MobiFone tặng 2.000 tài khoản học tập MobiEdu và MobiCloud cho học sinh khó khăn
Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ đợt 6 năm học 2021-2022 chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Linh – Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 1 và ông Nguyễn Phước Hải – Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Công nghệ CMC đã trao tặng những phần quà ý nghĩa này cho ông Nguyễn Quang Tuấn – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Sau chương trình, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ trao 2.000 máy tính bảng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học trực tuyến thuộc 15 quận, huyện; 51 trường THPT, 2 trường chuyên biệt trực thuộc và 13 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố.
MobiFone cũng trao tặng các em học sinh 2.000 giải pháp học tập mobiEdu. Đây là giải pháp chuyển đổi số giáo dục gồm nhiều nền tảng, sản phẩm giáo dục phong phú, dành cho mọi đối tượng, từ người học cá nhân ở mọi độ tuổi tới các trường học, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo. Giải pháp mobiEdu phù hợp với mọi học sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các em phải học và thi trực tuyến.
Video đang HOT
Để phục vụ nhu cầu lưu trữ tài liệu học tập của học sinh có hoàn cảnh khó khăn, MobiFone cũng tặng kèm giải pháp lưu trữ mobiCloud. Đây là giải pháp ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây giúp lưu trữ và truy cập dữ liệu ở bất kì đâu từ các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính cố định, máy tính xách tay.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ông Nguyễn Quang Tuấn gửi lời cảm ơn Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Tập đoàn Công nghệ CMC đã tài trợ 2.000 máy tính bảng mới cùng 2.000 phần mềm học tập cho các em học sinh khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Phần quà này sẽ giúp các em học sinh “Tạm dừng đến trường, không dừng học”, tiếp tục duy trì nề nếp, chất lượng giáo dục trong toàn ngành giáo dục thành phố Hà Nội.
Đại diện cha mẹ học sinh, chị Nguyễn Thị Ninh, Nguyễn Khuyến, Hà Nội cho biết, vì hoàn cảnh khó khăn, chị phải xin lại một chiếc điện thoại cũ để hai con cùng học trực tuyến. “Hơn một năm nay, một cháu học lớp 10, cháu còn lại học lớp 5 phải thay phiên nhau dùng điện thoại học, rất bất tiện cho các cháu mỗi khi thi học kỳ hay trùng giờ học. Được nhận những phần quà ý nghĩa này, từ nay con tôi sẽ có điều kiện học tập tốt hơn. Đây là món quà năm mới lớn nhất mà cháu nhận được từ trước đến nay”.
Em Hoàng Nhật Anh, học sinh lớp 10D1 trường THPT Đống Đa, Hà Nội xúc động chia sẻ, em có bố bị suy thận độ cuối, mẹ công việc không ổn định. Trong hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ luôn mong Nhật Anh có thể học tập thật tốt để thực hiện ước mơ. “Em cảm thấy may mắn khi được nhận món quà tiếp sức cho công việc học tập của em. Đây không chỉ là món quà vật chất mà còn mang ý nghĩa tình cảm, dạy em bài học về sự yêu thương, quan tâm chia sẻ. Với em, món quà sẽ là bàn đạp để học tập thật tốt trong bối cảnh dịch bệnh, tiếp tục chinh phục những ước mơ của mình trong tương lai”.
Nhằm chia sẻ những khó khăn của xã hội và tiếp sức các em học sinh trên con đường học tập, cùng với các công ty công nghệ mũi nhọn hàng đầu của quốc gia, MobiFone sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới để đồng hành cùng mục tiêu kép của Chính phủ, đó là vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.
Quyết định kịp thời và hợp lý
Ngày 5/12, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản điều chỉnh việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã TP.
Theo đó, học sinh lớp 12 sẽ học trực tiếp kết hợp trực tuyến; học sinh lớp 10, 11 tiếp tục học trực tuyến.
Học sinh trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn phấn khởi vì được đến trường sáng 22/11. Ảnh: Nam Du
Trước đó, ngày 3/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn 4156/SGDĐT-CTTT yêu cầu tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 6/12 cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc TP. Theo đó, các trường sớm tổ chức cho học sinh nằm trong khu vực có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 đi học trực tiếp. Hủy bỏ quy định "trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng", chỉ còn những học sinh cư trú tại địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 học trực tuyến. Điều này khiến cho lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đứng ngồi không yên. Nhà trường, hội cha mẹ học sinh phải chạy đua với thời gian trong 2 ngày nghỉ cuối tuần qua để triển khai quyết định này.Nhiều trường lập đã tổ chức trưng cầu ý kiến phụ huynh, theo đó có 4 phương án. Phương án 1: Đi học sau khi tiêm mũi 2; phương án 2: Cho các con nghỉ thêm một tuần (để bảo đảm tiêm mũi 1 đủ 14 ngày); phương án 3: Đi học bắt đầu từ học kỳ 2, phương án 4 : Đồng ý đi học từ 6/12. Không khó để biết, bên cạnh niềm vui của các con khi biết tin được đến trường, nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng khi các ca F0 trong cộng đồng Hà Nội vẫn tăng chóng mặt. Đa số các phụ huynh ủng hộ quyết định sớm đưa học sinh đến trường nhưng bỏ phiếu cho phương án 1. Hiệu trưởng các trường THPT, nhất là các quận nội thành đều cho rằng với sĩ số học sinh như hiện tại, việc thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y tế là điều bất khả thi nên cần thận trọng khi chưa tiêm đủ 2 mũi.
Đặc biệt, ban giám hiệu của 10 trường THPT đóng quân trên địa bàn quận Đống Đa, điểm nóng của dịch Covid-19 hiện nay thì mất ăn, mất ngủ từ khi nhận văn bản. Không ít phụ huynh khi biết tin ngõ Quan Thổ (đường Tôn Đức Thắng) đang trong tình trạng "báo động đỏ" đã đăng đàn các mạng xã hội bày tỏ quan ngại lớn khi đưa con em trở lại học vào thời điểm hiện nay.
Các trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, trường Marie Curie, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ quyết định tiếp tục cho học sinh học online vì "theo kết quả khảo sát, đa số phụ huynh đều muốn các con tiếp tục học online ở nhà một thời gian nữa". Các trường công lập khác, một mặt liên tiếp tổ chức các cuộc họp với đầy đủ các thành phần, gồm cả hội cha mẹ học sinh, mặt khác đã gửi công văn báo cáo khẩn cho Sở GD&ĐT. Hàng trăm "tổ Covid-19 lớp, trường" được thành lập với hàng chục giải pháp đồng hành cùng nhà trường, bao gồm cả tổ chức test nhanh hàng tuần cho các con, phương án bố trí bàn ghế, vách ngăn, đường đi, lối lại trong trường như thế nào cho hợp lý nhất.
Các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên 30 quận, huyện, thị xã Hà Nội không có ngày nghỉ cuối tuần. Đến khi Sở GD&ĐT thông báo điều chỉnh kế hoạch, theo đó chỉ học sinh lớp 12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp đi học trực tiếp (tỷ lệ 50%), còn học sinh lớp 10 và 11 tiếp tục học trực tuyến thì mọi người mới được thở phào.
Một quyết định được đánh giá là kịp thời, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đa số phụ huynh học sinh THPT, có người đã nhờ Tòa soạn Kinh tế & Đô thị chuyển đến Sở GD&ĐT Hà Nội lời cảm ơn sự lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cha mẹ học sinh.
NÓNG: Từ 6/12, cấp học sau ở Hà Nội có thể đi học trở lại Chiều 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Thường trực Thành ủy đã xem xét báo cáo và cho ý kiến về kế hoạch đưa học sinh trở lại trường. Ảnh minh họa Theo đó, khối lớp 10, 11 và 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sẽ là nhóm tiếp...