Mắm nhum Quảng Ngãi sản vật tiến vua Mắm Nhum là đặc sản tiến vua của người dân biển Quảng Ngãi, nên mắm nhum còn được gọi với cái tên hoa mỹ là "Mắm tiến vua" hay "Mắm quý tộc". Mắm nhum Quảng Ngãi được chế biến từ con nhum. Nhum có nhiều tên địa phương khác nhau , có nơi gọi là con chôm chôm, cầu gai, có nơi gọi...