Món ăn trị vảy nến
Các nhà nghiên cứu về bệnh vảy nến vì thế đã khuyên bệnh nhân nên mạnh miệng với:
Vướng bệnh nào cũng khổ nhưng nếu so sánh một cách tương đối thì vảy nến là bệnh ngoài da đứng đầu về mức độ gây khó chịu cho bệnh nhân, không chỉ vì ngứa ngáy liên hồi mà vì hình ảnh mất vệ sinh của lớp vảy trắng rơi lả tả khắp nơi
Bệnh sở dĩ có tên là vảy nến vì da ở đầu, đùi, cánh tay, khuỷu tay, nhượng chân, lưng… trở nên sần sùi và đóng vảy khô từng mảng. Khổ hơn nữa là bệnh thường xuất hiện ở người trẻ, tuổi từ 15 đến 25, là lứa đang cần làm dáng. Cho nên, không lạ gì khi tỉ lệ trầm cảm rất cao ở người bị vảy nến do hậu quả của nhiều ngày lo buồn, chán nản. Đã thế, nguyên nhân của bệnh lại đa dạng khó lường.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhưng nhiều thầy thuốc hiện đang có khuynh hướng trở về với “ dinh dưỡng liệu pháp” nhằm dùng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm thay vì tác chất dễ gây hại trong dược phẩm. Các nhà nghiên cứu về bệnh vảy nến vì thế đã khuyên bệnh nhân nên mạnh miệng với:
Video đang HOT
- Cá biển loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá sa ba. Kết quả nghiên cứu cho thấy với 150 g cá mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục, có thể ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến.
- Rau quả có nhiều beta-caroten như trái bơ, cà rốt và nhất là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.
- Mè đen, vì chúng vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho tiến trình tổng hợp lớp sợi liên kết dưới da.
- Bông cải xanh để bổ sung acid folic cần thiết cho phản ứng tổng hợp kháng thể. Chất này rất dễ thiếu trong người bị bệnh vảy nến.
- Nghêu, sò nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến với hải sản. Nếu dị ứng tất nhiên phải tránh nhưng đa số người bệnh vảy nến lại không gặp trục trặc với tôm, cá.
Mặt khác, người bệnh vảy nến nên nói không với các món sau đây khi bệnh đang phát tán: Thịt, sữa, trứng (vì chứa nhiều chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên); rượu, bia (vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng phóng thích các loại chất đạm sinh dị ứng.
Hơn nữa, khả năng giải độc rượu của gan suy giảm rất nhiều ở người bị vảy nến. Với cùng một lượng rượu nhưng độ cồn trong máu của người bệnh vảy nến bao giờ cũng cao tối thiểu gấp đôi nếu so với người không bệnh).
Theo PLXH
Ngoáy tai - Thói quen vô bổ gây hại
Rất nhiều người nhầm lẫn là ráy gây ra ngứa tai nên cố sống cố chết ngoáy, càng ngoáy càng đưa thêm vi trùng và nấm vào tai làm tình trạng tổn thương niêm mạc.
"Tôi hay đi hớt tóc, ngoáy tai. Mỗi lần vậy, vài ngày sau lại thấy ù tai, nghe có tiếng ồ ồ như gió thổi trong tai, khả năng nghe giảm hẳn. Ngoáy để làm sạch tai, đỡ ngứa tai mà sao càng ngoáy càng lùng bùng vậy bác sĩ?".
Trả lời:
Khá nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ như vậy. Đây là những triệu chứng của tổn thương ống tai ngoài.
Ngoáy mọi lúc mọi nơi
Cắt tóc, lấy ráy tai đã trở thành chuyện bình thường đến nỗi chẳng ai lưu tâm đến mặt trái của nó. Tuy nhiên, việc lấy ráy tai tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm và bất lợi bởi dụng cụ để lấy ráy tai kém vệ sinh, sử dụng cho nhiều người mà chỉ lau chùi qua loa cho sạch bụi bẩn.
Chúng khá sắc, dễ gây tổn thương những cấu trúc vốn khá mong manh của ống tai khi ngoáy. Có người còn thủ sẵn que móc tai ở những nơi bụi bặm và vô cùng mất vệ sinh như trong túi xách, hộc bàn, khe tủ... và vô tư đưa lên ngoáy tai mỗi khi có thể.
Lại có người khác dưỡng móng tay út thật dài để ngoáy tai cho đã ngứa. Có người sử dụng tất cả những vật dụng sẵn có để ngoáy tai như gọng kính, chìa khóa, tăm xỉa răng... Với những hành vi như vậy dễ hiểu tại sao có nhiều người càng ngoáy càng... lùng bùng lỗ tai.
Tai người là một cấu trúc có chức năng vô cùng tinh xảo, gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Màng nhĩ tiếp nhận âm thanh, năng lượng của sóng âm sẽ biến thành năng lượng cơ học làm chuyển động xương búa, xương đe và xương bàn đạp theo kiểu liên hoàn.
Ráy tai vô tội
Ráy tai là chất dịch nhầy do những tế bào tuyến trong ống tai ngoài tiết ra, có chức năng chống lại sự xâm nhập của những vi sinh vật lạ (khi có một chú kiến nào đó đi lạc vào tai tức thì sẽ bị ráy tai bao vây và cô lập). Dưới tác động của những nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, tự khô và bong ra ngoài.
Cấu trúc giải phẫu của ống tai khá đặc biệt là lớp niêm mạc (có chứa các tế bào tuyến) phủ trực tiếp trên ống xương mà không có những cấu trúc đệm như những cấu trúc khác trong cơ thể nên lớp niêm mạc này rất dễ bị tổn thương do những lực cơ học từ việc ngoáy tai. Khi lớp niêm mạc này bị tổn thương sẽ gây ra hai hậu quả: một là làm tăng bài tiết chất nhầy, hai là nhiễm trùng tại những nơi bị thương tổn.
Những vi trùng và nấm gây ra viêm nhiễm có thể ở tại chỗ trong ống tai ngoài hoặc từ ngoài đưa vào thông qua những dụng cụ ngoáy tai bẩn. Đa số trường hợp nhiễm trùng này ở thể mãn tính, khu trú, ít gây ra những triệu chứng nhiễm trùng như sốt, đau tai, trừ những bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng chính là ngứa tai (phản ứng viêm làm giải phóng các hóa chất trung gian như histamine, bradykinin, serotonin... gây ra ngứa), ù tai, nghe có tiếng ồ ồ như gió thổi hoặc xe chạy trong tai rất khó chịu, khả năng nghe giảm.
Ráy tai nhiều lên trong trường hợp ống tai bị viêm nhiễm, nhưng nó là hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Rất nhiều người nhầm lẫn là ráy gây ra ngứa tai nên cố sống cố chết ngoáy, càng ngoáy càng đưa thêm vi trùng và nấm vào tai làm tình trạng tổn thương niêm mạc của ống tai nặng hơn nữa, dẫn đến nhiễm trùng nặng thêm.
Gần đây xuất hiện dịch vụ lấy ráy tai cao cấp trong các spa, lấy ráy tai bằng nhiệt đèn cầy (ear-candling). Tuy nhiên như đã nói ở trên, đa số trường hợp không cần phải lấy ráy tai, dùng nhiệt coi chừng cháy tai chứ không lợi ích gì!
Để tránh bị ngứa tai, ù tai... chỉ có cách duy nhất là không ngoáy tai nữa. Nếu không thể "nhịn" được thói quen vô bổ này thì sử dụng tăm bông sạch thấm nước muối sinh lý và lau tai nhẹ nhàng, mỗi tai dùng một tăm bông riêng biệt để tránh lây nhiễm từ tai bệnh sang tai lành.
Theo PLXH
Á sừng có khó chữa? Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị...