Mô hình doanh nghiệp trong trường giúp giải quyết bài toán kinh phí khi tự chủ
Mô hình doanh nghiệp trong trường giúp giải quyết bài toán về nguồn kinh phí trong bối cảnh trường đại học thực hiện tự chủ như hiện nay.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện thành công mô hình doanh nghiệp trong trường.
Ngày 16/06, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp có buổi giao lưu, tham quan, học tập mô hình doanh nghiệp trong trường đại học của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Chương trình do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức.
Buổi giao lưu thu hút gần 80 đại biểu tham dự, đây là đại diện của 20 trường đại học, cao đẳng và một số doanh nghiệp.
Buổi giao lưu thu hút khoảng gần 80 đại biểu tham dự (Ảnh: Doãn Nhàn)
Các đại biểu tham dự có dịp tham quan Trung tâm sản xuất dịch vụ – mô hình hàng hóa xuất khẩu, khu sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng cũng là nơi thực hành của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Sau khi được tham quan mô hình sản xuất thực tế, các thầy cô được lắng nghe những chia sẻ của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội về quy trình quản lý, những thành công và bất cập, những đề xuất và kiến nghị về mô hình doanh nghiệp trong trường…
Chia sẻ với lãnh đạo nhiều trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, ông Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội chia sẻ lý do nhà trường quyết định xây dựng mô hình doanh nghiệp trong trường.
Thứ nhất, nhằm đáp ứng cho yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của ngành dệt may.
Thứ hai, phát triển theo định hướng ứng dụng nên sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội khi tốt nghiệp có thể triển khai các nghiên cứu cơ bản vào trong doanh nghiệp.
“Chúng tôi định hướng trường đại học là thao trường, còn doanh nghiệp là chiến trường; Không thể để sinh viên ra trường, biết cách dùng súng mà chưa bắn súng thật bao giờ. Vì vậy, thực hiện doanh nghiệp trong nhà trường tạo môi trường thực chiến hiệu quả cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó giúp sinh viên ra trường có khả năng thực chiến ở mức độ gần với doanh nghiệp thực tế nhất”, thầy Hiệp nhấn mạnh.
Thứ ba, mô hình doanh nghiệp trong trường giúp giải quyết bài toán về nguồn kinh phí trong bối cảnh trường đại học thực hiện tự chủ như hiện nay. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là 1 trong 23 trường đại học thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ. Trường tự chủ thu mức học phí cao hơn trường chưa tự chủ, nhưng vẫn phải đảm bảo mức thu vừa phải so với thị trường tuyển sinh của mình.
Ông Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội phát biểu tại buổi giao lưu. (Ảnh: Doãn Nhàn)
Mô hình doanh nghiệp trong trường giúp giải quyết vấn đề thu học phí thấp nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo bằng cách tiết kiệm khoản kinh phí mua vật tư cho sinh viên học, từ đó giảm mức thu học phí. Ngoài ra, lợi nhuận từ mô hình doanh nghiệp giúp nhà trường đảm bảo kinh phí tự chủ, nâng cao hơn mức độ tự chủ.
Video đang HOT
Trải nghiệm thực tế tham quan mô hình và lắng nghe chia sẻ, nhiều đại biểu là hiệu trưởng, hiệu phó trường đại học, cao đẳng, Tổng Giám đốc doanh nghiệp,… bày tỏ sự ấn tượng và hứng thú với mô hình này.
Kết thúc chuyến tham quan, đại diện một số trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp đã có bản ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Lan – Trưởng ban Hỗ trợ Câu lạc bộ khối trường thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hi vọng các bên sớm triển khai những nội dung trong bản ký kết đó thành hiện thực trong thực tiễn. Đồng thời bày tỏ mong muốn có nhiều hơn những hoạt động chia sẻ mô hình tương tự.
“Tôi rất mong đây như hội nghị thường niên hàng năm không chỉ mô hình doanh nghiệp trong trường mà các mô hình khác như bệnh viện, trường học trong trường để các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, cùng phát triển”, ông Phạm Ngọc Lan nhấn mạnh.
Một số ảnh khác tại buổi giao lưu:
Buổi giao lưu thu hút khoảng gần 80 đại biểu tham dự (Ảnh: Doãn Nhàn)
Thầy Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội chia sẻ với các đại biểu về kinh nghiệm xây dựng và vận hành mô hình doanh nghiệp trong trường đại học. (Ảnh: Doãn Nhàn)
Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tạo môi trường cho sinh viên thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi ra trường. (Ảnh: Doãn Nhàn)
Các đại biểu tham dự đều ấn tượng với mô hình doanh nghiệp trong trường của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. (Ảnh: Doãn Nhàn)
Trường ĐH Hòa Bình "bắt tay" doanh nghiệp đào tạo ngành Thương mại điện tử
Sinh viên ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình được đào tạo theo phương pháp "Learning by doing", thực hành tại các doanh nghiệp.
Trong những năm qua, thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó cũng chính là lý do ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội "hái ra tiền" này.
Trong xu thế phát triển đó, ngành học Thương mại điện tử ngày càng có sức hút, đón đầu xu thế tương lai.
Sinh viên ngành Thương mại điện tử - Trường Đại học Hòa Bình. (Ảnh: NTCC)
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh - Trưởng Bộ môn ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Hòa Bình cho biết, hiện nay ngành Thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển rất mạnh, hầu hết các công ty bán hàng mới thành lập đều là các công ty thương mại điện tử. Mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Có thể thấy, phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc chuyển tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Do đó, thương mại điện tử đang là một ngành học rất tiềm năng trong thời đại công nghệ 4.0.
"Tại Trường Đại học Hòa Bình, sinh viên vừa được đào tạo kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên sâu ngành, vừa được tạo điều kiện thực hành tại doanh nghiệp.
Sinh viên của nhà trường sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ chuyên ngành và trong lĩnh vực thương mại.
Các em được bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh trên internet, tham gia những dự án kinh doanh mẫu theo hướng dẫn của giảng viên, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan môi trường làm việc thực tế thuộc lĩnh vực thương mại điện tử,...
Qua đó, tạo nên khối kiến thức toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mà người học có dự định theo đuổi", thầy Mạnh chia sẻ.
Sinh viên Trường Đại học Hòa Bình vừa được đào tạo kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên sâu ngành, vừa được tạo điều kiện thực hành tại doanh nghiệp. (Ảnh: NTCC)
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, cử nhân ngành Thương mại điện tử sẽ có kiến thức nền về kinh tế học, kinh tế chính trị học và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; am hiểu về hệ thống mạng điện tử và công nghệ thông tin; được trang bị kiến thức chuyên sâu và hiện đại về thương mại điện tử; về hoạch định chiến lược, kế hoạch thương mại điện tử; về quản trị thương mại điện tử và kinh doanh trên mạng điện tử.
Nhờ vậy, các em được trang bị kiến thức, hình thành năng lực chuyên môn tốt và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, có tư cách đạo đức và ý thức pháp luật đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình chú trọng về ngoại ngữ với các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Đây chính là bước đệm thuận lợi cho các bạn có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không chỉ được cung cấp các khối lượng kiến thức chuyên ngành mà các bạn còn được rèn luyện các kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp trong quá trình học tập.
Nhờ vậy, sinh viên vừa giỏi về nghiệp vụ kinh doanh, vừa tinh thông về công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh và đặc biệt chuyên sâu trong việc tổ chức kinh doanh trong môi trường mạng.
Các môn học tiêu biểu của ngành Thương mại điện tử là: Hệ thống thông tin quản lý, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Mạng và truyền thông, Thương mại điện tử, Marketing điện tử, Nghiên cứu thương mại điện tử, Chiến lược thương mại điện tử, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Lập trình mạng,...
Đào tạo gắn với doanh nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm
Theo Quyết định số 1563/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, đã nhấn mạnh nội dung thực hiện về Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử (khoản 4, mục III, điều 1), trong đó nêu rõ phải "đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".
Trong những năm qua, Trường đại học Hòa Bình đã đẩy mạnh mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp, tăng cường hoạt động thực hành, thực tế cho sinh viên.
Trường đại học Hòa Bình đã đẩy mạnh mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp. (Ảnh: NTCC)
"Đây chính là điểm sáng quan trọng trong phương thức tổ chức đào tạo của nhà trường, giúp sinh viên sớm làm quen, tiếp cận với thị trường lao động. Từ đó, các em được học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Giáo dục phải gắn với thực hành, thực nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của ngành Thương mại điện tử", thầy Mạnh cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho biết, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng thu hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đại diện doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Các tập đoàn, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia; Các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách về thương mại điện tử; Các cơ quan, tổ chức đại diện thương mại điện tử của Việt Nam và quốc tế; Các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử, giảng viên các trường đại học, cao đẳng về kinh tế và quản trị kinh doanh.
Các em cũng có thể thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp tự tổ chức kinh doanh qua mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng mạng và công nghệ số.
Kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo và tổ chức Hội thảo khoa học là những điểm sáng trong phương thức đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình. (Ảnh: NTCC)
Cử nhân ngành Thương mại điện tử cũng dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí như: Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing; Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin; Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử; Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành; Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Đặc biệt, mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp tại Trường Đại học Hòa Bình giúp sinh viên giải quyết vấn đề đầu ra, sinh viên có cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp lớn, thử sức ở những vị trí công việc mới và có nhiều cơ hội phát triển nghề trong tương lai.
Ngành học Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Sinh viên ngành Thương mại điện tử tại trường Đại học Hòa Bình được đào tạo theo phương pháp học đi đôi với làm "Learning by doing" để đạt được các năng lực như: Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp; Tự phát triển ý tưởng kinh doanh Thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android); Marketing trực tuyến, marketing nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube; Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,...; Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp; Thành thạo kỹ năng kinh doanh điện tử.
Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường Đại học Hòa Bình tham gia chương trình đào tạo thương mại điện tử, nhà trường sẽ mời các giáo viên thỉnh giảng từ các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, các Doanh nghiệp là các chuyên gia về lĩnh vực Thương mại điện tử và Logistics trong thương mại điện tử nói chung đã có nhiều năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này cùng tham gia giảng dạy với Trường Đại học Hòa Bình.
Những năm vừa qua, Khoa Quản trị Kinh doanh nói riêng, Trường Đại học Hòa Bình nói chung đã có sự phối hợp chặt chẽ với hơn 50 doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa tiếp nhận sinh viên đến kiến tập, thực tập, vừa đặt hàng đào tạo cán bộ với Trường Đại học Hòa Bình.
Hai xu hướng thay đổi quan trọng của ngành giáo dục Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và với sự ra đời của các công nghệ mới, nhiều kỹ năng sẽ sớm trở nên lỗi thời. Thời của "công việc trọn đời" đã không còn nữa. (Ảnh: Adobe Stock). Các kỹ năng cần thiết mà các doanh nghiệp mong đợi trong tương lai có thể sẽ khác rất nhiều so với những gì...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cháy lớn xưởng in ấn ở TP Hồ Chí Minh
Tin nổi bật
18:50:40 14/04/2025
Tổng thống Trump chính thức lên tiếng về việc Nga tấn công thành phố Sumy của Ukraine
Thế giới
18:40:51 14/04/2025
15 ngày tới, 3 con giáp hứng trọn mưa tài lộc, có vận kim tiền, làm ăn khấm khá, đổi đời lên hương
Trắc nghiệm
18:19:57 14/04/2025
Lý do thủ môn hay nhất AFF Cup mất vị trí về tay cựu sao U23 Việt Nam
Sao thể thao
18:19:02 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
Hậu trường phim
18:16:19 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025
Bảng giá xe máy Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
17:28:35 14/04/2025
5 mẫu xe hybrid hút khách nhất tại Việt Nam hiện nay
Ôtô
17:24:13 14/04/2025
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Pháp luật
17:14:08 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025