Mình khó nhưng chắc chắn các tân sinh viên sẽ còn khó hơn
Ngày 2-10, ông Phạm Phú Tâm – chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng – đã trao tượng trưng số tiền 1,5 tỉ đồng nhằm ủng hộ học bổng cho các tân sinh viên hai tỉnh, thành Quảng Nam và Đà Nẵng.
Dự kiến năm nay Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ tổ chức trao tặng 150 suất học bổng cho các tân sinh viên khó khăn thuộc hai tỉnh, thành Quảng Nam và Đà Nẵng – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Mở đầu câu chuyện, ông Tâm bày tỏ: “Mấy hôm nay, tôi lo thay cho các sinh viên, vì dịch bệnh thế này thì không biết chương trình liệu sẽ tổ chức được không? Có tổ chức thì cách thức thế nào? Rồi xác minh hoàn cảnh ra sao vì điều mình cần là phải trao đúng người”.
Một cái khó nữa được ông Tâm kể đến chính là trước những hạn chế do dịch bệnh, việc kêu gọi, vận động các thành viên, nhà hảo tâm đóng góp cho chương trình năm nay cũng gặp phải vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, bà Kiều Thị Kim Lan – phó chủ nhiệm câu lạc bộ – chia sẻ, điều khiến bà bất ngờ và hạnh phúc khi thực hiện chương trình năm nay là nhận được những khoản đóng góp gửi về câu lạc bộ. Đó không chỉ riêng thành viên, người dân hai tỉnh, thành Quảng Nam – Đà Nẵng mà còn từ rất nhiều nguồn khác, nhiều người dân trên cả nước.
“Mình có khó nhưng chắc chắn các em sinh viên sẽ còn khó hơn. Từ đó chúng tôi quyết tâm giữ nguyên 150 suất học bổng như các năm” – ông Tâm nhấn mạnh.
Ông Phạm Phú Tâm (phải) trao tượng trưng số tiền 1,5 tỉ đồng cho bà Nguyễn Thị Hương – ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Video đang HOT
Đây sẽ là năm thứ 16 Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Quảng Nam – Đà Nẵng phối hợp cùng chương trình “Tiếp sức đến trường”, hoạt động thuộc chương trình “ Vì ngày mai phát triển” do báo Tuổi Trẻ phát động.
Bà Nguyễn Thị Hương – ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ – chia sẻ, để chương trình có được sự thành công hôm nay là nhờ vào sự góp sức chung tay của thành viên các câu lạc bộ tiếp sức đến trường, câu lạc bộ nghĩa tình khắp cả nước.
“Trong tình cảnh này thì mọi đóng góp đều rất quý báu. Tôi tin các bạn tân sinh viên sẽ cảm nhận và hiểu hơn về ý nghĩa của những suất học bổng mà mình nhận được trong năm nay” – bà Hương tâm sự.
1,5 tỉ đồng tương đương 150 suất học bổng sẽ được câu lạc bộ trao cho những tân sinh viên khó khăn của hai tỉnh, thành Quảng Nam và Đà Nẵng – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Để thuận tiện hơn trong thời điểm áp dụng các biện pháp phòng dịch COVID, mọi đóng góp kinh phí hỗ trợ các tân sinh viên mời bạn chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ : 113000006100, Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 3 TP.HCM.
Nội dung: “Ủng hộ học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên”. Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ : tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.
Báo Tuổi Trẻ sẵn sàng tiếp nhận đóng góp kinh phí, quà tặng, các thiết bị học tập (máy tính, balô, tập sách, gói data…), phương tiện đi lại, chỗ trọ miễn phí… hỗ trợ các tân sinh viên trực tiếp tại phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM – ĐT: 028.39973838) hoặc văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại các khu vực.
Cô bé Thục Phi kiên cường ngày nào đã vào đại học
Thông tin Thục Phi đậu đại học đang lan truyền khắp tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều người thầm lặng dõi theo Phi lâu nay xúc động và khâm phục.
Thục Phi có nụ cười tỏa nắng và nỗ lực liên tục, nhiều năm là học sinh giỏi, đậu Trường chuyên Lê Khiết và giờ là tân sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: TRẦN MAI
Câu chuyện 10 năm trước về cô bé Nguyễn Thục Phi bị bố mẹ nuôi bạo hành ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi từng gây chấn động dư luận cả nước.
Cô bé ngày nào giờ vẫn học rất giỏi và là tân sinh viên khoa chính trị - hành chính, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực
Thông tin Thục Phi đậu đại học đang lan truyền khắp tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều người thầm lặng dõi theo Phi lâu nay xúc động và khâm phục. Mấy ai quên hình ảnh cô bé năm nào nằm co ro bên giường bệnh, thấy người lạ lại hoảng sợ ấy đã tạo nên kết quả đẹp đẽ như hôm nay. Sau ngần ấy tổn thương, Thục Phi vẫn kiên cường bước về phía tươi sáng, đều đặn là học sinh giỏi từ cấp tiểu học đến THPT và nay bước vào giảng đường đại học.
Cánh cổng màu xanh ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi đóng kín vì dịch bệnh. Ở đây, những người yếu thế đang được chăm sóc bằng tình yêu thương. Thục Phi đón nhận sự yêu thương ấy tròn 10 năm.
Ông Nguyễn Thu Trang, giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi, nói về Thục Phi với sự tự hào, rằng Phi là đứa bé lớn lên ở trung tâm xuất sắc nhất nhì từ trước đến giờ. Ở Phi có nghị lực tuyệt vời, gần như chẳng điều gì ngăn được khát khao con chữ của em.
Nỗ lực phi thường có lẽ chẳng phải lời hoa ngôn, bởi Thục Phi trải qua hai lần mồ côi, lần đầu là người sinh ra em không còn bên cạnh, sau đó là lời hẹn hứa sẽ chăm sóc em như con đẻ. Thời gian phủ lớp bụi mờ của quá khứ, Thục Phi cũng nguôi ngoai đi ngày cũ không vui. Mỗi khi ai nhắc đến chuyện cũ, cô gái sẽ nói: "Con quên rồi".
Thục Phi trò chuyện cùng anh Cao Lê Tùng Nghĩa, bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi - Ảnh: TRẦN MAI
Ngày mai sẽ tốt đẹp
Ở tuổi 18, nụ cười rạng rỡ của Phi tô điểm thêm cho buổi chiều nắng đẹp hiếm hoi ở TP Quảng Ngãi những ngày này.
Ông Trang bảo, tất cả những gì Phi làm được không phải là cổ tích. Đó đều là nghị lực. Phía trước chờ đón Phi là 4 năm đại học ở TP.HCM. Ở đó sẽ không có những người bố, người mẹ như ở tại trung tâm động viên mỗi khi lòng Phi nổi sóng. Nhưng Phi phải đi, bởi đó là tương lai.
Cô Trần Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 chuyên sử - địa, Trường THPT chuyên Lê Khiết, buông tiếng thở dài khi nhắc đến Phi. Cô Hà lo bởi Phi nói "quên rồi" nhưng quá khứ ít nhiều vẫn còn ám ảnh. "Tôi không muốn tổn thương nào đến với Phi nữa, nhưng phía trước em là 4 năm tự sống ở TP.HCM. Mong Phi sẽ luôn kiên cường như em đã thể hiện", cô Hà nói.
Dự tính, Phi sẽ vào ở với bạn học cùng lớp cấp 3. Số tiền ít ỏi tích cóp được từ sự giúp đỡ của những người yêu thương mình sẽ giúp Phi vượt qua học phí kỳ đầu tiên.
Tháng ngày sau đó, Phi dự tính đi làm thêm để trang trải việc học. Quyết tâm có đủ, nhưng có lẽ Phi sẽ chẳng hình dung được khó khăn, khi tình hình dịch bệnh vẫn dai dẳng, việc làm hậu dịch COVID-19 sẽ không hề dễ dàng.
Thục Phi nói: "Em sẽ làm được. Ngày mai sẽ là ngày tươi sáng".
Nhật Linh, lớp trưởng lớp 12 chuyên sử - địa là người bạn thân nhất của Phi, cũng chính là người sẽ ở cùng Phi khi cả hai vào TP.HCM nhập học. Từ thầy cô đến bạn bè đều khẳng định, chuyện của Thục Phi, Linh biết nhiều nhất và hiểu Thục Phi nhất. Nhưng Linh cũng chỉ biết Phi tâm sự có một người thân hứa giúp Phi học phí kỳ 1 năm nhất. Người thân đó cũng nghèo, lại có đến 4 người con.
Linh bảo rằng Phi rất cần sự giúp đỡ nhưng lại nhút nhát. Khi ai đó hỏi lại chẳng thể nói được. Đến cô chủ nhiệm quan tâm hỏi thăm, Linh cũng là người đứng ra trả lời thay cho bạn mình phần nhiều.
Học phí trường đại học nào cao nhất Việt Nam? Tân sinh viên các trường ĐH chuẩn bị bước vào năm học mới và các trường đã công bố mức học phí cho năm nay. Vậy học phí trường ĐH nào đang đứng đầu ở Việt Nam? Học phí triệu đồng/năm tính theo ngành có học phí cao nhất - ĐỒ HỌA: ĐĂNG NGUYÊN Đầu năm học 2021 - 2022, Trường ĐH VinUni...