Món ăn thuốc cho người bị rối loạn tiêu hóa do lạnh
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy rất hay gặp trong mùa đông do trời lạnh làm sức đề kháng suy giảm, do ăn uống thức ăn sống lạnh,…
Người bệnh có biểu hiện đau bụng liên miên, sôi bụng, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, mình lạnh, không khát, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn. Phép trị: giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp). Sau đây là một số món ăn thuốc hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa do lạnh.
Cháo bạch truật vỏ quýt: bạch truật 24g, vỏ quýt 14g, gạo tẻ 80g. Bạch truật, vỏ quýt được gói bằng vải xô, cùng nấu với gạo tẻ, nấu nhỏ lửa, cháo chín thì bỏ bã, có thể thêm đường, muối, gia vị. Dùng cho người bị tiêu chảy, đầy bụng chán ăn.
Cá bống kho tiêu gừng: cá bống liều lượng tùy ý, làm sạch, thêm gừng tươi, tiêu ớt, gia vị, kho khô nhừ. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc sau sinh; người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ.
Cháo phụ tử: gạo tẻ 50g, phụ tử tán bột 5g, bột gừng khô 2g, hành 2 củ đã thái mỏng, đường trắng hoặc đường đỏ vừa đủ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín nhừ cho phụ tử, hành gừng, khuấy đều, ăn nóng. Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, lạnh chi, liệt dương, di niệu (người già suy nhược hư hàn), tiêu chảy do lạnh.
Xi rô gừng tươi mạch nha tốt cho người tỳ vị hư nhược; lạnh gây nôn ói, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy.
Cháo gừng nghệ: bột gừng khô 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 80-100g, cùng đem nấu cháo. Có thể cho thêm chút đường, ăn nóng. Dùng cho người tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy.
Cháo lá lốt: cành nụ lá lốt khô 30g, hồ tiêu 30g, quế 12g, cùng tán mịn; mỗi lần dùng 9g, gạo tẻ 80g. Lấy 1 nắm hành tươi đun lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ nấu cháo. Cháo chín cho bột thuốc vào khuấy đều, ăn khi đói. Hoặc lá lốt tươi thái nhỏ 20-30g và bột quế tiêu 6g, cùng cho vào khuấy đều. Dùng tốt cho người bị đầy bụng không tiêu, chán ăn do hư hàn, hàn thấp.
Cháo riềng: kê hoặc bột mỳ 100g, riềng đập giập 6g, đem nấu thành cháo, ăn khi đói. Dùng tốt cho người cao tuổi đầy bụng, lạnh bụng, không tiêu, đau tức vùng bụng và vùng hạ sườn.
Thịt bò kho gừng: thịt bò 200g thái lát, gừng tươi 30-40g gọt vỏ đập giập. Trộn bóp đều gừng và các gia vị khác như tỏi, bột tiêu, mắm muối với thịt bò lát, để 15-30 phút cho ngấm đều, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Dùng cho người ăn uống không tiêu đầy trướng bụng.
Video đang HOT
Bánh bột bạch truật can khương: gừng khô 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g cùng đem tán thành bột mịn, thêm chút hồ nước nhào thành bánh, hấp chín, ăn khi đói, cách ngày ăn 1 lần. Dùng cho người bị tiêu chảy do hư hàn.
Xi-rô gừng tươi mạch nha: gừng tươi 10g, đường nha (di đường) 30g. Gừng rửa sạch, đập giập, cho cùng với di đường vào ấm, cho nước sôi pha hãm trong 10 phút, uống nóng. Dùng cho người tỳ vị hư nhược; lạnh gây nôn ói, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy.
Nước dấm nóng đinh hương: nụ đinh hương 2 cái, dấm ăn 50ml, cho vào bát, đun cách thủy 10 phút, uống nóng. Thích hợp cho người đau quặn bụng do lạnh.
Nước sắc riềng táo: riềng 8-12g, đại táo 3 quả. Hai vị cho vào nồi, thêm 300ml sắc hãm còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng tốt cho người bị đầy bụng, đau quặn, nôn mửa.
Nước đường gừng ớt: ớt đỏ chín tươi 10-15g, gừng tươi 12-15g, đường đỏ vừa đủ, nấu hoặc hãm nước uống. Dùng cho người ăn kém chậm tiêu, đau bụng do lạnh.
Nước hãm tử tô tiêu gừng: bột tiêu 3g, gừng tươi 6g, tử tô 6g. Sắc hoặc hãm uống. Dùng cho người bị đau quặn bụng do lạnh, nôn thổ, rối loạn tiêu hóa.
Nước sắc ích trí nhân: ích trí nhân 60g, sắc đặc uống. Dùng cho người đầy bụng tiêu chảy, ngủ gà, mệt mỏi.
Rượu nóng muối rang: Rượu hâm nóng 60-80ml, muối rang nóng 1g cùng đem khuấy đều uống. Dùng tốt cho người đau quặn vùng bụng ngực do lạnh (lãnh khí tâm thống).
Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; tránh ăn sữa chua, đồ chiên rán, hạn chế đồ uống có ga, cà phê và các loại bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn…
Ăn uống đúng bữa, nhai kỹ. Ăn nhiều rau xanh, giảm bớt thịt và các chất đạm. Luyện tập thể dục thể thao điều độ tốt cho tim mạch, cơ bắp mà còn giúp bài tiết cũng như cân bằng nhu động ruột. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Loét dạ dày: Nên ăn 1 quả táo mỗi ngày
Cơn đau do loét dạ dày có thể lan tỏa từ giữa dạ dày lên cổ, xuống rốn và qua lưng.
Nên ăn 1 quả táo mỗi ngày, nếu bạn bị loét dạ dày - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đau dạ dày cực kỳ khó chịu, có cách nào có thể ngăn chặn tình trạng này không?
Nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Dược tại Đại học Hamdard (Ấn Độ), đã xem xét chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến này.
Kết quả đã xác định được lợi ích to lớn của việc tiêu thụ polyphenol - có trong táo, theo Express .
Về cơ bản, chính polyphenol là thành phần hoạt chất giúp bảo vệ dạ dày khỏi bị loét.
Các hợp chất phenolic này có thể thay thế thuốc điều trị loét dạ dày, theo Express .
Các loại rau giàu polyphenol bao gồm: bông cải xanh, cà rốt, măng tây, xà lách, rau bó xôi và hành - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một trong những loại thuốc điều trị chính cho bệnh viêm loét dạ dày là thuốc ức chế bơm proton, nhưng những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu giải thích: "Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiệu quả tiềm năng của thuốc thảo dược trong việc ngăn ngừa hoặc quản lý loét dạ dày tá tràng. Và cho đến nay, việc tiêu thụ polyphenol và các đặc tính chống loét của nó đã được công nhận rộng rãi", theo Express .
Các polyphenol bảo vệ dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, tăng sản xuất chất nhầy dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori (vi khuẩn HP).
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết thêm rằng vi khuẩn HP sống trong niêm mạc dạ dày và có thể gây kích ứng dạ dày.
Những người dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn HP có nguy cơ cao bị a xít dạ dày làm hỏng bên trong niêm mạc dạ dày.
Các loại rau giàu polyphenol
Các loại rau giàu polyphenol bao gồm: bông cải xanh, cà rốt, măng tây, xà lách, rau bó xôi và hành.
Các loại đậu giàu polyphenol
Những loại đậu sau rất giàu polyphenol: đậu đen, đậu hũ, đậu nành, đậu trắng
Các loại hạt giàu polyphenol
Các loại hạt có thể giúp ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày bao gồm: hạnh nhân, quả óc chó, mè và hạt lanh.
Ngũ cốc như yến mạch và lúa mạch đen
Các loại thảo mộc và gia vị cũng là nguồn cung cấp polyphenol dồi dào, như quế, thìa là, húng quế, mùi tây, hương thảo, nghệ và cỏ xạ hương, theo Express .
Ngày Tết: Cảnh báo những bệnh thường gặp và cách phòng tránh Ngày Tết đang đến gần, bên cạnh vui chơi cùng những bữa tiệc liên hoan tất niên, chúng ta cũng cần lưu ý việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Những tuần trước Tết là thời điểm cho các bữa tiệc tất niên của công ty, gia đình và bạn bè. Trong Tết cũng là những mâm cỗ với rất nhiều những...