Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải

Theo dõi VGT trên

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hiện tại, tự kỷ chưa được công nhận là một dạng tật riêng nên các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện.

Còn nhiều bất cập

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy: “Khi nhắc tới môi trường hòa nhập là hướng tới sự công bằng, không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, hiện nay các văn bản liên quan đến “học sinh rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) ” chưa cụ thể. Trong “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới 2020 – 2021″ của Bộ GD&ĐT, nội dung liên quan dành cho đối tượng khuyết tật không nhiều. Trong hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới chưa thấy đề cập đến những điều chỉnh dành cho học sinh khuyết tật nói chung và học sinh RLPTK nói riêng.

Hiện nay, Việt Nam chỉ còn 3 trường Đại học có đào tạo GV chuyên ngành giáo dục đặc biệt (GDĐB). Theo quy định mới từ năm học 2020 – 2021, trường Cao đẳng không được tuyển sinh ngành giáo dục đặc biệt vì thế tình trạng thiếu GV chuyên ngành GDĐB có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nội dung GDĐB chỉ là môn tự chọn trong chương trình đào tạo GV ở các trường Đại học vì thế nhiều GV sau tốt nghiệp thiếu kiến thức về giáo dục học sinh khuyết tật.

Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải - Hình 1

Đến hiện tại, tự kỷ chưa được công nhận là một dạng tật riêng nên các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện.(Ảnh minh họa)

Chính sách nhiều nhưng cần thực tế hơn

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Hiên nay, giáo dục hòa nhập (GDHN) trong trường công lập ở Hà Nội còn nhiều hạn chế về các mặt: thực hiện văn bản chính sách của nhà nước, thiếu nguồn lực tài chính, thiếu phương tiện, thiết bị và học liệu dạy học. Đến thời điểm hiện tại, tự kỷ chưa được công nhận là một dạng tật riêng mà chỉ nằm trong các dạng khuyết tật khác. Cũng vì thế các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện”.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh, từ lâu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương xây dựng một hệ thống Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Giáo dục Hòa nhập (HT&PT GDHN). Đến tháng 10/2020 cả nước có 14 trung tâm HT & PT GDHN cấp tỉnh đang hoạt động, cung cấp các dịch vụ về GD ĐB. Thành phố Hà Nội chưa có trung tâm HT & PTGDHN.

Do chính sách của Nhà nước, khi mà bộ Bội Nội vụ chưa đưa ra quyết định chính thức nên vấn đề bổ sung biên chế giáo viên, nhân viên hỗ trợ người khuyết tật chưa có lời giải. Nghị định 28 của Chính phủ về Chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy GDHN đã có từ năm 2012, 23/63 tỉnh thành đã thực hiện, riêng Hà Nội là một trong những tỉnh/TP vẫn chưa thống nhất được chính sách này.

“Về mặt chính sách, nước ta hiện nay rất nhiều, nhưng chưa sát với thực tế. Chẳng hạn như chính sách phổ cập giáo dục mới là tạo điều kiện cho học sinh trên địa bàn đúng độ tuổi được theo học, bao gồm cả học sinh khuyết tật. Tuy nhiên về cơ sở vật chất, phương tiện chưa đáp ứng được, cán bộ quản lý chưa được đào tạo bồi dưỡng về GDĐB… cũng là một khó khăn chưa được tháo gỡ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, Nhà nước ta nên đưa ra các chính sách phù hợp hơn. Trước hết là chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trước khi tiếp nhận trẻ khuyết tật tham gia GDHN”, PGS.TS Nguyễn Đức Minh nói.

Giáo dục người khuyết tật nói chung, trẻ RLPTK nói riêng đòi hỏi rất lớn về tài chính. Trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, nhiều đối tượng cần quan tâm thì trước hết ngành giáo dục cần tận dụng triệt để các nguồn xã hội hóa. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẵn sàng chung tay giúp đỡ người khuyết tật. Những gia đình có điều kiện về kinh tế có thể tự trang trải phí can thiệp hỗ trợ trẻ RLPTK. Nhưng thiết nghĩ, Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ toàn phần hoặc một phần đối với gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo có con là trẻ khuyết tật đang học hòa nhập.

Video đang HOT

Bên cạnh đó cần nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc đồng hành cùng nhà trường, bởi có rất nhiều cha mẹ không đánh giá đúng năng lực của con và đẩy hết trách nhiệm cho nhà trường.

“Theo tôi, với trẻ tự kỷ nói riêng, trẻ em khuyết tật nói chung, chúng ta nên đặc biệt quan tới việc nâng mức kỹ năng sống của các cháu, thay vì đặt nặng vào vấn đề học thuật và thành tích thi cử”, PGS.TS Nguyễn Đức Minh đề xuất.

Môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Vẫn chưa có lời giải - Hình 2

chúng ta nên đặc biệt quan tới việc nâng mức kỹ năng sống của các cháu, thay vì đặt nặng vào vấn đề học thuật và thành tích thi cử. (Ảnh minh họa)

Thay đổi nhận thức đưa tới thay đổi hành động

TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia chia sẻ: “So với những năm trước đây, GDHN cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng đã có những bước tiến rất tốt.

Là một thành viên của Hội đồng Giáo dục đặc biệt Đông Nam Á, có cơ hội được tham gia cá hoạt động hội thảo, hội nghị và phát triển chuyên môn về GDĐB, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa nhận thấy rằng: “Trong 10 năm trở lại đây những kiến thức, kỹ năng của đội ngũ chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý của Việt Nam về giáo dục trẻ RLPTK có sự phát triển vượt trội. Phụ huynh, cha mẹ trẻ RLPTK rất tích cực, chủ động trong việc tự nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền được giáo dục của trẻ RLPTK. Nhiều gia đình có điều kiện còn tự túc tài chính để đi nước ngoài hoặc mời chuyên gia, mua tài liệu về các phương pháp giáo dục trẻ RLPTK để tự nâng cao kiến thức, kỹ năng cho mình và các cha mẹ khác.

Bên cạnh đó, khá nhiều dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự vì người khuyết tật trong nước rất quan tâm đến trẻ tự kỷ. Vì thế nhiều hoạt động liên quan đến giáo dục trẻ RLPTK được diễn ra: tập huấn, thăm khám sàng lọc; hội thi thể thao văn nghệ…. Giáo viên, cha mẹ trẻ được nâng cao trình độ hiểu biết, nhận dạng trẻ rối loạn phổ tự kỷ, có được kỹ năng tương tác với trẻ, các kỹ năng can thiệp cá nhân hay nhóm trong lớp học hòa nhập và tại gia đình.

Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng này chủ yếu phổ biến trong môi trường can thiệp hỗ trợ trực tiếp cho trẻ tại các trung tâm hay tại chính gia đình học sinh. Việc chuyển giao vào cơ sở giáo dục hòa nhập ở các trường công lập vẫn còn nhiều hạn chế. Và các dự án từ các tổ chức này cũng chỉ tập trung ở một số vùng chứ không phải ở tất cả các tỉnh, các trường”.

Cũng theo TS. Nguyễn Thị Kim Hoa: “Trong một môi trường có trẻ tự kỷ học hòa nhập, các cháu có những khiếm khuyết, khó khăn rất đặc trưng về mặt tương tác xã hội, giao tiếp và đặc biệt là các vấn đề về hành vi không mong muốn. Để GDHN hiệu quả cần thay đổi và điều chỉnh.

Nói như thế không có nghĩa là làm mọi cách để khiến trẻ RLPTK phải thay đổi hành vi để phù hợp với các học sinh khác mà bằng các phương pháp, kỹ thuật đặc thù nhà giáo dục cần tác động vào điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của trẻ RLPTK. Đồng thời giúp thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của tất cả mọi người xung quanh tạo ra một môi trường thân thiện chào đón và tôn trọng các khác biệt của từng cá nhân.

Để cải thiện tình trạng nêu trên Ban chỉ đạo Giáo dục Trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo và việc làm cụ thể trong thời gian tới.

Ban chỉ đạo giao cho Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì trong các hoạt động: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện quy hoạch các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm HT Phát triển hệ thống dịch vụ HT &PTGDHN trong cả nước và xây dựng mô hình cơ cơ sở giáo dục và hỗ trợ người có rối loạn phát triển. Trong đó có trẻ RLPTK là đối tựng được đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu”./.

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn "tự mua dây buộc mình"?

Theo chương trình phổ cập giáo dục mới, tất cả các trẻ đến tuổi đều được đi học. Tuy nhiên, với những trẻ mắc hội chứng tự kỷ, để xin được đi học lại là điều vô cùng nan giải.

Không phải trường nào cũng "tự mua dây buộc mình"

Trong cuốn sách "Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý" (Tài liệu dành cho giáo viên tiểu học) đưa ra một số phương pháp giúp cô giáo hiểu hơn về trẻ tự kỷ, biết cách đưa trẻ hòa nhập vào bài giảng tốt hơn. Cùng với đó sách cũng đưa ra các khuyến nghị nên có giáo viên bổ trợ đi kèm.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng lựa chọn phương án này, khi nó chưa phải là một quy định bắt buộc phải thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến ít nhiều phụ huynh có con em bị tự kỷ khi đi xin học luôn bị "từ chối" vì trường không đồng ý để gia đình đưa giáo viên bên ngoài vào trường.

Bà Cao Lan Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Hưng cho biết: "Về vấn đề giáo viên đi kèm, nếu như ở trường dân lập được tạo điều kiện hết sức, nhưng ở trường công lại là một vấn đề. Với trường công như An Hưng, chúng tôi không nhất thiết cho giáo viên chuyên biệt không phải của nhà trường vào hỗ trợ, không tự nhiên mua thêm nguy hiểm cho nhà trường. Đúng theo điều lệ trường tiểu học sẽ có phòng học hòa nhập và giáo viên chuyên biệt, nhưng hầu như các trường công hiện nay chưa có.

Tuy nhiên bản thân tôi nghĩ rằng, muốn các con được phát triển thì bắt buộc phải có giáo viên hỗ trợ từ bên ngoài vào. Đối với trường công, số lượng học sinh đông, một giáo viên sẽ chẳng thể quan tâm được hết tất cả các bạn. Riêng với giáo viên chuyên biệt, các bạn ấy có phương pháp riêng, có thể dạy đi, dạy lại một bạn được, vì thế khi các cô ấy vào thì chất lượng học sinh tiến bộ rõ rệt".

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn tự mua dây buộc mình? - Hình 1

Ở một số trường công lập có chính sách giáo viên đi kèm nên các bạn là trẻ tự kỷ có sự tiến bộ rõ rệt. (Ảnh minh họa)

Khó từ nhân lực tới cơ sở vật chất

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, điều kiện để trẻ tự kỷ được nhận vào học hòa nhập trong các nhà trường hiện nay đó là: nhà trường đánh giá học sinh đó có đủ khả năng theo học hòa nhập. Yêu cầu đối với nhà trường là có phòng Nguồn dành cho học sinh khuyết tật, đầy đủ trang thiết bị, đồ chơi... và đặc biệt giáo viên và nhân viên phải được tập huấn, phải có kiến thức, phương pháp về dạy trẻ tự kỷ.Thế nhưng đã có bao nhiêu trường trên địa bàn Hà Nội đạt được điều kiện cần và đủ này?

Đã từng đưa học sinh tự kỷ "gõ cửa" một số trường công lập trên địa bàn Hà Nội và nhận lại những cái lắc đầu từ chối, bà Phạm Thị Thơm - Th.s Quản lý giáo dục, Chuyên viên Âm ngữ trị liệu chia sẻ: "Học hòa nhập chính là cánh cửa để con có thêm sự trải nghiệm, cơ hội bầu bạn, cơ hội học tập và tìm kiếm công việc sau này. Tuy nhiên ở nước ta môi trường hòa nhập dường như chưa phổ biến.

Chính vì vậy khi các con đã bước qua ngưỡng cửa can thiệp để vào môi trường công lập học tập với các bạn bình thường gặp nhiều gian nan. Tôi đã từng đưa con em của các bậc phụ huynh gửi gắm tìm trường hòa nhập cho các cháu, nhưng đến trường nào cũng đều lắc đầu không nhận. Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì một lí do nào đó, các trường chưa có giải pháp để giúp các bạn này có thể theo kịp chương trình học của các bạn bình thường".

Bà Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông: "Biên chế của trường chưa có giáo viên nào được đào tạo chính thống về trẻ tự kỷ, cũng không có phòng tư vấn tâm lý, đội ngũ chuyên gia y tế. Vì thế các cháu đặc biệt tới trường đều qua sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và cô đoàn đội. Cũng vì lẽ đó, với những cháu ở thể nhẹ, trường luôn tạo điều kiện để con được học hòa nhập. Chỉ duy nhất có những trường hợp các cháu quá tăng động, giáo viên không thể trông chừng 24/24, cực chẳng đã phải từ chối học sinh đó".

Vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và an lòng phụ huynh

Khi tiếp nhận một học sinh tự kỷ vào trường, đồng thời nỗi áp lực của trường, của giáo viên lớp đó và đặc biệt của cha mẹ học sinh các bạn trong lớp cũng tăng theo. "Bởi có những bạn tham gia hòa nhập nhằm mục đích tăng cường các kỹ năng khác, không thể tham gia học tập như các bạn khác được. Chẳng hạn như có bạn 5 tuổi, đủ tuổi vào lớp 1, nhưng tư duy chỉ như học sinh 3 tuổi. Vì thế khi vào lớp, rất khó tiếp cận các kiến thức như những học sinh bình thường khác.

Mặt khác, có một số bạn tự kỷ nặng hơn, gặp một số vấn đề về hành vi, tâm lý gây ảnh hưởng tới môi trường lớp học. Vì vậy khó khăn đối với các nhà trường là rất lớn", cô Nguyễn Thị Quế, Hiệu phó trường Thực nghiệm Victory chia sẻ.

"Có những cháu khi ở trong gia đình dấu hiệu tự kỷ không nổi trội nhưng khi tham gia học trong một lớp 50 cháu thì lúc đó sự khác biệt mới dần bộc lộ. Mặt khác, khi tiếp nhận một cháu đặc biệt vào lớp, không phải tất cả phụ huynh trong lớp đó đều đồng thuận. Bên cạnh đảm bảo an toàn cho học sinh, nhà trường cũng tìm cách trao đổi ý kiến, thuyết phục để phụ huynh được an lòng hơn", bà Nguyễn Thị Đào, Hiệu phó trường Dịch Vọng B chia sẻ.

Trường công ngại nhận trẻ tự kỷ vì không muốn tự mua dây buộc mình? - Hình 2

Tranh dán do các bé tự kỷ làm

Do chính sách của từng trường

Ở một số trường tư thục việc test đầu vào luôn là yêu cầu bắt buộc. Mỗi bài test nhằm đánh giá các chỉ số của con về ngôn ngữ, về các con số, khả năng nhạy bén... Kết quả sau mỗi bài test là "Đạt" hoặc "không Đạt".

Có một số trường sau khi chấm điểm sẽ cùng ngồi lại với phụ huynh để tìm ra phương pháp, kế hoạch giáo dục cho đứa trẻ đó. Cũng có những trường sau khi gia đình chia sẻ về hoàn cảnh của con thì gửi kết quả về nhà cho phụ huynh mà chẳng một lời giải thích rằng vì sao con "không Đạt", mạnh hoặc yếu ở đâu như trường hợp chị Vân Anh (Long Biên) trong bài 1 " Chật vật tìm trường cho trẻ tự kỷ học hòa nhập" mà chúng tôi đã đưa.

Chia sẻ về việc này, bà Nguyễn Thị Quế, Hiệu phó trường Thực nghiệm Victory (Hà Đông) cho biết: "Đối với trẻ em đặc biệt, nhìn chung, các con có những thiệt thòi so với các bạn khác. Đó là lý do vì sao nhà trường tạo điều kiện cho các con được học hòa nhập. Đối với các em đặc biệt, công tác đánh giá cũng cần phải có phương pháp riêng, không thể giống cách đánh giá với học sinh bình thường khác. Từ góc độ nhân đạo, nhà trường tạo điều kiện cho con học hòa nhập, ở những em có khả năng tham gia học".

Bà Phạm Thị Thơm - Th.s Quản lý giáo dục, Chuyên viên Âm ngữ trị liệu cho biết: "Việc test đầu vào chỉ diễn ra ở các trường tư thục. Kết quả "Đạt" hay "không Đạt" chỉ mang tính chất tương đối, quan trọng là chính sách của trường đó như thế nào, hướng sắp xếp của Ban giám hiệu đối với học sinh đó ra sao, quan điểm của nhà trường đối với học sinh tự kỷ đã cởi mở chưa? Khi quan điểm của nhà trường đã thống nhất từ trên xuống thì bộ phận tuyển sinh cũng chỉ thực hiện theo mà thôi"./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú YênDanh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên
11:42:04 08/02/2025
Nóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xaNóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xa
10:15:34 08/02/2025
Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên
12:27:51 08/02/2025
Chồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắtChồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắt
10:21:34 08/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tínhHoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tính
12:54:01 08/02/2025
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải TúBức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú
11:08:08 08/02/2025
Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mangDrama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang
11:43:23 08/02/2025
Sao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy ViênSao Hoa ngữ 8/2: Uông Tiểu Phi nổi giận với mẹ ruột vì Từ Hy Viên
10:34:24 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc

Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc

Tin nổi bật

14:57:28 08/02/2025
Sau nhiều ngày mất liên lạc, nữ sinh Lìu Ngọc Hằng (22 tuổi, quê Đồng Nai) đã được tìm thấy tại Trung Quốc nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
Cha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mình

Cha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mình

Netizen

14:27:02 08/02/2025
Câu chuyện về người cha nghèo gắng sức cho con trai học đại học nhưng không thu về kết quả mong muốn gây chú ý trên mạng xã hội đất nước tỷ dân.
Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm

Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm

Nhạc việt

14:23:39 08/02/2025
Trước những tranh cãi, tối 7/2, nhạc sĩ OnlyC - người sản xuất Dù Cho Tận Thế cùng nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện - cha đẻ ca khúc đã có bài đăng làm rõ tất cả.
Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật

Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật

Sao việt

14:15:46 08/02/2025
Mới đây, 1 bài viết nhận được sự quan tâm khi chia sẻ lại đoạn clip cũ của Hải Đăng Doo khi tham gia câu lạc bộ nghệ thuật vào tháng 9/2018.
Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối

Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối

Phim việt

13:57:19 08/02/2025
Thành cho rằng tất cả mọi người đang phản bội mình, kể cả Kim - người phụ nữ anh ta yêu. Giờ dây, Kim đã nhận ra mình chỉ là quân cờ trong mưu tính của Thành.
Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim

Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim

Sao thể thao

13:51:25 08/02/2025
HLV Unai Emery của Aston Villa cho biết tiền đạo Rashford có tiềm năng to lớn để khai thác và rất vui khi có anh, trong lúc ngôi sao 27 tuổi sẽ chứng minh sự ruồng bỏ của Amorim là sai.
Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"

Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"

Tv show

13:48:56 08/02/2025
Trong chương trình Vua tiếng Việt với chủ đề Nảy, phát sóng tối 7/2, chị Võ Thị Thu Hiền đã chiến thắng tại vòng 4 và nhận chiếc nhẫn thách đấu, ngồi lên chiếc ghế Vua của chương trình.
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Thế giới

13:48:20 08/02/2025
Trong 2 vụ việc riêng rẽ xảy ra trong cùng một ngày, 2 đại tá Nga đều bị rơi khỏi cửa sổ và 1 người đã thiệt mạng, trong khi người còn lại bị thương.
Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam

Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam

Pháp luật

13:25:43 08/02/2025
Phương thức của đối tượng là ma túy được ngụy trang trong các hộp kem dưỡng thể, giao hàng qua các ứng dụng giao hàng công nghệ và hẹn địa điểm cho các tài xế giao hàng ở xa nơi sinh sống của đối tượng.
Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Lạ vui

12:15:04 08/02/2025
Một chiếc đĩa đựng khoảng 15-20 quả chuối đã bóc vỏ xuất hiện ở Beeston (Nottinghamshire, Anh) hàng tháng trong hơn một năm qua khiến cư dân địa phương bối rối.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe

11:49:06 08/02/2025
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.