ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao?

Theo dõi VGT trên

Tối hậu thư của ECOWAS gửi chính quyền quân sự Niger không phải chuyện đùa. Khối này từng can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia và đều thu được kết quả.

ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? - Hình 1

Một binh sĩ thuộc lực lượng ECOMOG (ảnh: ALJ)

Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào ngày 28/5/1975 với sứ mệnh là thúc đẩy hội nhập, phát triển kinh tế khu vực Tây Phi. ECOWAS hiện có 15 thành viên, bao gồm Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, NigeriaTogo.

Ngoài mục tiêu thúc đẩy kinh tế, ECOWAS cũng đóng vai trò là lực lượng giữ gìn hòa bình trong khu vực. Trong một số thời điểm, ECOWAS đã điều lực lượng quân sự của khối vào nước thành viên nhằm khôi phục trật tự hoặc đối phó đảo chính quân sự, theo Reuters.

Năm 1990, ECOWAS thành lập Nhóm Giám sát Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOMOG). Đây được coi là chi nhánh quân sự của ECOWAS, có nhiệm vụ can thiệp vào các khu vực có xung đột.

Nigeria, Senegal, Burkina Faso và Mali là những nước có lực lượng quân sự mạnh nhất ECOWAS. Tuy nhiên, Burkina Faso và Mali đang bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên, do 2 quốc gia này xảy ra đảo chính quân sự.

Nigeria sở hữu lực lượng quân đội mạnh nhất khu vực Tây Phi với khoảng 230.000 binh sĩ, cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép. Senegal có khoảng 20.000 quân và có lực lượng lục quân, hải quân và không quân riêng.

Trong khi đó, Burkina Faso có khoảng 12.000 quân thường trực và Mali có khoảng 45.000 quân.

Theo Reuters, ECOWAS sẵn sàng điều quân vào khu vực có xung đột, nhưng phải có sự nhất trí của đa số thành viên, đặc biệt là những quốc gia có quân đội mạnh. Khác với NATO, ECOWAS không có quân đội thường trực và không có hiệp ước phòng thủ chung.

Đối với khu vực được coi là “vành đai đảo chính” như Tây Phi, vai trò của ECOWAS trong việc duy trì trật tự là rất quan trọng. ECOWAS từng can thiệp quân sự và nhiều nước và thu được hiệu quả.

ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? - Hình 2

Binh sĩ Nigeria trong lực lượng của ECOMOG (ảnh: Reuters)

1. Liberia

Năm 1989, Charles Taylor – cựu quan chức Liberia – lãnh đạo một lực lượng nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng thống Liberia Samuel Doe. Trước đó, ông Taylor từng bị Tổng thống Samuel Doe cách chức và bỏ tù với cáo buộc tham nhũng, theo Aljazeera.

Video đang HOT

Nội chiến ở Liberia bùng nổ khiến ECOWAS quyết định can thiệp. Đây là lần đầu tiên ECOWAS can thiệp quân sự vào nước thành viên thông qua ECOMOG.

Lực lượng ECOMOG ban đầu có khoảng 3.000 quân, do các nước Nigeria, Gambia, Ghana, Guinea, Mali và Sierra Leone đóng góp, sau đó tăng dần lên 12.000 quân. ECOMOG tới Liberia với thái độ trung lập. Nhiệm vụ chính của họ là duy trì hòa bình và bảo vệ thường dân.

Năm 1996, ECOMOG rút quân khỏi Liberia sau khi nội chiến kết thúc.

Phiến quân do ông Charles Taylor lãnh đạo giành chiến thắng. Ông Taylor trở thành Tổng thống Liberia.

Năm 1999, Liberia tiếp tục xảy ra nội chiến. Ông Taylor bị nhiều lực lượng trong nước phản đối sau quyết định can thiệp vào xung đột ở nước láng giềng Sierra Leone. Đến năm 2002, chính phủ do ông Taylor lãnh đạo chỉ còn kiểm soát một khu vực nhỏ ở Liberia.

Năm 2003, ECOWAS điều khoảng 3.500 quân vào Liberia. Nhiệm vụ của lực lượng này là bảo vệ thường dân và bảo vệ phái đoàn của Liên hợp quốc ở Liberia.

Tháng 8/2003, ông Taylor tuyên bố từ chức tổng thống và phải sống lưu vong ở Nigeria. Chính phủ mới được thành lập ở Liberia, nhưng lực lượng của ECOWAS đến năm 2018 mới rút hết.

2. Sierra Leone

Năm 1996, viện cớ chính phủ của Tổng thống Ahmed Tejan Kabbah không đảm bảo an ninh được cho đất nước, quân đội Sierra Leone dưới sự lãnh đạo của Thiếu tá Koroma đã tổ chức đảo chính, theo Reuters.

Cuộc đảo chính không thành công, nhưng báo hiệu chính quyền của ông Kabbah đang suy yếu.

Năm 1997, quân đội Sierra Leone tiếp tục đảo chính, buộc ông Kabbah phải sang Guinea sống lưu vong. Tại Guinea, ông Kabbah kêu gọi cộng đồng quốc tế và ECOWAS giúp đỡ.

Tháng 2/1998, lực lượng ECOMOG do Nigeria lãnh đạo tấn công chính quyền quân sự Sierra Leone. Quân đội Sierra Leone bị loại khỏi thủ đô Freetown một cách chóng vánh. Ông Kabbah được phục chức.

Năm 2000, lực lượng ECOMOG rút khỏi Sierra Leone.

ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? - Hình 3

Binh sĩ Senegal tham gia vào lực lượng ECOMOG ở Bờ Biển Ngà (ảnh: CNN)

3. Guinea Bissau

Năm 1998, Guinea Bissau xảy ra nội chiến giữa lực lượng ủng hộ chính phủ (được Senegal và Guinea hậu thuẫn) với các thủ lĩnh đảo chính, theo Sputnik.

Tình trạng thù địch tạm thời được giải quyết khi một thỏa thuận hòa bình được đưa ra vào tháng 11/1998. Theo đó, các bên tham chiến cam kết duy trì hòa bình ở Guinea Bissau, tạo điều kiện cho một cuộc bầu cử mới.

Tháng 5/1999, xung đột tiếp tục nổ ra ở Guinea Bissau. 6 tháng sau, một thỏa thuận hòa bình mới được ký kết. Theo đó, Senegal và Guinea phải rút quân khỏi Guinea Bissau, tạo điều kiện cho ECOWAS đưa 600 binh sĩ tới duy trì hòa bình.

4. Bờ Biển Ngà

Năm 2003, ECOWAS điều một lực lượng nhỏ tới Bờ Biển Ngà để giúp Pháp giám sát thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Bờ Biển Ngà với các thủ lĩnh phiến quân.

5. Mali

Năm 2012, cuộc đảo chính quân sự ở Mali đã gây ra bất ổn và các nhóm phiến quân Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda chớp thời cơ này để kiểm soát miền Bắc Mali.

Đáp lại đề nghị hỗ trợ của chính phủ Mali, năm 2013, ECOWAS điều lực lượng tới Mali nhằm chống lại các nhóm phiến quân thân al-Qaeda. Hành động lần này của ECOWAS do Nigeria dẫn dắt, dưới sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và Pháp.

Tháng 1/2013, các nhóm phiến quân thân al-Qaeda bị đ.ánh đuổi khỏi miền Bắc Mali. ECOWAS đã giúp chính phủ Mali khôi phục toàn vẹn lãnh thổ. Cuối năm 2013, ECOWAS rút quân khỏi Mali.

ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao? - Hình 4

Lực lượng của ECOWAS can thiệp vào Gambia (ảnh: Reuters)

6. Gambia

Năm 2017, ECOWAS điều 7.000 quân đến Gambia để buộc Tổng thống Yahya Jammeh từ chức và trao chức vụ cho ông Adama Barrow. Trước đó, ông Adama Barrow đã thắng cử nhưng Tổng thống Jammeh – người từng tuyên bố có thể nắm quyền ở Gambia trong “hàng tỷ năm” – không chấp nhận thất bại, theo Reuters.

Senegal là quốc gia lãnh đạo Chiến dịch Khôi phục Dân chủ ở Gambia của ECOWAS. Chiến dịch thành công một cách chóng vánh khi lực lượng trung thành với ông Jammeh chống trả yếu ớt.

Vào thời điểm ECOWAS can thiệp, quân đội Gambia chỉ có khoảng 2.500 người. Quốc gia này nằm gọn trong lãnh thổ Senegal.

Lực lượng của ECOWAS làm nhiệm vụ duy trì trật tự ở Gambia đến tháng 12/2021 mới rút quân.

Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi

Tiếp nối Guinea, Mali, Burkina Faso, Niger..., cuộc đảo chính mới nhất ở Gabon có thể coi là một phần của xu hướng khu vực rộng lớn ở Sahel và Tây Phi với làn sóng lật đổ chính quyền, đẩy châu Phi vào bất ổn.

Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi - Hình 1

Trung tá Amadou Abdramane (thứ 2, phải, hàng sau), thành viên Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) Niger tới dự cuộc mít tinh của những người ủng hộ chính quyền quân sự tại Niamey, ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các chuyên gia, để hiểu lý do dẫn đến tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng này, cần có cái nhìn rộng hơn về các chủ thể đang đối đầu với nhau trên "lục địa Đen".

Theo số liệu của trang revueconflits.com, có tới 41 quốc gia châu Phi đã trải qua ít nhất một vụ chính biến lật đổ chính quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Trên bình diện thế giới, khoảng 7 trong số 10 cuộc đảo chính diễn ra ở châu Phi.

Ngay cả trước cuộc đảo chính gần đây nhất ở Gabon, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ghi nhận một "đại dịch đảo chính" tại châu Phi - cách mô tả bằng ngôn ngữ thẳng thắn hiếm thấy ở một nguyên thủ quốc gia. Trên thực tế, đã có 7 cuộc đảo chính ở châu Phi kể từ năm 2020 và tất cả đều diễn ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, ngoại trừ Sudan.

Trong cuộc đảo chính quân sự ở Niger cuối tháng 7 vừa qua, các nhà nghiên cứu về khu vực cho rằng có 4 yếu tố tác động là xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh và sắc tộc. Đây có vẻ cũng là những mồi lửa bất ổn châm ngòi cho hàng loạt vụ chính biến khác trong khu vực.

Giới lãnh đạo các cuộc đảo chính gần đây ở Guinea, Mali, Burkina Faso, Sudan và Zimbabwe thường viện dẫn những lý do như tham nhũng, quản lý yếu kém và nghèo đói để biện minh cho hành động lật đổ chính quyền. Trên thực tế, châu Phi đang đối mặt với khá nhiều thách thức. Tỷ lệ nghèo đói đang tăng cao khi các nền kinh tế mong manh của châu Phi bị đại dịch COVID-19 vùi dập, kéo theo tình trạng bất bình đẳng ngày càng rõ rệt. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên hợp quốc (ECA), hiện có tới 546 triệu người châu Phi đang sống trong nghèo đói, tăng 74% kể từ năm 1990 và 10 quốc gia thuộc châu lục này phải đối mặt với tình trạng nghèo khổ đáng báo động. Châu Phi là lục địa có dân số trẻ nhất trên thế giới và dân số ở khu vực này cũng tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Điều này làm tăng thêm sự cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên vốn đã vô cùng khốc liệt.

Một yếu tố cũng thường được nhắc tới và được cho góp phần gây ra các cuộc biểu tình và đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali, Niger, là tâm lý tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp. Các chuyên gia giải thích xu hướng đảo chính đáng lo ngại tại các quốc gia nêu trên có một phần nguyên nhân do ảnh hưởng quá mức của Pháp. Một bộ phận người dân tại châu Phi cho rằng Pháp vẫn đang tìm cách khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc địa cũ thông qua những dự án giúp giải quyết các vấn đề kinh tế tại địa phương và tiếp tục tạo ra sức ảnh hưởng tại những nơi này bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, dẫn tới phản đối các chính phủ được Paris ủng hộ. Năm 2022, sau khi Pháp và các đồng minh châu Âu rút quân khỏi nước láng giềng Mali, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã nhanh chóng đề nghị Pháp triển khai quân đến Niger để tăng cường an ninh. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Niger và một số nhân vật có ảnh hưởng trong nước đã chỉ trích nỗ lực gia tăng hiện diện quân sự nước ngoài ở quốc gia châu Phi này. Trước đó, các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Pháp ở Mali và Burkina Faso cũng đã diễn ra. Trong khi đó, các tổ chức khu vực, như Liên minh châu Phi (AU), không thể hiện lập trường quyết liệt đối với những cuộc đảo chính xảy ra liên tục trong khu vực. Vô hình trung, giới chức quân đội ở châu Phi ngày càng tin rằng việc chiếm đoạt quyền lực bằng vũ lực không những khả thi mà còn có khả năng chỉ phải nhận lại phản ứng vừa phải từ quốc tế.

Những cuộc đảo chính liên tiếp ở châu Phi thời gian gần đây đang đe dọa đảo ngược quá trình dân chủ hóa mà châu lục này đã trải qua trong hai thập niên vừa qua, đẩy "lục địa Đen" quay trở lại kỷ nguyên mà các cuộc đảo chính là "chuyện thường". Giới quan sát cho rằng, xung đột và đảo chính xảy ra thường xuyên khiến châu Phi trở nên kém ổn định, viễn cảnh tiêu cực này có thể gây tâm lý lo ngại trong các nhà đầu tư và khiến tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Điều đó càng làm trầm trọng hơn những thách thức về đói nghèo và bất bình đẳng, đẩy các nước châu Phi vào vòng luẩn quẩn không có lối thoát.

Vấn đề đặt ra là liệu có thể đảo ngược được xu hướng không mong muốn này không? Câu trả lời là có. Theo Giáo sư Christopher Isike, chuyên gia về chính trị và quan hệ quốc tế châu Phi tại Đại học Pretoria, Nam Phi, thông thường những cuộc xung đột ở châu Phi sẽ bao gồm các tác nhân bên trong và có các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài có thể giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột hoặc làm cho tình hình bớt tồi tệ hơn. Vì vậy, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước láng giềng các đối tác bên ngoài đều có thể đóng vai trò nhất định trong việc giải quyết vấn đề ở châu Phi, trên cơ sở ưu tiên thúc đẩy các cuộc thảo luận và đàm phán hòa giải giữa các bên xung đột. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là bất kỳ sự can thiệp nào cũng phải thực sự xuất phát từ lợi ích của người dân châu Phi, chứ không phải với mục đích tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Bên cạnh đó, cần tránh kịch bản can thiệp bằng quân sự. Như trong trường hợp Niger, giới quan sát đ.ánh giá khả năng Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) triển khai lực lượng quân sự can thiệp vào Niger là không cao, song nếu kịch bản trên xảy ra và phe đảo chính ở nước này nhận được sự hậu thuẫn của Burkina Faso và Mali, có thể khiến lửa xung đột lan rộng khắp vùng Sahel, dải đất nằm giữa sa mạc Sahara ở phía Bắc và khu vực thảo nguyên ở phía Nam châu Phi, tạo thành thảm họa với dân thường trong khu vực.

Quan trọng hơn là "các tác nhân bên trong", những người duy nhất thực sự có sức mạnh và vai trò quyết định để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này chính là các nhà lãnh đạo ở châu Phi.

Điều các nhà lãnh đạo châu Phi cần làm ngay hiện nay là củng cố niềm tin đối với người dân thông qua việc xử lý rốt ráo những vấn đề tồn tại, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ vốn là mồi lửa dẫn tới bất ổn ở nhiều nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với những quyết sách của họ nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân, mang lại sự ổn định trong xã hội. Đó là những vấn đề cốt lõi mà người dân châu Phi nói chung đang mong chờ và là lý do chủ yếu của một loạt cuộc đảo chính trong thời gian vừa qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Singapore gửi điều tra viên đến Bangkok sau sự cố máy bay gặp nhiễu động không khí
06:16:20 22/05/2024
Mỹ nêu lý do không thể hỗ trợ Iran trong vụ rơi máy bay trực thăng
15:09:43 21/05/2024
Chính phủ Anh bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bê bối truyền m.áu nhiễm bệnh
05:50:51 22/05/2024
Hành khách kể lại giây phút kinh hoàng khi máy bay đi qua vùng nhiễu động không khí
22:07:09 22/05/2024
Hoàng gia Tây Ban Nha công bố những bức ảnh chưa từng tiết lộ
19:58:48 21/05/2024
Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất nhiễu động không khí
15:44:27 22/05/2024
Nga giải thể ngân hàng Mỹ, đáp trả một động thái liên quan của EU
09:46:42 23/05/2024
Bão lớn kèm lốc xoáy tàn phá miền Trung Tây nước Mỹ
20:18:11 22/05/2024
Oxford Economics công bố danh sách những thành phố có nền kinh tế hàng đầu thế giới
06:09:40 23/05/2024
Người tiêu dùng Mỹ 'ngấm đòn' từ lạm phát cao kéo dài
17:14:48 22/05/2024

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực
07:29:40 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Bạn trai vừa công khai của Nam vương Ngọc Tình là ai?
06:34:46 23/05/2024

Tin mới nhất

Phương Tây chia rẽ khi ICC phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel

09:57:58 23/05/2024
Mỹ và Anh phản đối lệnh bắt của ICC đối với thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng của Israel, trong khi nhiều thành viên EU khác bày tỏ tôn trọng phán quyết của ICC.

Hoan hỉ lễ Phật Đản tại Liên bang Nga

09:36:55 23/05/2024
Tại buổi lễ, các phật tử đã cùng thực hiện những nghi lễ như dâng hương, cúng dường và tắm Phật để cầu hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho toàn dân tộc nói chung cũng như cho cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga nói riêng.

Trung Quốc ủng hộ Palestine khôi phục quyền dân tộc hợp pháp

09:04:55 23/05/2024
Tới nay, đã có 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) - gồm Slovakia, Bulgaria, Cyprus, CH Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Thụy Điển - công nhận Nhà nước Palestine.

Trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (Mỹ) sơ tán vì gói hàng khả nghi

09:01:25 23/05/2024
Một nhân chứng cho biết đến giữa buổi sáng, các nhân viên đã quay trở lại tòa nhà và cảnh sát đã rời khỏi hiện trường.

Bức tranh trái ngược của các nước châu Âu sau 20 năm gia nhập EU

08:57:42 23/05/2024
20 năm gia nhập EU của 10 nước châu Âu cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh.

Anh ấn định thời điểm tổ chức bầu cử sớm

08:55:26 23/05/2024
Thủ tướng Sunak khẳng định chỉ có chính phủ của đảng Bảo thủ dưới quyền lãnh đạo của ông mới đảm bảo được sự ổn định kinh tế mà nước Anh khó khăn mới có được.

Cựu ứng cử viên Nikki Haley tuyên bố bỏ phiếu cho ông Donald Trump

08:04:07 23/05/2024
Giới quan sát đ.ánh giá kết quả các cuộc thăm dò gần đây báo hiệu một cuộc đua rất quyết liệt và sít sao giữa hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

07:52:39 23/05/2024
Theo hãng thông tấn IRNA, quyền Tổng thống Iran, Mohammad Mokhber, sau đó đã tiếp người đứng đầu và đại diện các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, châu Á và châu Âu đến dự tang lễ.

Mỹ có đứng sau cuộc đảo chính mới thất bại ở Congo?

06:07:44 23/05/2024
Ít nhất 6 người t.hiệt m.ạng trong vụ đấu s.úng, bao gồm 3 quan chức an ninh Congo và người đứng đầu của nhóm đảo chính là Christian Malanga.

Lũ bùn gây thiệt hại nghiêm trọng ở miền Bắc nước Pháp

06:05:59 23/05/2024
Một cơn bão đã bất ngờ quét qua, gây ra lở đất nghiêm trọng ở một số nơi và tạo ra một dòng sông bùn tại ngôi làng Sailly-Laurette chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

20 người đang được điều trị tích cực sau sự cố máy bay của Singapore Airlines

05:58:24 23/05/2024
Singapore Airlines thông báo 74 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn vẫn đang ở Bangkok, trong đó có những người đang được điều trị và người thân của họ.

Ukraine đạt được bước tiến trong mặt trận chống tham nhũng

05:54:21 23/05/2024
Trong những năm gần đây, tham nhũng đã cản trở dòng viện trợ nước ngoài đến Ukraine. Ông Donald Trump trong thời gian giữ chức Tổng thống Mỹ từng viện dẫn lo ngại về tham nhũng khi trì hoãn viện trợ cho Ukraine.

Mục đích thực sự của quân đội Nga khi thúc đẩy chiến dịch quân sự ở Kharkov

05:51:41 23/05/2024
Ý tưởng của Nga không chỉ là chiếm Kharkov, mà còn phá hủy khả năng kháng cự của Ukraine. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, chiến dịch ở Kharkov sẽ chia quân đội Ukraine thành hai hoặc bị chia tách hoàn toàn.

Chùm ảnh vi khuẩn nhìn qua kính hiển vi

05:49:34 23/05/2024
Thuốc sống bao gồm các tế bào có đầy đủ chức năng đã được chọn lọc và thường được sửa đổi để điều trị các bệnh cụ thể, chẳng hạn như ung thư.

Mỹ thông báo kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

05:43:28 23/05/2024
Bên cạnh đó, Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai cũng khuyến nghị miễn thuế đối với hàng trăm loại máy móc công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả thiết bị sản xuất sản phẩm năng lượng Mặt Trời.

Australia ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người

05:38:52 23/05/2024
Cơ quan Y tế bang lưu ý không có bằng chứng cho thấy virus lây lan khắp bang Victoria, cũng như nguy cơ có thêm người nhiễm cúm gia cầm là rất thấp, bởi bệnh này không dễ lây từ người sang người.

Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga

22:22:18 22/05/2024
Bình luận về các cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine trên lãnh thổ Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh quân đội Nga luôn trong tình trạng cảnh giác và thực hiện mọi thứ cần thiết.

WHO hối thúc các nước đạt thỏa thuận về ứng phó dịch bệnh

22:02:23 22/05/2024
Ngày 21/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định một thỏa thuận toàn cầu về ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Philippines điều chỉnh năm học để tránh nắng nóng

21:56:32 22/05/2024
Lịch học này hiện đang nhận được sự ủng hộ của học sinh và giáo viên, khi nhiệt độ quá cao do biến đổi khí hậu buộc hàng nghìn trường phải tạm dừng các lớp học trực tiếp trong tháng 4 và 5.

Ấn Độ báo động đỏ do nắng nóng kéo dài trên diện rộng

21:54:14 22/05/2024
Phần lớn các khu vực tại Ấn Độ hiện đang phải hứng chịu đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 45 độ C, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh kế của người dân.

Nhóm biến thể mới FLiRT có thể khiến số ca mắc COVID-19 tăng trong hè này

21:23:03 22/05/2024
Theo CDC, các trường hợp nhiễm KP.1.1, một biến thể FLiRT khác, cũng đã tăng lên, chiếm 7,1% số ca mắc COVID-19 hiện nay ở Mỹ. Tại châu Âu, số ca nhiễm cũng đang gia tăng, khi FLiRT được phát hiện ở 14 quốc gia.

Nga tịch thu tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng châu Âu

21:18:51 22/05/2024
Một tòa án Nga đã ra phán quyết cho phép thu giữ tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng quốc tế là UniCredit, Deutsche Bank (DB) và Commerzbank.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

21:06:29 22/05/2024
Những chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Stresa bao gồm tác động của trí tuệ nhân tạo đến nền kinh tế toàn cầu và đ.ánh giá lại các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Israel triệu hồi đại sứ tại Ireland và Na Uy

20:49:25 22/05/2024
Ngày 22/5, Israel đã triệu hồi các đại sứ của mình từ Ireland và Na Uy để tham vấn khẩn cấp trong bối cảnh chính phủ hai nước này dự kiến chính thức công nhận Nhà nước Palestine.

Diễn đàn Nước Thế giới ở Bali: Đầu tư cho nước là đầu tư xanh

20:45:51 22/05/2024
Tại Indonesia, nước chủ nhà của Diễn đàn Nước Thế giới, Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư đã đảm bảo với các nhà đầu tư về cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi đối với đầu tư xanh.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/5/2024: Ma Kết nên cởi mở hơn

Trắc nghiệm

11:07:36 23/05/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hàng ngày nói rằng, Ma Kết nên cởi mở hơn với những điều mới mẻ. Trong ngày thứ 5 này, đừng mãi đi theo những lối mòn.

Nữ chính thừa thãi nhất màn ảnh hiện tại: Diễn như "vô hình" còn quá già so với nam chính

Phim châu á

11:05:52 23/05/2024
Mỹ nhân này diễn cảnh nhí nhảnh thì bị chê gượng gạo, diễn cảnh tình cảm thì rất kịch, thiếu sự hài hòa ăn nhập với bạn diễn.

Một nhóm nhạc nữ đang bị hủy hoại bởi chính 'cha đẻ' của mình

Nhạc quốc tế

11:03:15 23/05/2024
Vào ngày 22/5, Belift Lab - công ty chủ quản của nhóm nhạc ILLIT đã đưa ra một tuyên bố trong đó họ cho biết sẽ kiện Giám đốc điều hành ADOR Min Hee Jin vì tội phỉ báng và cản trở kinh doanh.

Thủ lĩnh Ngũ Cung Trần Thắng: "Hoàng Hiệp không còn đồng hành với ban nhạc từ lâu"

Nhạc việt

10:48:54 23/05/2024
Guitarist Trần Thắng, thủ lĩnh - sáng tác chính của Ngũ Cung cho biết Đỗ Hoàng Hiệp đã xin ra khỏi band từ tháng 11/2023.

Cách phối đồ mùa hè sành điệu với giày sneakers trắng

Thời trang

10:44:07 23/05/2024
Giày sneakers (giày thể thao) trắng gây ấn tượng bởi vẻ ngoài trẻ trung, sành điệu, không bao giờ lỗi mốt hay nhàm chán. Đây là một trong những kiểu giày phổ biến nhất khi nói đếnthời trangmùa hè.

Nhìn lại các mốc thời gian trong câu chuyện của chàng trai Mèo Béo, đâu mới là sự thật?

Netizen

10:30:51 23/05/2024
Liên quan đến sự việc chàng trai Mèo Béo, những thông tin mới được cập nhật đã khiến nhiều người không khỏi xôn xao. Liệu rằng sự thật nào ẩn chứa phía sau câu chuyện này.

Hai tướng được ban / pick trong mọi trận đấu MSI 2024

Mọt game

10:29:06 23/05/2024
Giải đấu quốc tế MSI 2024 đã kết thúc vào ngày 19/05 vừa qua với chức vô địch thuộc về GEN. Xuyên suốt giải đấu, đã có tổng cộng 88 vị tướng được sử dụng trong tổng số 168 vị tướng của tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Sao Việt 23/5: Hà Kiều Anh tình tứ bên chồng, Lâm Khánh Chi khoe bạn trai

Sao việt

10:23:44 23/05/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh ôm chặt ông xã doanh nhân trong tiệc mừng sinh nhật lần thứ 48, , Lâm Khánh Chi đăng tải hình ảnh ngọt ngào bên bạn trai tin đồn.

3 loại nước không chỉ giúp xuống cân nhanh mà còn dưỡng nhan cực hiệu quả ngày hè

Làm đẹp

10:19:33 23/05/2024
Để có làn da trắng sáng và vòng eo thon gọn như Quỳnh Kool trong mùa hè này, chị em có thể xem xét ba loại nước uống hot nhất hiện nay.

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn xoài?

Sức khỏe

10:17:34 23/05/2024
Xoài là vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh và cũng là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Những điểm du lịch làm mọi cách để bớt khách

Du lịch

10:13:10 23/05/2024
Khách du lịch tăng theo cấp số nhân khiến nhiều điểm tham quan quá tải, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Gái đảm Sài Gòn mách cách làm chân giò rút xương nhồi thịt luộc thơm ngon, thanh mát cho ngày hè

Ẩm thực

10:09:55 23/05/2024
Chân giò rút xương nhồi thịt thơm phức, thanh mát, chấm với sốt chấm chua cay mặn ngọt vô cùng ngon miệng và thú vị cho bữa cơm ngày hè.

Vòi rồng cao hơn 1.000 m đ.ánh lật nhiều ghe, xuồng trên vùng biển Khánh Hòa

Tin nổi bật

09:51:28 23/05/2024
Theo một số ngư dân, sau khi vòi rồng đi qua, nhiều tàu thuyền bị lật úp, nước tràn vào buồng máy, hư hỏng nặng. Một số thuyền thúng bị đ.ánh bay khá xa.