Món ăn từ cá chữa bệnh thận, liệt dương, tăng huyết áp
Những loại cá như cá mú, cá quả, cá chép, cá thu … vừa giàu dinh dưỡng, lại vừa là loại thuốc chữa nhiều cực kỳ bệnh hiệu quả mà không nhiều người biết.
Ảnh minh họa: Internet
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa… Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.
Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được. 10 ngày là một liệu trình.
Cá lóc cũng là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet
Cá thu kho tiêu gừng: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Có tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí. Dùng cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày.
Cá thu 200g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g. Cá thu làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.
Có thể thêm trong thực đơn này bạch truật 15g, vẫn để nguyên hoàng kỳ hoặc bỏ hoàng kỳ thành thực đơn cá thu hầm sâm, truật, hoài sơn.
Hỗ trợ điều trị vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Video đang HOT
Làm đẹp da, giảm mụn: Cá thu là thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Chữa viêm khí quản cấp tính: cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín, sau đó bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói, ngày một lần. Ảnh minh họa: Internet
Chữa phù do suy dinh dưỡng: Dùng bài Cháo cá mú: cá mú, gạo mới, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết… Trị tỳ hư, trẻ em còi, người lớn khó lên cân, các chứng hư nhược gầy sút, phù thũng không rõ nguyên nhân.
Chữa gân xương yếu (nuy chứng): Dùng bài Lẩu cá mú: cá mú, đậu phụ, xương heo, cà chua, nấm rơm, rau ăn lẩu, cải canh, xà lách, cải xoong, hoa chuối, rau đắng là gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn… Công dụng: bổ khí huyết, dưỡng gân xương… Trị chứng hư nhược, mới ốm dậy, người mệt mỏi, lưng yếu, gân xương đau dùng đều tốt.
Chữa đái tháo đường, mệt mỏi: Dùng bài Cá mú chưng tương: cá mú, cà chua, hành tây, nấm hương, nấm mèo, tương hột, miến, tỏi, hành, tiêu gia vị vừa đủ hấp ăn… Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, hóa thấp, sinh tân… Trị chứng tiêu khát, hình thể gầy ốm, mệt mỏi.
Chữa chứng tâm tỳ hư ăn ngủ kém: Dùng bài Canh cá mú hoa lý: cá mú, hoa lý, hành, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, bổ khí huyết… Trị chứng mệt mỏi, ăn ngủ kém, khó lên cân.
Chữa thai nhi chậm phát triển: Dùng bài Cá mú nấu canh cần: cá mú, cà chua, rau cần, thì là, ớt, mắm muối, gia vị vừa đủ nấu ăn… Công dụng: bổ khí huyết, ích ngũ tạng… Trị chứng khí huyết hư, phụ nữ trước và sau sinh hư nhược, người đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa… Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt. Ảnh minh họa: Internet
Chữa phụ sản sau sinh ăn kém, ít sữa: Dùng bài Cá mú chưng gừng: Cá mú, nấm đông cô, thịt giò heo, gừng, nghệ, ớt, hành, tỏi, tiêu, muối, đường, gia vị vừa đủ chưng ăn. Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, lợi sữa… Trị chứng khí huyết hư, mệt mỏi ở người già, trẻ em.
Làm thuốc an thai: cháo gạo nếp nấu với một con cá chép và một lạng a giao, ăn trong 3 ngày.
Chữa viêm khí quản cấp tính: cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín, sau đó bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói, ngày một lần.
Thuốc thông sữa, bổ huyết: cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần.
Chữa liệt dương: mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5 – 7 ngày càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30ml. Cũng với công dụng trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), chứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1 cái) làm viên uống.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Giảm muối hiệu quả bằng bột ngọt trong chế biến món ăn
Ngày 12 - 13/07, Hội Tim mạch miền Trung & Tây Nguyên phối hợp cùng Trường Đại học Y dược - Đại học Huế tổ chức "Hội nghị Tim mạch Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần thứ X" với chủ đề "Tim mạch và những thách thức Tiếp cận toàn diện & Kết nối cộng đồng".
Đây là hoạt động khoa học của Hội tim mạch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức 2 năm một lần tại các thành phố lớn thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hội nghị có sự tham dự của các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các chuyên gia tim mạch đầu ngành đến từ các tỉnh, thành trên toàn quốc và 15 báo cáo viên đến từ Hoa Kỳ, Bỉ, Trung quốc, Nhật Bản, Cuba, Malaysia.
Hội nghị đã cập nhật các khuyến cáo mới nhất của Hội tim mạch châu Âu, Hội tim mạch Hoa Kỳ, Hội tim mạch học Việt Nam; tổ chức hội thảo đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong tim mạch và y học nói chung. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn giảm muối để phòng ngừa tăng huyết áp đã được trình bày và thảo luận tại Hội nghị.
Bột ngọt - Giải pháp duy trì chế độ ăn giảm muối và giảm nguy cơ tăng huyết áp
Muối là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn. Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, tại Việt Nam trung bình một người trưởng thành sử dụng lượng muối trung bình lên đến 9,4g muối/người/ngày, cao hơn 2 lần so với khuyến nghị sử dụng muối ăn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 5g muối/người/ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam ở mức báo động là 47,6% (theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015).
TS. BS. Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn chia sẻ tại Hội thảo.
Nhiều biện pháp đã được sử dụng nhằm giảm lượng muối sử dụng trong chế biến và ăn uống. Trong bài trình bày với chủ đề "Giải pháp duy trì chế độ ăn giảm muối hiệu quả", TS. BS. Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã nêu ra giải pháp về việc sử dụng gia vị umami - bột ngọt như một giải pháp duy trì chế độ ăn giảm muối hiệu quả và qua đó giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Bên cạnh chức năng chính là mang đến vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) cho món ăn, tạo sự hài hòa về vị của món ăn, giúp mang lại những món ăn ngon, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bột ngọt đã được chứng minh là có nhiều chức năng sinh lý và dinh dưỡng khác, trong đó có tác dụng duy trì vị ngon của những thực phẩm ít muối, giúp duy trì chế độ ăn giảm muối hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Yamaguchi vào năm 1984, sử dụng kết hợp muối và bột ngọt ở liều lượng hợp lý có thể giảm tới 50% lượng muối và 31,5% lượng natri tiêu thụ nhưng vẫn giữ nguyên mức độ chấp nhận vị và vị ngon tổng thể của thực phẩm. Những nghiên cứu khác được thực hiện tại Mỹ, Phần Lan và Malaysia cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Cách sử dụng kết hợp muối và bột ngọt này đã được nhiều cơ quan y tế và sức khỏe trên thế giới đề cập như một giải pháp hiệu quả và thiết thực. Tại Mỹ, từ năm 2010, Ủy ban Chiến lược Giảm tiêu thụ muối thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ đã khuyến nghị việc sử dụng bột ngọt trong chế độ ăn giảm muối. Tại Việt Nam, "Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng" của Bộ Y tế năm 2015 đã hướng dẫn "Có thể sử dụng bột ngọt ở liều lượng hợp lý (trung bình khoảng 0,4 - 0,5%) để tăng vị ngon của những thực phẩm ít muối và hỗ trợ bệnh nhân duy trì chế độ ăn điều trị."
Sử dụng kết hợp bột ngọt và muối ăn trong chế biến món ăn giúp giảm hàm lượng muối và natri tiêu thụ.
Bên cạnh đó, bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm được nghiên cứu chuyên sâu nhất. Kết luận của các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO); Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA)...cho thấy bột ngọt là an toàn khi sử dụng cho người như một loại phụ gia với liều dùng hàng ngày không xác định (tức liều dùng tùy thuộc vào món ăn và khẩu vị của từng người). Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bột ngọt vào "Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm".
Trước bối cảnh mức tiêu thụ muối tại Việt Nam và toàn cầu đang ở mức rất cao và có sự liên quan mật thiết đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch trong cộng đồng, sử dụng hợp lý muối trong khẩu phần ăn là một yêu cầu cấp thiết. Việc kết hợp bột ngọt và muối trong chế độ ăn là giải pháp thiết thực để duy trì vị ngon của thực phẩm cũng như giảm thiểu hàm lượng muối và natri tiêu thụ.
Báo cáo trên giúp các bác sĩ, chuyên gia tim mạch và chuyên gia dinh dưỡng nắm bắt và vận dụng bột ngọt để giảm muối trong chế độ ăn cho người bệnh. Đồng thời, thông qua các bác sĩ, các chuyên gia; những thông tin này sẽ được chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng, hướng tới chế độ dinh dưỡng phòng ngừa các bệnh mãn tính cho người khỏe mạnh.
Bột ngọt là một gia vị có lịch sử lâu đời, được phát minh ra vào năm 1908 bởi Giáo sư người Nhật TS. Kikunae Ikeda, đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt đầu tiên trên thế giới là bột ngọt AJI-NO-MOTO của Tập đoàn Ajinomoto vào năm 1909, với ước vọng cải thiện dinh dưỡng cho người dân Nhật Bản lúc bấy giờ thông qua những món ăn ngon.
Theo kienthuc
Đi xét nghiệm thấy axit uric cao dễ mắc bệnh gì? Axit uric là "sản vật" sau cùng của quá trình trao đổi chất Purine. Một khi lượng sản sinh và lượng đào thải axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng lên, gây ra bệnh tật. Người có axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ dễ sinh ra nhiều bệnh lý...