Món cá gây nguy hiểm tới người sử dụng
Thường xuyên ăn món cá muối, hai mẹ con ở Giang Tô đã mắc ung thư vòm họng.
7 năm về trước anh Zhang Lee (32 tuổi) sống ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bỗng cảm thấy ngạt mũi, đau đầu, nghĩ mình bị cảm lạnh thông thường nên anh không mấy để tâm đến nó.
Sau đó, những triệu chứng này tiếp tục kéo dài hơn một năm mà không thuyên giảm, anh cảm thấy có điều gì đó không ổn nên đã đến bệnh viện Nhân dân đại học Ninh Ba để khám và bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.
Không may mắn, khi phát hiện căn bệnh ung thư của anh Zhang Lee đã đến giai đoạn cuối.
Được sự động viên của bác sĩ, người thân, bạn bè, anh đã thực hiện xạ trị và hóa trị, sau 3 năm điều trị, các chỉ số đều ổn định.
Đầu năm 2016, mẹ anh đột nhiên bị giảm thính lực kèm theo cảm giác khó chịu ở tai phải, và mẹ anh cũng mắc ung thư vòm họng.
May mắn thay, mẹ anh được phát hiện ung thư sớm nên quá trình điều trị diễn ra tương đối suôn sẻ.
Tò mò nguyên nhân, anh Zhang Lee và mẹ bất ngờ khi bác sĩ nơi đây nói rằng cùng mắc cùng một loại ung thư rất có thể đến từ sở thích ăn món cá muối của họ.
Ướp muối là một phương pháp truyền thống để bảo quản thực phẩm, đặc biệt thường được sử dụng ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình được bảo quản bằng muối, thực phẩm có thể sản sinh ra các độc tố gây ung thư.
Thay vì ăn cá muối, các bác sĩ khuyên nên lựa chọn cá hoặc hải sản tươi sống như tôm, trai hoặc mực thay thế.
Ung thư vòm họng là một bệnh ác tính, hiện được đánh giá là bệnh ung thư mới phổ biến thứ 23 trên thế giới.
Các nhà khoa học thống kê rằng: Những người sống ở các vùng Châu Á như trên và vùng Bắc Phi, khu vực Bắc Cực là nơi phổ biến của ung thư vòm. Người dân nơi đây thường có chế độ ăn rất nhiều cá và thịt được ướp bằng muối mặn.
Video đang HOT
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, dưa cà khú có hàm lượng nitrosamin cao.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thói quen ăn cá muối mặn ngay từ nhỏ sẽ làm tăng rủi ro mắc ung thư vòm về sau.
Chất nitrosamine trong cá muối là chất gây ung thư cho con người và chính thực phẩm này cũng được đánh giá là chất gây ung thư nhóm 1 do cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận.
Nitrosamin có thể được tạo thành từ muối nitrit và nitrat (còn gọi là diêm tiêu, nằm trong nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm). Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Đau đầu, ngạt mũi thoáng qua cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng
Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng thường không rõ ràng, hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang. Vì thế, người bệnh thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ. Đây là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi.
Theo BS Đỗ Tất Cường, khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư vòm họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính khu vực. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta có nói đến ba yếu tố nguy cơ chính của căn bệnh này là virus Epstein-Barr, di truyền và môi trường.
Các yếu tố môi trường
Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm họng.
Virus Epstein-barr
Gen của virus epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
Yếu tố di truyền
Thực tế, nhiều ca bệnh ung thư vòm họng được phát hiện trong một gia đình. Tỷ lệ tăng cao của kháng nguyên HLA-A2 ở vị trí thứ nhất và sự thiếu hụt ở vị trí thứ hai của kháng nguyên HLA-Bw46 hình như tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của ung thư vòm họng.
Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Triệu chứng ung thư vòm họng
Giai đoạn sớm
Do vị trí nằm ở sâu nên ung thư vòm họng thường khó phát hiện được sớm. Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, thường không được lưu ý, và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang.
Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua. Các triệu chứng thường xảy ra ở một bên. Đôi khi có xuất hiện hạch cổ ngay từ đầu, hạch nhỏ không đau.
Bệnh nhân thường đến viện muộn hoặc đã được điều trị ở những chuyên khoa khác như tai mũi họng, mắt, thần kinh.
Các dấu hiệu muộn: Thường có sau 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên do khối u phát triển tại chỗ hoặc xâm lấn gây ra.
Triệu chứng hạch cổ: phổ biến nhất là vị trí hạch cổ cao, đặc biệt là hạch cổ sau trên.
Triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy lẫn máu do u lớn gây bít tắc hoặc do hoại tử u.
Triệu chứng tai: phổ biến nhất là mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio dẫn tới viêm tai thanh dịch. Sự mất chức năng của vòi Eustachio có thể là kết quả từ sự xâm lấn các cơ nuốt hoặc liệt các cơ mở họng.
Triệu chứng mắt: Vào giai đoạn muộn khi u xâm lấn rộng sẽ gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh chi phối vận động mắt, khi đó bệnh nhân có biểu hiện lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực.
Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch. Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.
Điều trị ung thư vòm họng
Xạ trị
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm, xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp 10% - 40%.
Phẫu thuật
Phẫu thuật không có vai trò quá quan trọng trong điều trị triệt căn vì vòm họng thông thường ở vị trí hẹp. Phẫu thuật thưởng chỉ áp dụng để sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học hoặc lấy hạch còn lại sau khi xạ trị.
Hoá trị
Trước đây hóa trị chỉ áp dụng điều trị bệnh ung thư vòm họng khi đã có di căn xa hoặc tái phát mà xạ trị không còn khả năng kiểm soát. Xu hướng mới hiện nay là hóa - xạ trị kết hợp đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển tại vùng bao gồm: điều trị hóa chất tân bổ trợ, điều trị hóa chất bổ trợ và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị.
Phòng bệnh ung thư vòm họng như thế nào?
Bác sĩ Bệnh viện K Trung ương khuyến cáo, để phòng bệnh ung thư vòm họng, người dân cần lưu ý:
- Điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế ăn uống các thực phẩm lên men như rượu, cá muối, dưa, cà muối... có chứa nhiều chất nitrosamine có liên quan đến một số loại ung thư của đường tiêu hóa và ung thư vòm họng.
Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm. Đặc biệt ở những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư cần khám sức khỏe định kỳ.
2 mẹ con lần lượt mắc ung thư vòm họng, nhiều người sẽ giật mình khi thủ phạm gây bệnh chính là món ăn quen thuộc này Nguyên nhân khiến 2 mẹ con anh Zhang cùng mắc cùng một loại ung thư rất có thể đến từ loại thực phẩm độc hại này. "Thật không ngờ, tôi chỉ mới được chẩn đoán ung thư vòm họng chưa đầy 3 năm mà giờ đây mẹ tôi cũng phát hiện mắc căn bệnh này", đó là lời chia sẻ của anh Zhang...