Món cà đắng giã ớt rừng
Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, Ê đê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây là một món ăn quen thuộc, dễ làm trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Tuy giản dị nhưng món ăn đặc trưng, rất ngon và lạ miệng.
Nguyên liệu và cách chế biến món cà đắng giã của người Mạ, Ê đê, M’nông tương đối giống nhau. Thành phần chính gồm cà đắng, ớt rừng (ớt hiểm), chanh, rau thơm và gia vị. Cà đắng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất đa dạng. Nhiều loại cà đắng mọc tự nhiên trên triền đồi, núi được đồng bào đem về trồng trong vườn nhà.
Cà đắng tròn được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của Mạ, Ê đê, M’nông
Cà đắng có loại to hơn ngón chân cái của người lớn, hình tròn sọc xanh dọc theo quả; lại có loại cà đắng hình dạng thuôn dài, sọc xanh trắng xen lẫn. Người M’nông có cây cà đắng cho quả to bằng viên bi, không sọc. Người Ê đê có loại cà đắng da trơn, nhẵn, khi già màu vàng ươm. Các loại cà này đều có thể dùng chế biến món cà đắng giã ớt hiểm.
Cà đắng bi được người M’nông trồng trong vườn nhà
Cà đắng giã là món ăn dân dã, cách chế biến kha giản đơn. Cà đắng tươi bỏ cuống, cắt khoanh hay bổ xuôi làm 4 hay 8 miếng ngâm vào nước muối pha loãng. Sau khoảng 5 phút có thể vớt ra để ráo nước. Trong khoảng thời gian này, người chế biến sẽ giã ớt rừng trước. Đồng bào ưa giã trong cối gỗ hoặc cối đá. Vài chục trái ớt rừng chín hoặc xanh cho chung vào cối, thêm muỗng muối và ít bột ngọt, rồi dùng chày giã sao cho ớt nhuyễn nát trong muối; tiếp theo cho rau thơm thái nhỏ vào giã cùng.
Video đang HOT
Ngoài cà đắng tròn còn có cà đắng dạng thuôn dài
Mỗi dân tộc lại sử dụng các loại rau thơm khác nhau. Người Mạ dùng lá é. Người M’nông sử dụng ngò gai. Người Ê đê cho thêm cà chua rừng, gừng, sả, lá “ắc” tạo mùi thơm… Khi ớt và rau thơm đã nát quyện vào nhau mới, người giã bắt đầu bỏ cà đắng đã ráo nước vào giã chung. Người giã nhẹ tay để hỗn hợp ban đầu hòa vào ruột trong của cà. Sau khi thực hiện xong nêm lại gia vị cho vừa ăn, người chế biến vắt thêm một ít chanh tạo vị chua cho món ăn.
Ớt hiểm rừng cho vào cối giã làm món cà đắng giã ớt rừng
Món ăn hoàn chỉnh khi ớt rừng, rau thơm, gia vị và ruột cà nhuyễn quyện vào nhau, còn phần vỏ của cà đắng vẫn giữ nguyên, không quá nát, giữ lại yếu tố giòn của cà. Món ăn dân giã nhưng ăn vào rất đặc biệt. Người lần đầu ăn không quen với vị đắng nhân nhẫn của cà nhưng sau đó sẽ bị hấp dẫn đến khó quên với vị đắng và cay của món ăn này. Khi biết ăn rồi, ai cũng ghiền cái vị đắng đắng mằn mặn của cà, vị cay của ớt, vị thơm của lá é hoặc ngò gai…
Món cà đắng giã ớt rừng
Khi thưởng thức, ớt rừng có vị cay xé hấp dẫn và “siêu ngon”, vô cùng kích thích vị giác. Vỏ cà giòn sựt cùng vị cay của ớt, vị hăng đắng của cà thêm chút chua chua của chanh tạo nên một hương vị rất riêng. Người Ê đê, Mạ hay M’nông nào cũng ưa thích và ăn được món này.
Một điều đặc biệt khi đã dùng món này thì tránh ăn kèm với món canh khác. Bởi khi đó vị đắng đắng ngọt ngọt sẽ tạo cảm giác không ngon miệng. Món cà đắng giã ớt hiểm thường được thưởng thức với cơm nóng cực ngon. Nhiều gia đình thích ăn món này kèm với cá khô nướng hoặc chiên. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng khiến những người con M’nông, Mạ, Ê đê đi đâu rồi cũng nhớ món cà đắng giã ớt rừng mẹ làm vào bữa cơm trưa, cơm tối.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn Đăk Nông giới thiệu món cà đắng giã ớt rừng trong lễ hội
Đồng bào xem cà đắng giã ớt rừng là một trong những món ăn “nhắc tới là thèm, đã ăn là ghiền”. Vào những chiều mưa nhè nhẹ của đất Tây Nguyên, khung cảnh gia đình ngồi quây quần ăn cà đắng giã ớt hiểm cùng bát cơm trắng nóng hổi la ky ưc rât kho phai. Theo quan niệm, kinh nghiệm của đồng bào nơi đây, ăn món cà đắng giã ớt rừng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp chống chọi, phòng ngừa một số loại bệnh về xương khớp…
Món cà đắng của người Ê đê
Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê.
Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây "thương nhớ", đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương...
Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.
Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê
Bởi nguyên liệu chế biến món ăn khá dễ tìm, hầu như đều có trong vườn nhà như cà đắng, sả, ngò gai, ớt, củ nén, lá é. Trong khi đó, người Ê đê có thói quen trữ cá nục khô hay cá nục hấp trong gian bếp của gia đình. Cách chế biến món ăn cũng vô cùng đơn giản như lối sống của người đồng bào nơi đây.
Cà đắng, cá hấp, ớt được nướng chín vàng trước khi giã
Cà đắng sau khi rửa sạch, ngắt bỏ cuống, đem nẹp trong thanh tre nướng trên than cho chín mềm, lớp vỏ ngoài đổi màu vàng hoặc nâu. Người Ê đê còn nướng sơ củ nén và ớt trước khi giã để tăng thêm mùi thơm cho món ăn này. Cá nục hấp được rửa qua nước cho sạch, đem nướng trên than hồng. Chỉ cần nướng vài phút, cá nục hấp đã tỏa ra mùi thơm phức, lớp da khô lại chín vàng cũng có nghĩa là món ăn sắp hoàn thành.
Món cà đắng giã cá hấp độc đáo của người Ê đê
Trong thời gian nướng các nguyên liệu trên, người Ê đê tranh thủ thái nhỏ sả và các loại rau thơm bỏ vào cối gỗ, dùng chày giã cùng gia vị muối, bột ngọt. Khi ớt, củ nén, cà đắng chín mềm, bén mùi thơm bay lên, người Ê đê sẽ lấy các nguyên liệu này thêm vào cối giã thật nhuyễn.
Cá nướng chín được bóc tách lấy phần thịt, bỏ xương, sau đó cho vào cối giã cùng hỗn hợp sẵn có. Các nguyên liệu sau khi nướng lên tạo mùi thơm đặc biệt cùng các loại rau thơm càng thêm kích thích khứu giác, vị giác.
Món cà đắng giã cá hấp ăn cùng cơm nóng vô cùng ngon miệng
Món cà đắng giã cá hấp là một món ăn khô, có hương vị truyền thống, đặc trưng của người Ê đê với vị đắng, cay, mặn, bùi... Người Ê đê rất thích dùng món ăn này với cơm nóng. Lúc sáng sớm hay buổi chiều tối gió lạnh nơi vùng cao, còn gì bằng một bát cơm nóng hổi ăn cùng với món ăn đủ hương vị của người Ê đê...
Dù hầm thịt gì chỉ cần thêm 2 thứ này, thịt thấm, mềm, không hôi 2 nguyên liệu này có mùi thơm nồng, dễ dàng loại bỏ được mùi tanh đặc trưng của các loại thịt. Để các thịt hầm có mùi thơm đặc biệt, thịt mềm, thấm, cần phải thêm nhiều loại gia vị khác nhau. Trong ẩm thực Trung Quốc, các món thịt hầm, muốn ngon nhất định không thể thiếu 2 loại gia vị là...