Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất hai lần
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố để xin ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22-12-2017.
Ảnh minh họa
Một trong những điều chỉnh, bổ sung đáng chú ý là về yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa. Theo đó, các bài dạy thực nghiệm được lựa chọn đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa phải bảo đảm tính đại diện cho các bài học.
Video đang HOT
Trường được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên; ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học; ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.
Mỗi bài học cần được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài dạy thực nghiệm và dạy thực nghiệm lần thứ hai…
Tổ chức thẩm định sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 5/8/2021.
Ảnh minh họa/ITN
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 678 /TB-BGDĐT, thông báo việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Điều 17, Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; số lượng 20 bộ/1 bản mẫu.
Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa có nhu cầu thẩm định sách giáo khoa cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 33.
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như quy định tại Thông tư 33.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 5/8/2021 trong giờ hành chính. Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm. Địa điểm nhận tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Trình tự giải quyết hồ sơ Được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 33 và khoản 3 Điều 1 Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong lựa chọn sách giáo khoa Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần quan tâm, chấn chỉnh trong việc biên soạn sách giáo khoa (SGK); bên cạnh đó, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc lựa chọn SGK để tránh các hiện tượng tiêu cực. Ảnh minh họa/INT Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi...