Món bánh cuốn canh Đặc sản Cao Bằng
Món bánh cuốn canh là món đặc sản dân dã của “nước non Cao Bằng”. Bánh cuốn Cao Bằng không ăn kèm nước chấm pha mắm như cách ăn ở những vùng khác.
Thay vào đó, bánh ăn cùng với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh cuốn canh”, để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi.
Món bánh cuốn canh – Đặc sản Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bằng mang hương vị riêng mà không nơi nào có được. Nếu đã từng một lần thưởng thức, hẳn du khách sẽ không quên miếng bánh dẻo, dai và còn thơm nguyên mùi hạt gạo Cao Bằng.
Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng bánh là hạt gạo ngon. Muốn bánh ngon, người ta phải lựa gạo kĩ. Không phải loại gạo nào cũng có thể làm bánh mà nhất định phải là gạo tẻ trên đất Cao Bằng mới tạo nên bột bánh hảo hạng, làm ra tấm bánh vừa trắng vừa mỏng, dai, mịn, lại còn có mùi thơm đặc trưng.
Cách chế biến bánh cuốn canh Cao Bằng:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Gạo dẻo hoặc khô đều không tạo ra được bột bánh ưng ý. Gạo được ngâm và vo sạch rồi nghiền thành bột loãng để tráng bánh.
Bột ngon là bột đáp ứng được độ sánh, dẻo. Mỗi chủ quán lại có bí quyết pha bột riêng.
Cách làm bánh cuốn canh:
Khi khách vào quán, người chủ mới nhanh tay tráng bột, cuốn bánh.
Video đang HOT
Nhân bánh có thể được xào sẵn cùng thịt hoặc trứng. Nhưng dù thế nào, chiếc bánh cuốn nóng hôi hổi cũng là phần thưởng xứng đáng cho sự chờ đợi đó.
Nước canh xương hầm ăn kèm bánh cuốn:
Điểm đặc biệt và mang lại hương vị riêng cho bánh cuốn Cao Bằng là nước dùng. Đó là nước canh xương ninh nhừ thơm lừng, không có váng mỡ mà ngọt lịm, thoảng hương tủy xương. Thêm chút hành hoa, rau mùi, nấm hương, mộc nhĩ và vài thìa thịt băm nhuyễn là đã có bát nước canh hấp dẫn ăn kèm bánh cuốn, khiến những con mắt đang thèm thuồng càng háo hức mong chờ.
Tùy theo khẩu vị, sở thích mà có người thích ăn bánh cuốn canh không hoặc thêm quả trứng, miếng giò. Có thể là trứng trần chín bằng nước dùng, hay đập vào tấm bánh còn nóng hổi trên khuôn tráng, bánh chín cuộn bọc lấy quả trứng rồi cho vào bát canh nóng nên không sợ tanh. Giò thì được gói cẩn thận trong lá chuối, trước khi ăn, chủ quán sẽ cho giò vào nồi xương ninh rồi vớt lên cùng bánh canh.
Thưởng thức bánh cuốn canh Cao Bằng:
Theo cách thưởng thức bánh cuốn của người Cao Bằng, bánh sẽ nhúng ngập trong bát canh được hòa thêm chút tương ớt, măng chua, dùng thìa và đũa vớt lên như khi ăn bún, phở.
Sự hòa quyện giữa vị thanh mát của miếng bánh cuốn cùng nước xương hầm thơm, ngọt, béo ngậy của trứng, giò và vị thơm dịu riêng có của quả mắc mật khiến thực khách muốn ăn thêm mãi.
Chỉ một bát bánh cuốn canh cũng đủ gợi nỗi nhớ của những người xa quê, hoặc nỗi si mê khắc khoải của kẻ ngao du từng đặt chân “đi trẩy nước non Cao Bằng”. Là một thức quà giản dị của vùng cao, bánh cuốn canh Cao Bằng cũng là món ăn trứ danh khiến bất kỳ ai đã thưởng thức đều lưu luyến nhớ về.
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng đó là bánh trứng kiến, nằm khâu, hay xôi trám khi đặt chân đến đây bạn nhất định phải thử nếu không thử coi như bạn chưa biết đến Cao Bằng.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Cao Bằng qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải:
Nằm khâu:
Nằm khâu nghe lạ tai nhưng lại là món ăn dân dã thường có mặt trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng, được nấu từ thịt ba chỉ và khoai mà khi ăn bạn sẽ khó lòng quên được hương vị khác lạ.
Cách chế biến món nằm khâu Cao Bằng:
Để làm món ăn này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Người chế biến phải chọn loại thịt ba chỉ không quá mỡ, tươi, cắt từng miếng vuông vắn rồi cho lên chảo rán vàng.
Khi thịt đã chín mềm, bì giòn thì dùng tăm xăm đều vào da. Muốn cho da thịt nở giòn, vàng, trước khi rán cho một ít rượu và muối vào bát, hòa với nước gừng.
Dùng khoai sọ, gọt sạch vỏ, thái lát khoai thành từng miếng to rồi thảo vào chảo ngập dầu cho đến khi chín, vàng, giòn. Kẹp đôi miếng thịt với miếng khoai xếp vào bát to, hòa đường đỏ với nước, dùng một lượng nhỏ rưới đều lên bề mặt bát thịt đã sắp sẵn, dùng đĩa đậy kín bát.
Sắp xếp các bát đó vào nồi, đem hấp khoảng 2 - 3 giờ lấy ra. Lúc này thịt và khoai đã dính và nhừ, gia vị và đường đã ngấm, miếng thịt và khoai đã trở nên đỏ và ngọt, có thể dùng ngay được.
Thưởng thức món nằm khâu:
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Nhìn bát "nằm khâu" vừa mở nắp bốc khói nghi ngút, màu đỏ ngọt của đường và mùi hương của các gia vị làm ai cũng muốn thưởng thức.
Ăn món này cũng là một nghệ thuật, khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm bạn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy khi nhai.
Bánh trứng kiến:
Đây là một loại bánh lạ, độc đáo của người Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến - một loại kiến đen rừng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Loại kiến này lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng...
Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
Cách làm bánh trứng kiến:
Gạo nếp phải pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo, xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá để làm bánh là loại lá vả, phải chọn loại bánh tẻ, không quá nón và không quá già, bỏ phần gân lá. Nếu lá non quá khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Nhân trứng kiến được kẹp vào giữa lớp bột trước khi hấp lên. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Loại bánh này chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định, cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Xôi trám:
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng...
Có hai loại trám: trắng và đen nhưng khi nấu xôi người ta thường chỉ sử dụng trám đen. Những trái được chọn đồ xôi là những trái chín mọng, tách vỏ rồi trộn với xôi.
Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy, rất bổ, thơm, bùi, được nhiều thực khách khi đến Cao Bằng thích thú.
Cá trầm hương nướng đặc sản của Bản Giốc- Cao Bằng Cá trầm hương nướng là đặc sản của Bản Giốc- Cao Bằng. Cá có thịt săn chắc, khi nướng lên có vị ngọt và tỏa mùi hương phảng phất. Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Theo người dân, trước đây ở phía dưới chân thác có rất nhiều cá trầm hương. Họ dễ...