Mỗi ngày ‘nạp’ 1 chai nước ngọt cỡ lớn, cô gái đau quặn dạ dày nhưng không thể cai nổi
10x này đang cô gắng tìm một phương pháp nào đó để có thể quay trở lại với… nước lọc.
Nước ngọt là loại thức uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ uống vào mỗi độ tiệc tùng, gặp mặt thì nhiều người khác lại uống mỗi ngày, gần như thay thế nước lọc.
Cô gái tên Quỳnh Trang (sinh năm 2000, Hà Nội) dưới đây là một ví dụ. 10x này cho biết, mình uống trung bình 1 ngày là 1 chai to, có những hôm uống nhiều ở nhà nhiều thì lên đến 1 chai rưỡi, 2 chai.
Sơ sơ số vỏ chai rỗng mà Trang bỏ ra trong một tháng
Thói quen này có từ một năm nay, cô hay uống nước có ga cỡ lớn, thi thoảng muốn đổi uống vị trà thì mua các loại nước ngọt không ga cỡ nhỏ
Video đang HOT
Mẹ Quỳnh Trang nhiều lần khuyên con nên từ bỏ lối ăn uống kém lành mạnh như vậy, cô cũng cảm thấy khá lo lắng nhưng chưa thể cai được.
10X bộc bạch: ‘ Về kinh thế thì thật ra mình thấy cũng không đáng kể. Mình muốn cai vì mẹ mình nói là không tốt cho sức khoẻ, có thể dẫn đến những bệnh như tiểu đường, ung thư và loét dạ dày. Mình thi thoảng bị cào bụng, dạ dày của mình vốn không tốt và hay bị đau, nên mình cũng cảm thấy hơi sợ, nhưng vẫn chưa bỏ được thói quen này.
Mình có thử không mua 1-2 lần, đổi thành nước lọc nhưng bản thân mình thấy không quen và mình nghĩ là do trong nuớc ngọt có chất gây nghiện, nên không có là thấy bị thiếu miệng ấy. Mà mình có thói quen ăn cũng phải có nước nên là mình chưa bỏ được. Mình cũng đang tìm vài phương pháp để giảm bớt, nhưng chưa thấy cái nào thích hợp’.
Quỳnh Trang cho biết, trước đây, chính chị gái cô cũng bị hội chứng ‘nghiện’ nước ngọt thế này. Đến tận khi đi làm, công việc quá bận rộn, người chị lười mang chai lớn, chỉ có thể mua chai nhỏ, giảm dần lượng nước ngọt thì mới có thể từ bỏ.
Sắp tới, dù khó khăn nhưng Quỳnh Trang sẽ chịu khó giảm dần việc uống nước ngọt mỗi ngày, để bệnh dạ dày không bị ảnh hưởng tệ thêm. Trường hợp này cũng là bài học chung cho rất nhiều bạn trẻ hiện nay, nên ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ, đừng để đến khi có hậu quả thì muốn cai cũng khó.
Theo baodatviet
Hai nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày
Loét trong miệng thì dễ nhận biết nhưng loét dạ dày thì khó nhận biết hơn vì thường nó sẽ thể hiện triệu chứng khi đã loét.
Shutterstock
Loét dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ của chất nhầy trong dạ dày bị giảm, khiến các mô dễ bị tổn thương bởi a xít tiêu hóa. Không có gì đáng ngạc nhiên, đau bụng sẽ là triệu chứng đầu tiên của loét dạ dày khi bụng đói.
Loét dạ dày có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, giảm cân, trào ngược a xít và các triệu chứng khác. Vì các dấu hiệu không rõ ràng, nên cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ, theo Medical Daily.
Có hai nguyên nhân chính gây loét, Shipla Ravella, bác sĩ tiêu hóa tại NewYork-Presbyterian và Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ), cho biết. Nguyên nhân đầu tiên là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori.
Việc sử dụng lâu dài thuốc không steroid, thuốc chống viêm và steroid - những thuốc này sẽ bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và các loại thuốc khác, là nguyên nhân thứ hai khiến loét dạ dày.
Trải qua chấn thương nghiêm trọng, bệnh tật hoặc trải qua phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng dẫn đến loét dạ dày.
Một số nhóm thực phẩm cần tránh vì chúng có thể dẫn đến loét dạ dày, theo tiến sĩ Quin Liu từ chương trình Can thiệp Tiêu hóa Can thiệp tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai (Mỹ).
"Bản thân thực phẩm không gây loét, nhưng một số loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng loét điển hình như đau bụng, cảm giác nóng rát ở bụng hoặc vùng ngực hoặc sự khó chịu nào ở bụng", bác sĩ Liu giải thích.
Mặc dù căng thẳng tâm lý cũng không dẫn đến loét, nhưng nó chắc chắn có thể làm xấu đi những thứ hiện có giống như thức ăn cay. Chữa lành vết thương có thể chậm lại khi cơ thể sản xuất hoóc môn căng thẳng quá mức, vì vậy chúng ta cần ưu tiên chăm sóc bản thân càng nhiều càng tốt.
Sau khi được chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Bạn cũng có thể phải dùng thuốc ngăn chặn a xít dạ dày để giảm triệu chứng. Điều quan trọng là tìm cách điều trị loét càng sớm càng tốt. Nếu không được can thiệp, nó có thể gây ra các vấn đề đáng kể như đau không chịu nổi hoặc ra máu. Theo Healthline, loét xuất huyết có thể đe dọa tính mạng.
Khi loét xuất huyết, bệnh nhân có thể nhận thấy máu trong chất nôn hoặc phân có màu tối bất thường. "Cả hai đều là những dấu hiệu đòi hỏi sự chăm sóc y tế khẩn cấp", Sophie Balzora, bác sĩ tiêu hóa và trợ lý giáo sư tại Trung tâm y tế thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết.
Theo thanhnien
Mùa đông ăn lẩu như thế nào thì tốt Hạn chế uống nước lẩu vì trong nước lẩu có lượng chất béo và choresterol cao, có thể gây bệnh gout và tăng axit uric máu. Một trong những món ăn được nhiều người ưa chuộng vào màu đông là món lẩu. Cũng như các món ăn khác, có một số lưu ý khi ăn lẩu để đảm bảo sức khỏe, theo Xuehua....