Món gà nướng lu xôi cháy đốn tim bao thực khách đến miền đất võ
Món gà nướng lu xôi cháy là món ăn rất dân dã, mộc mạc của miền đất võ Bình Định đã làm nên thương hiệu của ẩm thực đất võ, với cách chế biến đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ.
Món gà nướng lu xôi cháy đốn tim bao thực khách đến miền đất võ
Món gà nướng lu xôi cháy miền đất võ:
Miếng gà óng vàng thơm nức ăn cùng với xôi cháy giòn rụm, kèm thêm một chút kim chi sẽ khiến thực khách đến vùng đất võ Bình Định mê mẩn.
Từ lâu, Bình Định được mệnh danh là miền đất võ huyền thoại. Du khách đến đây ngoài say mê thăm các di tích lịch sử văn hóa, các làng võ nổi tiếng dệt nên bao huyền thoại còn bị đốn tim bởi những món ăn rất dân dã, mộc mạc như con người của mảnh đất này. Gà nướng lu xôi cháy là món ăn đã làm nên thương hiệu của ẩm thực đất võ, với cách chế biến đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ.
Cách chế biến món gà nướng lu xôi cháy:
Video đang HOT
Nguyên liệu chuẩn bị:
Để chế biến món ăn này, người đầu bếp thường chọn những con gà thả vườn, nặng tầm hơn 1kg. Gà được thả vườn nên thịt rất săn chắc, thơm.
Cách làm món gà nướng lu:
Sau khi làm gà sạch sẽ, người ta sẽ ướp gia vị đậm đà, ướp đều tay rồi cho vào lu nướng ở nhiệt độ cao.
Người chế biến cũng phải căn giờ cho chuẩn, khoảng 1 tiếng để sao cho lớp da bên ngoài vàng óng, giòn mà bên trong thịt vừa tới chín, không bị khô và giữ nguyên được vị ngọt của thịt gà. Ngọn lửa cũng phải giữ cho tỏa đều trong lu, để gà được chín đều, khi chín sẽ tỏa mùi thơm nức, hấp dẫn.
Làm phần xôi cháy:
Món gà sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu đi phần xôi cũng được chế biến khá cầu kỳ, sao cho lớp bên ngoài giòn tan mà bên trong xôi vẫn tơi ra, không mềm hay nhão.
Thưởng thức món gà nướng lu xôi cháy:
Người Bình Định cũng khá tỉ mẩn trong cách bày xếp, sao cho những miếng gà được chặt nhỏ, được xếp gọn gàng thành hình đẹp mắt lên chiếc mâm bọc giấy bạc, xếp cùng xôi cháy, một chút trang trí với dưa leo, rau thơm.
Sự hòa quyện giữa màu vàng óng của gà, của cơm cháy, với màu xanh của rau sống, tạo nên sự hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ thấy được sự hòa quyện giữa thịt gà thơm, ngọt với phần xôi thơm mùi gạo, vị giòn tan nơi đầu lưỡi. Tùy theo mỗi quán, nhưng gà nướng lu xôi cháy thường được ăn kèm với kim chi hoặc dưa chua cho đỡ ngán.
Xé một miếng thịt gà, ăn cùng một chút xôi, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt đậm đà của gà, vị thơm dẻo của xôi quyện với vị chua, cay của kim chi, rất thú vị.
Thưởng thức gà nướng lu xôi cháy
Cháo se, bánh hòn Hương Canh
Từ nhiều đời nay, ở Ba làng Cánh (nay là thị trấn Hương Canh) đã lưu truyền hai món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng, đó là cháo se, bánh hòn. Cái tên nghe mộc mạc nhưng luôn để lại ấn tượng khó quên cho những người đã từng thưởng thức.
Có khá nhiều giai thoại quanh hai món ăn độc đáo của vùng quê lúa nước này. Sân đình làng Hương Canh từ xa xưa đến tận ngày nay vẫn giữ lệ dành ra ngày 25 tháng chạp âm lịch hàng năm họp chợ tết chỉ để bán cháo se, bánh hòn cho người già và trẻ con khắp vùng quê về thưởng thức. Nhiều đám cưới chân quê chỉ tổ chức bằng vài mâm cháo se, bánh hòn mà các đôi uyên ương vẫn sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Không hiếm các cuộc vui gặp mặt đồng môn, mừng con đầy tháng, đầy năm, các tiệc mừng sinh nhật, mừng thọ, giỗ họ... rất trang trọng tưng bừng chỉ bằng hai thứ đặc sản này. Có những cụ già hơn nửa thế kỷ qua, sớm nào cũng ăn quà sáng bằng cháo se, bánh hòn mà hôm nào cũng vẫn cảm thấy rất ngon miệng. Các cụ luôn khẳng định rằng: Cháo se, bánh hòn của hai làng Ngọc Canh và Tiên Hường là ngon nhất vùng! Quả thật làm ra cháo se, bánh hòn hảo hạng cũng không dễ. Các bà, các chị ở hai làng đó, chỉ qua hai món ấy cũng đủ để chứng tỏ tài năng bếp núc của mình.
Gạo làm cháo se, bánh hòn phải là thứ gạo tẻ ngon nhất được để dành từ vụ trước cho giảm độ dính. Gạo vo sạch, để ráo nước, giã nhỏ và rây lấy bột mịn, rẩy nước đủ độ ẩm rồi đổ vào chõ hấp. Lấy mươi chiếc đũa cắm chụm lại ở tâm chõ, mươi chiếc khác cắm rải rác xung quanh. Đun sôi nước nồi đáy. Rút đũa ra cho hơi nước bốc lên trên mặt bột độ mười lăm phút. Khi thấy bột nở ra, xôm xốp thì bắc chõ xuống, đổ bột ra một cái mâm sạch. Múc nước nồi đáy, múc ít một đổ vào bột. Lấy đũa đảo bột cho ngấm đều nước, rồi đảo kỹ cho thật dẻo. Lúc này bột chỉ còn hơi nóng, lấy tay nhào bóp bột, luyện kỹ cho đến khi cả mảng bột quyện vào nhau. Véo một cục bột ra mà không dính tay, có thể kéo dài ra không bị đứt là được. Đó là bột làm bánh hòn. Số bột dành làm cháo se còn phải luyện kỹ hơn nữa để khi se thành sợi thật dài vẫn không bị đứt đoạn.
Từng hòn bột nhỉnh bằng quả ổi con, dẻo quánh được nặn mỏng, rỗng khum miệng chén; nhân hành mỡ sào mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn nạc băm vụn cho vào giữa, rồi vuốt nặn bịt kín miệng lại như hình quả bóng bàn. Từng lớp bánh hòn đem xếp dần vào chõ đang nghi ngút hơi nước nóng. Đậy vung cho lớp bánh dưới lên da non, mới xếp tiếp lớp bánh khác lên trên. Đun nhỏ lửa đến khi hương thơm bay ra ngào ngạt, mở vung ra thấy những hòn bánh đã ngả màu trắng trong, nhìn được cả nhân bên trong là bánh đã chín. Bày bánh ra khay, ra đĩa hoặc ủ vào thúng có lót lá chuối để giữ nhiệt được lâu. Bánh ngon khi chỉ còn ấm nóng.
Nấu nồi cháo se cũng phải thật kỳ công. Thịt lợn nạc thái chỉ, thịt gà ri lóc hết xương hoặc chim câu ra giàng, băm nhỏ hạt lựu, ướp gia vị cùng nước mắm ngon rồi sào lên trước khi cho vào nồi nước đang sôi. Từng nắm bột dẻo đã được luyện kỹ đặt giữa hai lòng bàn tay se thật đều, cố miết gan bàn tay cho chặt để giữ độ dài cho dòng bột đang chảy liên tục xuống nồi nước đang sôi sục. Se độ ba bốn nắm thì lấy đũa đảo nhẹ cho các sợi bột tản ra không bị quẩn rối vào nhau và để cho nước có chõ dềnh lên. Tiếp tục se cho đến lúc hết bột thì đun nhỏ lửa và quấy đều tay. Khi tất cả các sợi bột đều nổi lên là nồi cháo se đã chín.
Cách ăn bánh hòn cũng là thể hiện một nét đẹp văn hoá. Phải cầm bánh hòn trên tay, bóp nhẹ như kiểm tra độ nóng, cảm nhận thấy nhân bánh như đang chuyển động bên trong. Mạnh tay tí chút, một khe hở nứt ra làm toả hương thơm hấp dẫn của hành mỡ. Bẻ hẳn bánh ra. Có thể cứ thế ăn ngay hoặc nhúng nhẹ vào bát nước chấm pha đủ gia vị hợp ý mình. Cũng có thể ăn bánh hòn cùng với cháo se.
Còn ăn cháo se, không nên ăn bằng thìa hoặc sì xụp húp vòng quanh như ăn các loại cháo nóng khác. Nên ăn bằng đũa mới thú vị. Từng sợi cháo mượt mà được đôi đũa gắp dần lên, từ tốn và ý nhị đưa vào miệng. Hương thơm của gia vị, cảm giác dai dòn của sợi cháo, vị ngọt của thịt hoà quyện với nhau để lại trong lòng người ăn một ấn tượng khó quên.
Gấc và những món ăn đến từ... "thiên đường" Gấc vốn là loại cây không xa lạ gì ở Việt Nam. Tại các vùng nông thôn hay ngoại ô thành phố, chỉ cần một khoảnh sân nhỏ, bắc thêm cái giàn là tha hồ cho gấc leo. Cứ đầu đông là mùa gấc chín và chiều 30 Tết, theo tục lệ cũng cơm tất niên, bao giờ cũng phải có một đĩa...