Molnupiravir được đưa vào điều trị thí điểm F0 tại nhà có kiểm soát tại 12 tỉnh thành phố
1.000.000 viên thuốc nghiên cứu Molnupiravir từ nguồn nhập khẩu do Công ty DB – cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark, tài trợ cho chương trình này có thể đáp ứng điều trị cho lượng lớn bệnh nhân Covid-19.
Thuốc Molnupiravir giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid-19.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về điều trị, đảm bảo để các trường hợp mắc Covid-19 được tiếp cận điều trị một cách sớm nhất, tốt nhất.
Ngày 6/10, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 trong đó có đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị theo đề cương thuyết minh thử nghiệm lâm sàng.
Chương trình sẽ thí điểm điều trị có kiểm soát cho những trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng bằng thuốc Molnupiravir tại 12 tỉnh thành phố là: Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đắk Nông, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu,…
Từ ngày 7/10, toàn bộ một triệu viên thuốc Molnupiravir do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB để thực hiện thử nghiệm lâm sàng, tài trợ đã được bàn giao cho 10 tỉnh thành để phục vụ cho chương trình của Bộ Y tế.
Nhân viên y tế nhận thuốc Molnupiravir do công ty DB – Tập đoàn Ecopark tài trợ.
Đây là một phần trong kế hoạch tài trợ gần 2 triệu viên Molnupiravir mà Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB cam kết tài trợ cho Bộ Y tế. Dự kiến sau khi được cấp phép khẩn cấp – thương mại, Công ty DB – cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark sẽ bàn giao số thuốc Molnupiravir còn lại cho Bộ Y tế phục vụ công tác điều trị hoặc là nguồn dự trữ trong trường hợp vẫn còn ca mắc Covid-19.
Video đang HOT
Trước đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB cũng đã trao tặng hàng trăm nghìn lọ Remdesivir cho các tỉnh thành: TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hà Nội. Dự kiến, công ty sẽ tiếp tục gửi tặng nhiều tỉnh loại thuốc được FDA cấp phép điều trị Covid-19 này.
Trước đó, từ cuối tháng 8, Bộ Y tế đã triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng bằng thuốc Molnupiravir tại TPHCM và sau đó là một số ít tỉnh khác.
Đối với chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, các trường hợp mắc Covid-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, và sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, sẽ được phát thuốc.
Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với virus SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh Covid-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc.
Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình được ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.
Molnupiravir (còn được gọi là MK-4482), ban đầu được phát triển để phòng ngừa và điều trị virus cúm SARS-CoV, MERS vào đầu những năm 2000. Nó được dùng dưới dạng viên uống hai lần/ngày trong 5 ngày.
Theo thông tin từ hãng dược Merck, Molnupiravir, viên thuốc điều trị Covid-19 của họ, đã được chứng minh trong một thử nghiệm lâm sàng quan trọng để giảm một nửa nguy cơ nhập viện hoặc tử vong khi được sử dụng cho những người có nguy cơ cao.
Hãng dược phẩm Merck cho biết thêm thuốc kháng virus dạng uống molnupiravir cũng hiệu quả với tất cả các biến chủng của virus SARS-CoV-2. Merck và công ty Ridgeback Biotherapeutics sẽ nộp đơn xin cấp quyền sử dụng khẩn cấp cho Molnupiravir lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Những viên thuốc vì cộng đồng được vận chuyển tới Bệnh viện Phổi Long An.
Vì là dạng viên, Molnupiravir có thể giúp bệnh nhân không phải đến phòng khám để được truyền máu cho các phương pháp điều trị như kháng thể đơn dòng. Điều đó làm giảm khả năng bệnh nhân lây virus cho nhân viên y tế và ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn liên quan truyền máu.
Việc vận chuyển và bảo quản thuốc viên uống cũng dễ dàng hơn so với thuốc truyền, nên có thể dễ phân phối với các khu vực xa xôi có nguồn lực hạn chế. Đây cũng là lý do khiến Molnupiravir có thể trở thành giải pháp chống dịch mang lại tác động lớn đối với những nơi gặp vấn đề về nguồn cung vaccine.
Trong bối cảnh mùa đông sắp tới là thời điểm có thể bệnh dịch dễ lây truyền, thì việc bổ sung thuốc kháng virus như Remdesivir, Molnupiravir sẽ góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh.
Thuốc kháng virus molnupiravir tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3
Hơn một tháng sử dụng thuốc kháng virus molnupiravir cho F0 tại nhà, các chuyên gia đánh giá thuốc giúp giảm tải lượng virus hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong, tiếp tục thử nghiệm.
Trả lời VnExpress ngày 4/10, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện chưa có số liệu khoa học thật sự về kết quả thử nghiệm molnupiravir. Tuy nhiên, đánh giá bước đầu, thuốc giúp giảm tải lượng virus tốt.
"Tỷ lệ bệnh nhân nặng phải nhập viện ở TP HCM đã giảm rất nhiều, một phần do kiểm soát y tế tốt, phần khác cũng nhờ một số thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc kháng viêm, kháng đông, thuốc kháng virus molnupiravir cho F0 nhẹ tại nhà", Thứ trưởng nói.
Thuốc molnupiravir tiếp tục được thử nghiệm giai đoạn 3 để có đánh giá sâu hơn về hiệu quả, theo đại diện một đơn vị tham gia thử nghiệm thuốc. Đồng thời, thuốc vẫn đang được đưa vào túi thuốc điều trị F0 tại nhà theo chương trình của Bộ Y tế.
Bác sĩ Đào Huy Hiếu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong nhóm Học viện Quân y tham gia chống dịch ở TP HCM từ hôm 21/8, nhận nhiệm vụ điều trị cho F0 tại nhà, cũng đánh giá molnupiravir giúp giảm tải lượng virus hiệu quả.
"Một số bệnh nhân tôi tiếp nhận có chỉ số nồng độ virus (CT) từ 24-27, sử dụng thuốc trong vòng 1-2 ngày đã xét nghiệm âm tính", bác sĩ Hiếu nói. "Cơ số mẫu còn nhỏ, chưa thể đánh giá toàn bộ, song cho thấy thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus nhanh".
Bác sĩ Hiếu cho biết F0 được dùng molnupiravir là người có kết quả test nhanh hoặc PCR dương tính, "xác định là người mang virus mới sử dụng thuốc diệt virus". Điều kiện dùng thuốc là F0 18-65 tuổi, triệu chứng nhẹ (sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi), không có dấu hiệu viêm phổi hay thiếu oxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96%. Người tham gia thử nghiệm sẽ ký cam kết sử dụng thuốc molnupiravir đúng mục đích, đúng hướng dẫn.
Molnupiravir là thuốc kháng virus mới, đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên thế giới. Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care), từ cuối tháng 8.
Hơn 26.000 F0 ở TP HCM đang điều trị tại nhà. Họ được phát 3 túi thuốc (A, B, C), tùy tình trạng bệnh lý. Trong đó, túi thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Túi thuốc B là những thuốc sử dụng hạn chế trong một số tình huống đặc biệt bao gồm thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông. Đặc biệt, túi thuốc C là thuốc kháng virus molnupiravir.
Nhân viên y tế TP HCM phát thuốc cho người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".
Thuốc molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Hôm 1/10, đại diện hãng Merck cho biết thuốc viên molnupiravir có tác dụng giảm gần một nửa nguy cơ nhập viện và tử vong vì Covid-19, sau khi phân tích thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 775 bệnh nhân Covid-19.
Người tham gia thử nghiệm là mắc Covid-19 từ nhẹ tới trung bình, được coi là có nguy cơ nhưng chưa phải nhập viện vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm hồi đầu tháng 8. Đến ngày thứ 29 của thử nghiệm, 7,3% số bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc molnupiravir phải nhập viện, không có người nào tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ nhập viện ở nhóm dùng giả dược là 14,1%, trong đó 8 người tử vong.
Đại diện Merck cho biết thuốc kháng virus dạng uống molnupiravir cũng hiệu quả với các biến chủng của nCoV như Gamma, Delta và Mu. Merck đặt tên loại thuốc này theo từ "Mjlnir", chiếc búa của Thor trong thần thoại Bắc Âu.
Merck và đối tác cho biết sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc molnupiravir tại Mỹ. Đây là thuốc kháng virus đầu tiên đặc trị Covid-19, có thể dễ dàng kê đơn để ngăn các ca bệnh nhẹ và trung bình chuyển biến nghiêm trọng và được đánh giá là thành phần còn thiếu của kho vũ khí y tế chống nCoV.
Molnupiravir là loại thuốc kháng virus thứ hai được đưa vào điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Loại thuốc đang được sử dụng là remdesivir, dành cho bệnh nhân nặng, người trên 65 tuổi, béo phì đang điều trị ở bệnh viện. Remdesivir sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch.
F0 nào được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir? Ngày 27-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho người F0 có triệu chứng nhẹ. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh hướng dẫn F0 sử dụng thuốc đúng chỉ định - Ảnh: THU HIẾN Đối...