Mối quan hệ khiến Trung Quốc mất ngủ
Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng xích lại gần nhau, có thể chặn đứng các tham vọng cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Siết chặt liên minh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm Ấn Độ (11-13/12). Đây được xem như một phần trong các cuộc hội nghị cấp cao thường niên giữa hai nước kể từ năm 2007.
Nhân chuyến thăm, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận và bản ghi nhớ. Một số thỏa thuận đã được dự kiến từ trước, song một số thỏa thuận khác lại gây sự ngạc nhiên.
Thỏa thuận mang tính bước ngoặt là cam kết của Nhật Bản tài trợ cho dự án tàu cao tốc đầu tiên nối Mumbai (thủ đô tài chính của Ấn Độ) với Ahmedabad (trung tâm thương mại bên bờ biển phía Tây bang Gujarat, quê hương của ông Modi).
Ấn Độ đã chọn công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật Bản
Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản vay tín dụng ưu đãi dài hạn trị giá 12 tỷ USD. Dự án này có thể sẽ khởi công vào năm 2017 với tổng chi phí lên đến 15 tỷ USD.
Khoản vay này sẽ được cung cấp thông qua cơ quan viện trợ của Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Theo thỏa thuận, một nhà thầu Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm về dự án. Toàn bộ khoản vay sẽ được gắn với công nghệ và các công ty của Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng Nhật Bản đang quay lại với mô hình viện trợ có ràng buộc của những năm 1960 và 1970 do kinh tế đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, ngoài ý nghĩa về kinh tế, Nhật Bản còn hướng tới cái đích xa hơn về mặt chính trị.
Video đang HOT
Thủ tướng Abe đã đề nghị cung cấp thêm các khoản vay bằng đồng yên cho các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ bao gồm các tuyến đường bộ ở khu vực Đông Bắc, đáng chú ý nhất là ở Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Đây chắc chắn là một dự án cơ sở hạ tầng mang nhiều ý nghĩa chiến lược.
Giới phân tích cho rằng ngạc nhiên nhất là thỏa thuận khung về hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự. Đề xuất này bắt đầu được đưa ra vào năm 2010 nhưng bị đình trệ sau thảm họa hạt nhân Fukushima dẫn đến các cuộc biểu tình chống điện hạt nhân ở Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi
Thỏa thuận hạt nhân dân sự sẽ cho phép các công ty Nhật Bản trực tiếp xuất khẩu các công nghệ hạt nhân. Thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được ký kết vì cần phải có thêm những cuộc thảo luận cũng như sự chấp thuận của Quốc hội Nhật Bản.
Tuy nhiên, thỏa thuận khung này sẽ mở đường cho các nước cung cấp thứ ba (có vốn đầu tư Nhật Bản) xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ. Đây là một bước đột phá lớn đối với Ấn Độ vì nó nhằm mục đích mở rộng chương trình năng lượng hạt nhân của nước này.
Trong khi Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ hạt nhân cho nhiều quốc gia, thì Ấn Độ là trường hợp ngoại lệ vì New Delhi chưa ký hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Thỏa thuận này có nghĩa Nhật Bản đã thừa nhận tình trạng của Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và sẵn sàng làm ăn với nước này dù Ấn Độ không phải là một bên tham gia hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Thỏa thuận đáng chú ý thứ ba là thỏa thuận khung về hợp tác và chuyển giao công nghệ quốc phòng.
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine nhất quyết không trả Nga khoản vay 3 tỷ USD sắp đáo hạn
Ukraine sẽ không trả Nga khoản vay 3 tỷ USD vì theo nước này, Nga không chấp thuận các điều khoản được các chủ nợ khác thông qua cho Ukraine.
Theo AP, tuyên bố trên của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũng đồng nghĩa với việc Ukraine chính thức tuyên bố không đủ khả năng để trả khoản vay nói trên sẽ hết hạn vào ngày 20/12 cho Nga.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk chính thức tuyên bố sẽ không trả khoản vay trị giá 3 tỷ USD cho Nga. Ảnh AP
Ngoài ra, động thái trên cũng có thể khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngừng cung cấp gói cứu trợ trị giá 17,5 tỷ USD cho Ukraine
Phát biểu trên truyền hình ngày 18/12, ông Yatsenyuk nhấn mạnh: "Sau khi Nga không chấp thuận đề nghị của chúng tôi bất chấp những nỗ lực để tái cấu trúc khoản nợ của mình, Chính phủ Ukraine tuyên bố chính thức ngừng việc chi trả khoản vay trị giá 3 tỷ USD cho Nga và sẵn sàng cho một cuộc chiến pháp lý với Nga".
Trước đó, Nga đã tuyên bố sẽ đưa Ukraine ra tòa nếu nước này không chịu chi trả khoản vay này đúng hạn.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Nataliya Yaresko ngày 17/12 bày tỏ hy vọng rằng, tranh cãi giữa Ukraine và Nga liên quan đến khoản nợ nói trên vẫn có thể được giải quyết. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ quan điểm này và cho rằng "cách duy nhất lúc này là ra tòa".
Không chỉ ngừng chi trả khoản vay của Chính phủ cho Nga, Ukraine cũng quyết định dừng trả số tiền trị giá 507 triệu USD mà 2 tập đoàn nhà nước của nước này vay từ các ngân hàng của Nga.
Hiện vẫn chưa rõ việc Ukraine ngưng trả các khoản nợ cho Nga có tác động gì đến IMF bởi trước đó, IMF vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục cho Ukraine vay để trả nợ nếu như nước này "có thiện chí" để đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.
Mặc dù vậy, chuyên gia William Jackson thuộc hãng tư vấn Capital Economists nhận định, tuyên bố của phía Ukraine đã "gây lo ngại rằng chương trình cứu trợ của IMF đối với nước này đang phải đối mặt với quá nhiều rủi ro".
Theo ông Jackson, bản thân IMF gần đây cũng bày tỏ lo ngại về việc Quốc hội Ukraine từ chối thông qua dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2016 và việc áp đặt luật thuế mới tại Ukraine "càng làm tăng nguy cơ chương trình cứu trợ của IMF dành cho Ukraine có thể bị đình lại".
Trong vài năm qua, nền kinh tế của Ukraine đã gặp phải rất nhiều khó khăn và nước này buộc phải tiến tới thỏa thuận để tái cấu trúc nợ với nhiều chủ nợ quốc tế nhưng lại không có Nga.
Tháng 11 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã đề xuất việc tái cấu trúc nợ cho Ukraine, trong đó nêu rõ, Nga sẵn sàng đồng ý cho Ukraine chi trả mỗi năm 1 tỷ USD cho khoản vay của nước này cho đến năm 2018.
Tuy nhiên, Ukraine đã từ chối đề xuất này và tuyên bố sẽ không chấp thuận một thỏa thuận sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Nga hơn thỏa thuận mà Ukraine đạt được với các chủ nợ khác.
Theo đó, thỏa thuận giữa Ukraine và các chủ nợ khác sẽ tạo điều kiện để Ukraine xóa 20% khoản nợ của mình và giúp giảm số tiền vay nợ của nước này với các chủ nợ khác từ 19 tỷ USD xuống còn 15,5 tỷ USD.
Nhà phân tích Vadim Karasyov bày tỏ lạc quan rằng, việc tuyên bố không đủ khả năng trả khoản vay cho Nga sẽ không đồng nghĩa với việc nền tài chính của Ukraine bị tổn hại.
"Hiển nhiên là ông Yatsenyuk đã trình bày ý tưởng này với các chủ nợ quốc tế khác của Ukraine và nhận được sự bảo đảm của họ", ông Karasyov cho biết./.
Trần Khánh
Theo VOV
Thông điệp Putin: Trừng phạt là thời cơ cho kinh tế Nga Trong Thông điệp LB Nga 2015, ông Putin trình bày ít vấn đề nhưng sâu hơn so với Thông điệp năm ngoái, trong đó mũi nhọn là về kinh tế. Như thông lệ hàng năm, vào lúc 12h00 ngày 3-12 theo giờ Moscow (tức 16h00 giờ Việt Nam) tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang (LB)...