Microsoft “hất cẳng” Nokia với Windows Phone 8
Mới đây, Microsft đã chính thức giới thiêu hê điêu hành Windows Phone 8. Đông thái này như môt hành đông bỏ rơi Nokia và các nhà sản xuât Windows Phone hiên nay, khi những sản phâm này không thê nâng câp lên hê điêu hành mới.
Tìm vận may mới
Nhiêu chuyên gia cho rằng, Microsoft môt lân nữa lại muốn thử vận may tự sản xuât điên thoại di đông. Đây không phải là nô lực đâu tiên của Microsoft đê tạo ra chiêc điên thoại đâu tiên mang thương hiêu Microsoft. Trước đây, Microsoft đã từng thât bại với KIN.
Trên thực tê, chiêc điên thoại “chêt yêu” KIN được đánh giá là “thảm họa” trong lịch sử của ngành công nghiêp điên thoại di đông. Tuy nhiên, từ thât bại này Microsoft sẽ có kinh nghiêm hơn và môt lân nữa muôn thử sản xuât chiêc điên thoại “mơ ước” của hãng. Có thê Microsft đang làm viêc với môt nhà sản xuât nào đó đê phát triên điên thoại riêng chạy trên hê điêu hành Windows Phone 8.
Microsoft muốn tìm vận may mới với smartphone Windows Phone 8.
Hai lý do đê Microsoft muôn tạo ra phân cứng của riêng hãng là đê kiêm tiên từ phân mêm di đông. Hãng đã không thu được nhiêu tiên từ viêc bán hê điêu hành Windows Phone. Do đó, hãng có thê kiêm được nhiêu tiên hơn nhờ bán điên thoại giông như Apple.
Ở phân khúc máy tính, Microsoft là ông lớn thực sự bởi hệ điều hành Windows chiếm ưu thế tuyệt đối với hơn 90% người dùng, chỉ “nhả” lại chưa đến 10% thị phần cho Mac cùng các hệ điều hành khác. Nhưng trong thị trường di đông thì hoàn toàn ngược lại.
Gã không lô phân mêm lại lay lắt và thiêu sức sông. Windows Phone của hãng vẫn đang phải chật vật kiếm tìm thị phần trong bối cảnh cái bóng của iOS và Android là quá lớn để có thể vượt qua.
Microsoft không thê tính phí đôi với giây phép Windows Phone như họ làm đôi với phiên bản đây đủ của Windows dành cho máy tính. Trong khi đó, điên thoại di động lại có tôc đô tăng trưởng nhanh hơn PC.
Microsoft có thê nghĩ rằng, họ cân thử và thu lợi nhuân nhiêu hơn khi tham gia vào lĩnh vực phân cứng. Chắc chắn các nhà hoạch định kinh doanh của Microsoft cũng nhận thức được việc Apple và Samsung đang nắm giữ tới 90% lợi nhuân di đông với 55% thị phân.
Video đang HOT
Lý do thứ hai đê Microsoft phải tự sản xuât phân cứng di đông là đôi tác lớn nhât của Microsoft đang đứng bên vực thẳm. Microsoft đã mêt mỏi với Nokia. Nêu như Nokia sụp đô thì Microsoft cân môt phương án B đê thay thê.
Sẵn sàng hât đô canh bạc cuôi cùng của Nokia
Microsoft đã chính thức công bô hê điêu hành Windows Phone 8 dành cho điên thoại di đông. Tuy nhiên, điêm đáng nói là các điên thoại Windows Phone hiên nay lại không thê câp nhât lên phiên bản mới. Do đó, rât nhiêu các siêu phâm Windows Phone hiên nay, kê cả Lumia 900 đêu trở nên lôi thời.
Gân đây Microsoft đã tiêt lô tham vọng vê phân cứng PC khi giới thiêu chiêc máy tính bảng Surface. Điêu này có thê thây rõ, Microsoft đang lo lắng vê viêc chuyên dịch trong thị trường máy tính sang lĩnh vực di đông, khi sản lượng PC liên tục sụt giảm trong vài năm trở lại đây.
Microsoft có thê tạo ra môt chiêc smartphone thành công? Họ chắc chắn có kinh nghiêm với những gì chưa làm được khi thiêt kê và tiêp thị điên thoại KIN. Nêu phân cứng hoàn thiên của máy tính bảng Surface thực sự cạnh tranh được với các đôi thủ khác, thì đây sẽ là cơ hội cho smartphone của Microsoft gặt hái thành công.
Viêc tạo điên thoại riêng mang thương hiêu Microsoft chắc chắn sẽ khiên nhiêu nhà sản xuât OEM thât vọng, đặc biêt là những công ty sản xuât cả PC và máy tính bảng. Các nhà sản xuất thiết bị gốc thực sự lo lắng khi phải cạnh tranh trực tiêp với Microsoft. Nhưng hiên nhiên, Android cũng gặp vân đê tương tự sau khi Google mua lại Motorola, nhưng Google vẫn chưa hướng tới các OEM. Nhiều nhà cung cấp PC còn nhớ rõ cách thức độc quyền của Microsoft là thế nào trong việc áp đặt hệ điều hành của họ trước đây.
Đông thái này cũng có thê làm tôn hại lớn nhất tới Nokia, hãng đã tâp trung mọi cô gắng cuôi cùng, bỏ rơi nền tảng riêng già nua để chạy theo hô trợ hê điêu hành Windows Phone của Microsoft. Nokia đã đánh đổi tất cả, hy vọng vào việc hợp tác với Microsoft, đặc biệt là tạo ra “bom tấn” Lumia 900, để giành lại thị phần trong phân khúc smartphone. Nhưng khi chưa làm được gì nhiều, Nokia đã đánh mất thị phần trong thị trường giá rẻ và danh hiệu “vua” thị trường điện thoại di động vào tay Samsung.
Hơn nữa, khi tình hình tài chính đang gặp khó khăn, Nokia lại chịu thêm một cú sốc nữa khi Microsoft công bố Windows Phone 8, nhưng các sản phẩm Windows Phone hiện nay, thậm chí là siêu phẩm Lumia 900 cũng không thể nâng cấp lên hệ điều hành này. Điều này đồng nghĩa với việc Lumia 900 sẽ trở nên lỗi thời.
Giám đốc điều hành của Nokia vẫn chấn an người dùng rằng, Lumia 900 vẫn có ưu thế riêng kể cả khi không được nâng cấp nên Windows Phone 8. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán, doanh số bán điện thoại Windows Phone của Nokia sẽ giảm trong thời gian tới.
Rõ ràng, Microsoft muốn thử một cạnh bạc khác với chính smartphone của mình chứ không phải hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất phần cứng như Nokia. Nếu smartphone này thành công, Microsoft có thê kiếm nhiêu tiên hơn trên môi sản phâm bán ra và tự bảo vê mình tránh bị ảnh hưởng khi OEM thât bại. Nhưng trái lại, nêu doanh sô bán Windows Phone tiêp tục trì trê, các OEM sẽ bỏ rơi nên tảng này khi Microsoft cạnh tranh trực tiêp với họ.
Theo vietbao
Microsoft đang có ý định gì khi tung ra Surface?
Surface không chỉ là một chiếc máy tính bảng để giải trí. Nó là một chiếc máy tính với khả năng làm việc gần như laptop.
Sau nhiều đồn đoán về một chiếc tablet "được tích hợp Xbox", cuối cùng, Microsoft lại gây ngạc nhiên cho mọi người với chiếc Surface. Tuy nhiên, đây là một sự ngạc nhiên tích cực, với nhiều phản hồi tốt về thiết bị này. Kiểu dáng hấp dẫn, khả năng sử dụng như một chiếc máy tính xách tay, bàn phím tích hợp, phiên bản dùng Windows 8 RT có giá tương đương với các tablet khác. Những thông tin ban đầu rất hấp dẫn, nhưng không ít người phải đặt ra câu hỏi, Microsoft có ý định gì khi tung ra Surface.
Cần nhớ lại rằng Microsoft nổi danh như một công ty phần mềm. Hệ điều hành Windows của họ vẫn là hệ điều hành thông dụng nhất thế giới, với hơn 90% máy tính sử dụng Windows. Những phần mềm quan trọng khác như Microsoft Office hay các ứng dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp và điện toán đám mây của hãng đều được đánh giá cao.
Ngược lại, ở khía cạnh phần cứng, Microsoft khó có thể tự hào. Ngoại trừ trường hợp của Xbox 360, máy chơi game thành công nhất tại sân nhà Mỹ, các thiết bị do Microsoft sản xuất đều không có được thành công, thậm chí là chết yểu. Zune, máy nghe nhạc được làm ra để cạnh tranh với iPod, bị khai tử sau 5 năm và chỉ với 4 thế hệ. Kin, dòng điện thoại dành cho giới trẻ của hãng thậm chí không tồn tại nổi 3 tháng. Những thiết bị gần nhất lấy thương hiệu Microsoft đều thất bại, khiến người ta dần lãng quên và mất niềm tin vào khả năng sản xuất phần cứng của Microsoft.
Chính vì vậy Microsoft rất cần những đối tác sản xuất phần cứng, mà quan trọng nhất là những nhà sản xuất máy tính. Trong số 600 triệu bản quyền Windows 7 đã được bán, phần lớn đến từ những chiếc máy tính được cài sẵn Windows do những công ty như HP, Dell, ASUS hay Toshiba bán ra. Tại Computex diễn ra vào đầu tháng, nhiều đối tác của Microsoft như Asus hay Acer đã công bố hàng loạt máy tính bảng và máy tính xách tay sử dụng hệ điều hành Windows 8. Động thái ưu tiên phần mềm diệt virus của các hãng thứ ba nhằm tăng lợi nhuận cho các hãng máy tính giống như sự đền đáp của Microsoft.
Nhưng sẽ chẳng có hãng máy tính nào hạnh phúc với việc ra mắt Surface của Microsoft.
Surface của Microsoft ra mắt sáng nay.
Động thái ra mắt chiếc Surface của Microsoft - với kiểu dáng đẹp và nhiều tính năng độc đáo hơn cả thiết bị của những đối tác - chẳng khác nào cách Microsoft nói "các anh cần phải làm như tôi đây này". Có thể yếu tố giá cả sẽ khiến người dùng lựa chọn sản phẩm từ những đối tác chứ không phải Microsoft, nhưng sự sốt sắng của hãng không thể nào khiến đối tác hài lòng.
Surface không chỉ là một chiếc máy tính bảng để giải trí. Nó là một chiếc máy tính với khả năng làm việc gần như laptop. Với kiểu dáng và tính năng như vậy, không có gì ngạc nhiên nếu Surface sẽ cạnh tranh trực tiếp với những chiếc ultrabook từ các công ty sản xuất máy tính. Mà tất cả những ultrabook từ trước tới nay đều được cài sẵn hệ điều hành Windows 7. Lại là một chiêu "tự mình đánh mình" của Microsoft?
Vậy tại sao Microsoft lại phải vội vàng đưa ra Surface đến như vậy, đưa ra một dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các đối tác của mình, khi mà những đối tác vừa vui vẻ trưng bày máy tính dùng Windows 8 chỉ hai tuần trước, khi mà hãng đang cần sự ủng hộ lớn nhất từ đối tác để ra mắt Windows 8 vào cuối năm nay? Điều gì khiến Microsoft bất chấp cả hậu quả khi làm mếch lòng đối tác, để rồi có thể ảnh hưởng tới doanh thu của chính họ?
Có lẽ là vì thị phần thiết bị di động là miếng bánh quá hấp dẫn mà hãng này không muốn bỏ qua.
Microsoft từng có một hệ điều hành cho điện thoại nổi bật, đó là Windows Mobile. Nhưng từ khi iOS và Android tạo nên cuộc cách mạng cho điện thoại di động, Windows Mobile đã lui vào dĩ vãng. Hai hệ điều hành này hiện chiếm khoảng hơn 80% thị phần thiết bị di động, trong khi những cố gắng và đầu tư của Microsoft cho Windows Phone chỉ đem lại cho họ không đầy 5% thị phần. Số người dùng Internet trên thiết bị di động được dự báo sẽ vượt qua người dùng trên máy tính vào năm 2014, và điều đó khiến Microsoft không thể chậm trễ việc nhập cuộc thêm nữa.
Máy tính bảng cũng là một thiết bị đang phát triển rất nhanh mà Microsoft chưa hề có thành công. Trong khi iPad chiếm gần hết miếng bánh, máy tính bảng dùng Android có một phần nho nhỏ, thì những tablet dùng Windows 7 của Microsoft khó có thể nói là đáp ứng được những gì người ta trông chờ ở máy tính bảng. Tất nhiên máy tính bảng dùng Windows 7 có lợi thế về khả năng chạy phần mềm và làm việc, nhưng cồng kềnh, chậm và kém hấp dẫn là tất cả những gì người ta có thể nói về sản phẩm của những Acer, MSI, Gigabyte, Dell hay HP. Microsoft chỉ có thể hi vọng vào Windows 8 cho sản phẩm này.
Một lý do khác cho sự vội vã của Microsoft, đó chính là chiếc Google Tablet được dự báo sẽ ra mắt vào cuối tháng này, tức là chỉ khoảng một tuần nữa. Có lẽ Microsoft muốn tranh thủ ra mắt sản phẩm của mình để vừa tạo ấn tượng sớm hơn, vừa tránh được một đối thủ cạnh tranh.
Người ta có thể lấy một ví dụ tương tự cho Microsoft Surface: Google và hệ điều hành Android. Google đang là đối tác với hàng loạt công ty sản xuất điện thoại, nhưng tự hãng này cũng có một dòng điện thoại Nexus mang thương hiệu của mình (dù Nexus được sản xuất bởi chính các đối tác). Hơn thế, Google còn sở hữu một trong những đối tác cũ: Motorola. Tuy nhiên, nên nhớ Google không hề bán Android, họ chỉ thu lợi từ quảng cáo thông qua việc kiểm soát Android. Dòng điện thoại Nexus của hãng cũng chỉ có tác dụng quảng bá cho Android là chính chứ không đe dọa thị phần của các đối tác, và đến giờ vẫn chưa có gì cho thấy Motorola được ưu tiên nhiều hơn những đối tác khác của Google. Trong khi đó phần lớn doanh thu của Microsoft lại đến từ những bản quyền Windows, khác rất nhiều so với Google và Android.
Cũng có thể Surface sẽ chỉ đóng vai trò như một sản phẩm tiên phong và Microsoft sẽ lấy lòng lại đối tác bằng cách hợp tác để tạo ra những sản phẩm có chất lượng như Surface. Rất khó để nói trước được điều gì, khi mà Windows 8 đến cuối năm mới ra mắt, và những chiếc Surface cũng thế. Nhưng Microsoft sẽ phải tính toán rất kĩ khi muốn nhảy sang chiến đấu ở một thị trường họ không có ưu thế, đặc biệt là khi phải mạo hiểm với thị trường hái ra tiền của mình.
Theo vietbao
Nhiều cơ quan chính phủ châu Á sử dụng Microsoft Lync Giải pháp truyền thông hợp nhất Lync của Microsoft được đón nhận nồng nhiệt tại châu Á và được sử dụng trong cả các cơ quan chính phủ của một số quốc gia, như Bộ Quốc phòng Campuchia hay Ngân hàng Thái Lan. Lync là giải pháp được Microsoft cung cấp từ năm 2009, có khả năng tích hợp tin nhắn, hỗ trợ...