Món ăn quốc dân của Bờ Biển Ngà trở thành biểu tượng toàn cầu
Attieke, món ăn được chế biến từ sắn lên men, từ lâu đã là biểu tượng của bản sắc dân tộc Bờ Biển Ngà, xuất hiện trong bữa ăn của mọi tầng lớp xã hội.
Món ăn attieke của Bờ Biển Ngà. Ảnh: Wiki
Món ăn truyền thống của Bờ Biển Ngà, attieke, đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ( UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, nâng tầm vị thế của món ăn này lên ngang hàng với kim chi của Hàn Quốc hay bánh taco của Mexico.
Attieke, món ăn được chế biến từ sắn lên men, từ lâu đã là biểu tượng của bản sắc dân tộc Bờ Biển Ngà, xuất hiện trong bữa ăn của mọi tầng lớp xã hội.
Được mệnh danh là hạt mì của người Bờ Biển Ngà, attieke là món ăn không chứa protein và thường được dùng kèm với cá tilapia nướng, nước sốt cay và hành tây băm nhỏ.
Vào tháng 12/2024, tại phiên họp thứ 19 về bảo vệ di sản phi vật thể tại Asuncion (Paraguay), UNESCO đã chính thức ghi danh attieke vào danh sách này. Quyết định này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa của món ăn mà còn mang lại cơ hội quảng bá rộng rãi hơn cho attieke trên thị trường quốc tế.
Attieke có nguồn gốc từ các cộng đồng sống tại khu vực đầm phá phía nam Bờ Biển Ngà, đặc biệt là các nhóm dân tộc Adioukrou, Avikam và Ebrie. Tên gọi attieke bắt nguồn từ thuật ngữ “adjeke” trong ngôn ngữ Ebrie.
Video đang HOT
Ngoài việc là món ăn hàng ngày, attieke còn đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn như lễ cưới, sinh nhật và các dịp đặc biệt. Món ăn này không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là phương tiện để phụ nữ Bờ Biển Ngà kiếm thu nhập, khi họ thường tổ chức sản xuất attieke theo nhóm và bán tại các chợ.
Trong những thập kỷ gần đây, sản xuất attieke đã lan rộng khắp Bờ Biển Ngà và sang các quốc gia lân cận như Burkina Faso, Ghana.
Sản phẩm attieke đã được chế biến sẵn để xuất khẩu, phục vụ nhu cầu của cộng đồng người châu Phi tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Chế biến attieke đòi hỏi sự tỉ mỉ, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Các bước cơ bản gồm: Sắn được luộc hoặc hấp sơ, sau đó ngâm 1-3 ngày để lên men. Sắn lên men được nghiền cùng sắn tươi, dầu cọ nóng, và nước. Hỗn hợp được đóng vào túi và để lên men thêm từ 12-15 giờ. Bột lên men được vắt ráo nước, sấy khô và rây qua lưới để tạo hạt. Cuối cùng, attieke được hấp trong 30-40 phút để đạt độ mềm, tơi.
Chế biến món Attieke. Ảnh: aljazeera
Tại các gia đình, quy trình này có thể được đơn giản hóa bằng cách sử dụng máy xay, lò nướng, và dụng cụ nhà bếp thông thường.
Attieke không chỉ là món ăn mà còn là niềm tự hào quốc gia. Tuy nhiên, sự gia tăng sản xuất attieke tại các nước láng giềng như Burkina Faso đã khiến một số người Bờ Biển Ngà lo ngại về nguy cơ mất đi bản sắc độc quyền của món ăn này.
Năm 2019, một đầu bếp Burkina Faso đã giành giả.i thưởn.g lớn tại một hội chợ nông nghiệp ở Abidjan, gây ra làn sóng phản đối trên mạng xã hội tại Bờ Biển Ngà.
Để bảo vệ giá trị bản địa, chính phủ Bờ Biển Ngà đã đăng ký thương hiệu “Attieke des Lagunes” cùng phương pháp chế biến truyền thống, được Tổ chức sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI) công nhận năm 2023.
Với sự công nhận từ UNESCO, attieke đã gia nhập hàng ngũ các món ăn di sản của châu Phi như món cơm cá truyền thống Senegal, được vinh danh năm 2021. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ di sản văn hóa mà còn mở ra cơ hội để attieke khẳng định vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Attieke không chỉ là món ăn, mà còn là câu chuyện về bản sắc, văn hóa và sự sáng tạo bền bỉ của người dân Bờ Biển Ngà.
Di sản thế giới gọi tên phương pháp nấu rượu sake của Nhật Bản
Ngày 4/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận 3 nét văn hóa đặc sắc vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, bao gồm phương pháp nấu rượu sake của Nhật Bản, món ăn attieke làm từ củ sắn (khoai mì) của Côte d'Ivoire và kỹ năng của thợ lợp mái kẽm ở Paris (Pháp).
Ông Katsuyoshi Mine, chủ cơ sở sản xuất rượu sake Kotegawa ở Oita. Ảnh tư liệu: Đào Thanh Tùng/PV TTXVN tại Nhật Bản
Một trong những niềm tự hào của người dân Nhật Bản, phương pháp nấu rượu gạo sake truyền thống, đã được thêm vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO. Kỹ thuật nấu sake đã có từ hàng thế kỷ, sử dụng nấm mốc koji để lên men gạo, có một vị trí đặc biệt trong văn hóa của "đất nước Mặt trời mọc".
Quy trình nấu sake kéo dài vài tuần và thường được so sánh với quy trình nấu bia. Sake có thể được phục vụ ở nhiệt độ nóng, lạnh hoặc nhiệt độ phòng.
Các nhà sản xuất sake hy vọng rằng sự công nhận của UNESCO sẽ giúp hồi sinh ngành công nghiệp này, đặc biệt là khi tiêu thụ trong nước đã giảm trong những năm gần đây. Ông Takehiro Kano, đại diện thường trực của Nhật Bản tại UNESCO, cho biết sự công nhận của tổ chức này sẽ giúp khơi dậy trở lại sự quan tâm đối với việc nấu sake và đảm bảo rằng những kỹ năng này sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau. Thêm vào đó, các nhà sản xuất sake cũng kỳ vọng rằng sự công nhận quốc tế sẽ thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt đến những thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.
Cũng trong danh sách lần này, UNESCO đã công nhận món attieke làm từ củ sắn của Côte d'Ivoire là Di sản Văn hóa phi vật thể. Món ăn này được làm từ củ sắn xay nhuyễn lên men và là món ăn phổ biến không chỉ ở Côte d'Ivoire mà còn ở nhiều nước Tây Phi. Attieke không chỉ là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một biểu tượng văn hóa được truyền lại qua các thế hệ, chủ yếu là từ mẹ sang con gái.
Bà Ramata Ly-Bakayoko, đại diện thường trực của Côte d'Ivoire tại UNESCO, nhấn mạnh rằng attieke "gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng địa phương ở Côte d'Ivoire" và là một niềm tự hào của quốc gia. Sự vinh danh của UNESCO được kỳ vọng sẽ giúp attieke được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Cũng tại cuộc họp, UNESCO đã chính thức công nhận kỹ thuật phục hồi mái kẽm của thợ lợp mái Paris vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể. Những thợ lợp mái này, phần lớn là người trẻ tuổ.i, sử dụng các phương pháp truyền thống để phục hồi những mái kẽm bao phủ khoảng 80% các tòa nhà của Paris. Nghề này phát triển từ thế kỷ 19, bao gồm việc đo đạc và cắt tấm kẽm sao cho vừa vặn với hình dạng của mái nhà, và sau đó lắp đặt chúng lên mái nhà dốc và trơn.
Sự công nhận của UNESCO nhằm thúc đẩy việc bảo tồn nghề thủ công độc đáo này để duy trì vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng của Paris. Các thợ lợp mái, làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hy vọng rằng sự công nhận này sẽ thu hút thêm nhiều tài năng trẻ tham gia nghề và cải thiện điều kiện làm việc.
ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? Tối hậu thư của ECOWAS gửi chính quyền quân sự Niger không phải chuyện đùa. Khối này từng can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia và đều thu được kết quả. Một binh sĩ thuộc lực lượng ECOMOG (ảnh: ALJ) Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào ngày 28/5/1975 với sứ mệnh là thúc đẩy...