Mỗi giảng viên chỉ được ngân sách chi bình quân 9,78 triệu đồng/năm
Hôm qua 10.3, tổ công tác xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục ĐH (GDĐH) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã họp buổi đầu tiên để bàn việc xây dựng dự thảo khung chiến lược này.
Giảng viên môt trường đại học tham gia dạy trực tuyến trong thời gian sinh viên nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 – TRỌNG ÁNH
Tại buổi họp, các thành viên tổ công tác đã nghe đại diện Bộ GD-ĐT trình bày bản nháp dự thảo khung chiến lược, trên cơ sở đó thảo luận về định hướng cấu trúc và nội dung dự thảo.
Video đang HOT
Trong phần đánh giá bối cảnh bản nháp của dự thảo, trong 10 năm tới, GDĐH VN vừa có nhiều cơ hội, vừa có nhiều thách thức. Tỷ lệ chi ngân sách cho GD nói chung cao. Chẳng hạn, từ năm 2004 – 2015, tỷ lệ phân bổ nguồn lực của Chính phủ cho ngành giáo dục chiếm 5% GDP và 17-18% tổng chi tiêu của Chính phủ. Nhưng nếu xét về tổng giá trị đầu tư thì thấp, dưới mức trung bình của thế giới, do GDP của Việt Nam còn ở mức thấp.
Trong số các bậc học, GDĐH lại có tỷ lệ phân bổ đầu tư công thấp nhất. Trong năm 2015, kinh phí hoạt động của hệ thống GDĐH chỉ chiếm 0,33% GDP, 1,1% tổng chi tiêu của Chính phủ, và 6,1% tổng chi tiêu của Chính phủ cho GD-ĐT. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tỷ lệ đầu tư công cho GDĐH ở nước ta rất thấp (chi tiêu GDĐH tính trên GDP chiếm ít nhất 1% GDP ở nhiều quốc gia). Chi tiêu cho mỗi sinh viên trong hệ thống GDĐH của VN là 316 USD (15% GDP bình quân đầu người) trong năm 2015, một trong những mức thấp nhất so với các quốc gia khác.
Đáng chú ý, theo số liệu điều tra tiềm lực của Vụ Khoa học, công nghệ, môi trường (tháng 12.2019), các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT có 25.533 giảng viên. Trung bình 1 giảng viên được chi 9,78 triệu đồng từ ngân sách nhà nước năm 2019.
Nguồn thu từ doanh nghiệp, dịch vụ khoa học và công nghệ của các trường ĐH rất thấp, chỉ tập trung ở một số ít trường trong khối trường ĐH kỹ thuật công nghệ (9/16 trường). Trong giai đoạn 2011 – 2015, đã có 1.729 hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết và thực hiện, tổng lợi nhuận từ nguồn thu các hợp đồng này là 553,09 triệu đồng. Điều đó cho thấy, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học- công nghệ còn rất thấp so với tổng nguồn thu của nhà trường.
Tuyển chọn 35 giảng viên, giáo viên đi giảng dạy tại Lào nhiệm kỳ 2021-2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ra thông báo tuyển chọn giảng viên, giáo viên đi giảng dạy tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhiệm kỳ 2021-2023.
Trong số 35 giáo viên, giảng viên tuyển đi giảng dạy môn tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ công tác 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023 gồm: Tiểu học 3 giáo viên; Trung học 17 giáo viên; Đại học/học viện, cao đẳng 6 giảng viên; Các cơ quan, bộ, ngành tuyển 9 giảng viên, giáo viên.
Để tham gia dự tuyển, ứng viên phải là giảng viên, giáo viên biên chế hoặc hợp đồng dài hạn từ 01 năm trở lên; đang giảng dạy tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông.
Pha That Luang - biểu tượng của nước Lào - Ảnh: qdnd.vn
Điều kiện để tham gia dự tuyển là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác; có kĩ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng; biết giữ gìn, phát huy tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Bên cạnh đó, phải cam kết tự nguyện đi giảng dạy tại Lào và trở về nước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác; Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí dự tuyển, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 3 năm; Có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành của Bộ Y tế đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi.
Người trúng tuyển sẽ được Bộ GDĐT Việt Nam trả lương 720 USD/tháng (bảy trăm hai mươi Đô la Mỹ một tháng), bảo hiểm y tế, tiền vé máy bay khứ hồi một lần trong cả nhiệm kỳ công tác. Trong nhiệm kỳ công tác được nghỉ hè, nghỉ lễ Tết theo qui định của phía Lào.
Trường hợp vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm pháp luật nước sở tại sẽ bị buộc phải về nước và bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật hiện hành.
Đại học Quốc gia TPHCM làm việc với 11 giảng viên khoa Hàn Quốc học xin nghỉ việc Tổ công tác xác minh của Đại học Quốc gia TPHCM sẽ có buổi làm việc trực tiếp với các giảng viên thuộc khoa Hàn Quốc học Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Liên quan đến việc 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học cùng nộp đơn kiến nghị, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM đã lập tổ...