“Mổ xẻ” bộ sưu tập các dụng cụ thìa dĩa của cô gái Hà Nội: Mỗi loại có công dụng riêng, tương ứng với từng món ăn cụ thể
Mê sưu tầm đồ second-hand, chị An Thùy với 10 năm kinh nghiệm đã sở hữu cho mình bộ sưu tập gần trăm chiếc thìa dĩa đủ loại. Cùng ngắm bộ sưu tập khủng của chị An Thùy và tìm hiểu công dụng, chức năng của mỗi món đồ nhé.
Đối với những ai không quen ăn đồ Tây thì việc sử dụng dao nĩa cũng không phải việc dễ dàng. Vậy nên bộ đồ ăn uống của người phương Tây sẽ khiến cho nhiều bà nội trợ Việt dù đảm đang cũng phải lắc đầu “ngao ngán” với số lượng muỗng, nĩa, dao, đĩa, nhiều vô số kể.
Một bộ dụng cụ ăn uống cho dịp trang trọng “sơ sơ” bao gồm ba đến bốn chiếc nĩa, ba chiếc muỗng, vài con dao và thậm chí có thể có đến 5 chiếc loại khác nhau cho từng mục đích sử dụng.
“Nguyên do cho sự đa dạng và phong phú này là từ văn hoá sử dụng thìa dĩa cho nhiều món khác nhau của người phương Tây. Song điều đặc biệt là “nhiều món” của họ không giống như người phương Đông sẽ bày lên tất cả cùng một lúc, mà thay vào đó sẽ là từng món theo thứ tự.
Chính vì thế, đối với những bữa ăn tối nhiều món khác nhau, để không phải rườm rà khi thay muỗng, thìa và dĩa cho mỗi phần thì người ta sẽ dọn hết tất cả những loại dụng cụ ăn uống cần dùng tới ngay đầu bữa ăn. Sau khi ăn xong mỗi món, để tránh nhầm lẫn thì những thứ đã sử dụng qua sẽ được dẹp đi. Vì lẽ đó, có rất nhiều quy định về kích thước, cách trang trí của thìa dĩa đối với người sử dụng để phù hợp với từng hoàn cảnh và món ăn”, chị An Thùy chia sẻ.
Chị An Thùy và bộ sưu tập khủng các loại thìa dĩa của mình.
Nghe có vẻ hơi lòng vòng và rắc rối, nhưng cùng thử tham khảo ngay bộ sưu tập thìa dĩa khủng của chị An Thủy (một nhân viên văn phòng tại Hà Nội) và cùng nghe chị hướng dẫn nhanh công dụng của từng loại. Biết đâu bạn lại “lọt hố” vào hội những người đam mê sưu tầm và chơi “thìa dĩa”.
1. Bộ thìa và dĩa cho bữa tối: Đây là sản phẩm hàng gia dụng second-hand được chị An Thùy mua ở bãi với giá cực rẻ. Mẫu thìa và dĩa này có hoa văn khá nhẹ nhàng, lịch sự và thanh nhã. Kích thước lớn phù hợp với việc sử dụng trong các bữa ăn chính.
2. Dĩa ăn hoa quả, dao và thìa xúc bánh kem: Bộ thìa dĩa, dao và khay xúc bánh bằng inox này tiếp tục là sản phẩm được chị An Thùy mua theo cân. May mắn trong một lần săn hàng, chị An Thùy đã phát hiện bộ đầy đủ và không chần chờ mua ngay. Tuy nhiên, việc làm sạch các vết hoen gỉ và bẩn có trên sản phẩm này cũng khiến chị tốn không ít công sức.
3. Thìa, dĩa ăn bánh và hoa quả cho phòng khách: Một bộ sưu tập khác chuyên dùng cho phòng khách được chị An Thùy đặt riêng một góc nhỏ trên bàn trà của gia đình. Với các họa tiết trang nhã, lịch sự, những mẫu thìa và dĩa này còn phù hợp với việc uống cafe nữa.
Video đang HOT
4. Thìa decor, trang trí: Bộ bốn chiếc thìa mạ vàng này được chị Thùy săn trong một lần dạo quanh chợ bãi Nhật. Cảm thấy khá mới mẻ và thích thú nên chị Thùy đã quyết tâm sắm về nhà để bày trang trí cho phòng bếp. Phần lòng thìa có hoa văn trang trí theo phong cách của phương Tây khá hấp dẫn và được cảm giác sang trọng cho không gian.
5. Dao ăn salad, thìa và dĩa cho món chính, thìa nhỏ để ăn soup: Bộ đầy đủ gồm 4 món từ thìa, dĩa và dao được làm từ inox không gỉ. Vì chưa có cơ hội sử dụng nên vẫn còn khá mới mẻ và bóng loáng. Bộ sản phẩm có điểm nhấn chính đến từ phần đuôi tay cầm khi được cách điệu một cách tinh tế mà không quá cầu kỳ.
6. Thìa uống cafe và dĩa ăn hoa quả cho phòng khách: Thêm một thú vui tao nhã khác của chị An Thùy là sử dụng bộ thìa dĩa này cho mục đích chill hoặc tiếp khách ngày cuối tuần của gia đình. Với đông thành viên, bộ dụng cụ này sẽ mang lại sự đồng nhất và hoàn hảo hơn cho bữa tiệc nhẹ của mọi người.
7. Bộ sản phẩm thìa bao gồm 13 món: Bao gồm thìa chính có lòng sâu và rộng nhất. Thìa dài bên cạnh thìa chính để ăn đồ tráng miệng. Thìa nhỏ hơn để ăn soup và thìa dài nhất có tác dụng để khuấy. Bộ sản phẩm được mạ vàng khá sang trọng.
8. Bộ bát và thìa mạ vàng để ăn tráng miệng và các món ăn nhẹ: Bộ sản phẩm gồm 11 chiếc thìa và 11 chiếc bát dành cho các bữa ăn nhẹ, ăn xế, trà bánh, soup hoặc tráng miệng. Cũng có thể sử dụng bộ sản phẩm để bày trang trí trong tủ kính của phòng bếp hoặc tiếp đãi bạn bè khi tới chơi nhà.
9. Bộ thìa, dĩa, muỗng lớn, dụng cụ đong bằng inox: Bộ dụng cụ được chị An Thùy mua tại một phiên chợ đồ seconhand đồ gia dụng ở Sài Gòn. Chị An Thùy cũng tốn khá nhiều thời gian để làm sạch và giúp các sản phẩm trở nên bóng loáng như hiện tại. Đặc biệt, phần thìa có bốn loại, hai chiếc nhỏ để uống cafe và ăn soup. Thìa lớn cho dùng canh và một thìa để dành cho bữa ăn chính. Dĩa được dùng để ăn đồ tráng miệng. Dao và dụng cụ đong để làm và cắt bánh.
10. Bộ dĩa để ăn steak, thìa ăn soup và các dụng cụ cho việc làm bánh: Đây tiếp tục là một bộ dụng cụ inox được chị An Thùy rất thích và treo trang trí trong một góc của phòng bếp. Bộ dụng cụ đầy đủ các sản phẩm từ thìa, dĩa, dụng cụ xúc bánh, muỗng đong, phễu hứng và lọc,…
Ngoài ra còn có hai bộ dụng cụ đong bột làm bánh và pha sinh tố bằng inox khác được chị An Thùy sưu tầm về.
Các bộ thìa, dĩa, dao inox chủ yếu được chị An Thùy mua ở chợ Nhật bãi trong Sài Gòn đoạn dọc Quốc lộ 1A gần chân cầu vượt Gò Mây, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân với giá 350.000 đồng/kg.
Cô gái xứ Quảng biến hạt đậu đen xanh lòng thành loại trà khiến ai thưởng thức cũng trầm trồ khen
Nguồn nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, 100% có nguồn gốc tại Quảng Nam được trồng theo hướng thuần tự nhiên, có sự giám sát của cơ sở suốt trong quá trình canh tác.
Sau 10 năm làm kế toán, chị Lê Thị Hương (Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam) nhận thấy công việc khá gò bó nên chị đã quyết định về quê khởi nghiệp bằng cách chế biến các sản phẩm từ đậu như: đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, đậu ván, đậu ngự.... Cũng nhờ các sản phẩm từ đậu mà chị đã thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp nhờ những gói ngũ cốc mẹ làm
Chị Lê Thị Hương (31 tuổi, trú khối 6, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ra trường đi làm được thời gian thì nhận thấy đây không phải là công việc đam mê của bản thân, từ đó chị nghỉ làm kế toán tìm hướng đi khởi nghiệp mới cho riêng mình.
Nhớ lại những gói ngũ cốc làm từ đậu mà mẹ gửi cho mình ngày còn đi học, chị Hương đã nghĩ ra ý tưởng chế biến sản phẩm từ các hạt đậu, để giải quyết đầu ra cho nông dân, đồng thời phát triển thương hiệu sản phẩm đặc trưng cho địa phương.
Nguồn nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, 100% có nguồn gốc tại Quảng Nam được trồng theo hướng thuần tự nhiên, có sự giám sát của cơ sở suốt trong quá trình canh tác.
Với quyết tâm của tuổi trẻ, năm 2015 chị đã bắt đầu xây dựng cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp các loại bột ngũ cốc dinh dưỡng, trà đậu rang mộc, trà đậu rang các loại, trà sả gừng...
Trong đó sản phẩm chủ lực là trà đậu rang mộc rất được thị trường ưa chuộng. Chị Hương chia sẻ, bao đời nay, người dân vùng đất thị xã Điện Bàn cần cù, chịu thương, chịu khó giữ mãi truyền thống gieo những mầm đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh...phủ xanh cho quê nhà. Đó là nguồn cảm hứng để sản phẩm trà đậu rang mộc ra đời.
Các loại trà đều được làm từ nguồn nguyên liệu có sẵn như: đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, ván gừng... do gia đình và bà con hàng xóm của chị trồng. Ngoài ra, với riêng gạo lứt thì được chị thu mua của bà con miền núi Nam Trà My. Đặc biệt, chị còn liên kết thêm với các hộ dân trồng các loại đậu trên địa bàn phường Vĩnh Điện, thông qua Hội phụ nữ thị xã Điện Bàn, nên nguồn nguyên liệu dồi dào, đảm bảo liên tục cho quá trình sản xuất.
Hiện sản phẩm trà đậu rang mộc đang được thị trường ưa chuộng, là sản phẩm chủ lực của cơ sở sản xuất chị Hương.
Nguồn nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, 100% có nguồn gốc tại Quảng Nam được trồng theo hướng thuần tự nhiên, có sự giám sát của cơ sở suốt trong quá trình canh tác. Cam kết giống thuần chủng, không biến đổi gen, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ, không thuốc tăng trưởng, đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Theo chị Hương, làm ra sản phẩm trà đậu rang mộc không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ trải qua nhiều công đoạn. Đậu đen xanh lòng sau khi được thu hoạch về được làm sạch chọn những hạt no tròn, sử dụng kỹ thuật rang gia nhiệt, đảm bảo hạt đậu chín tận nhân xanh, không cháy vỏ. Đậu sau khi rang xong sẽ ủ để khử hỏa theo phương pháp Đông Y, giúp gia tăng các giá trị về hương - chất - vị.
Trà đậu rang mộc được chế biến từ những hạt đậu đen xanh lòng thuần chủng canh tác tỉ mỉ theo hướng tự nhiên, được rang theo phương pháp truyền thống, sau đó sấy thành bột để khi chế biến vẫn giữ được mùi thơm của đậu, khi uống sẽ cảm nhận vị ngọt thanh nơi cổ họng, và đặc biệt, luôn đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Chị Hương cho biết, khi rang thì cho từng loại đậu vào lò rang, (rang riêng từng loại, không rang chung các loại đậu với nhau). Bật máy chỉnh theo chế độ đảo đều với mức lửa vừa và nhỏ khoảng 3-4h đồng hồ cho một mẻ đậu tầm 5-7kg. Đậu được đảo đều cho đến khi trong ruột có màu vàng đậm và có mùi thơm thì chín.
Đậu chín thì được ủ nguội trong tầm 12h đồng hồ, sau đó thì cho đậu ra sàng lại và loại bỏ đi lớp lụa vỏ bị cháy. Và cân từng loại đậu, gạo trộn đều và cho vào hộp theo định lượng 500g. Sản phẩm trà đậu rang mộc được cân định lượng theo quy cách đóng gói, và có bao bì nhãn mác đầy đủ rồi được dán miệng hủ bằng màng nhôm, nắp nhôm để bảo quản.
Hiện nay, ngoài sản phẩm chủ lực là trà đậu rang mộc, chị Hương còn sản xuất ra trà đậu rang các loại, trà sả gừng, bột ngũ cốc dinh dưỡng. Mỗi tháng chị Hương xuất bán ra thị trường khoảng hơn 200kg sản phẩm trà đậu các loại, với giá bán trung bình từ 150-160 nghìn đồng/kg (tùy loại), sau khi trừ các khoản chi phí, chị Hương lãi hơn 20 triệu đồng/tháng.
Trà đậu rang mộc kế thừa giá trị văn hoá thưởng thức trà thanh cao, là một món quà sức khỏe mà thiên nhiên mang lại, có hương thơm thu hút đã tạo nên giá trị riêng, khiến người uống lưu luyến sau khi đã thưởng thức.
"Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư dây chuyền sản xuất, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho gia đình", chị Hương cho hay.
Mãn nhãn với bộ sưu tập mai chiếu thủy đột biến vô cùng độc đáo ở Hà Nội Bộ sưu tập mai chiếu thủy của anh Đặng Hồng Sơn (Thanh Trì, Hà Nội) được coi là bộ sưu tập độc đáo nhất Thủ đô với gần 40 cây, nhiều cây giá trị hàng trăm triệu đồng, trong đó có một cây đột biến. Ngắm mai chiếu thủy đột biến giá hàng trăm triệu đồng "độc nhất" ở Hà Nội Anh Đặng...