“Nhân tài Đất Việt” hội tụ tại Hà Nội
9 giờ sáng ngày 25/6 tới, tại tòa nhà VNPT, Báo điện tử Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến “Gặp gỡ Nhân tài Đất Việt qua các năm”.
Tính tới thời điểm này, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã đi qua chặng đường 7 năm (2005 – 2011), đã phát hiện và tôn vinh hàng trăm nhân tài trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa học ứng dụng và Y dược. Giải thưởng đã trở thành một sân chơi bổ ích cho những người yêu thích CNTT đồng thời góp phần vinh danh, cổ vũ tinh thần hăng hái sáng tạo, phục vụ hữu ích cho phát triển kinh tế, xã hội.
Mỗi một năm qua đi, Giải thưởng càng khẳng định được uy tín, chất lượng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp, các bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin nói riêng, của công chúng nói chung. Các sản phẩm đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt những năm qua cũng đã được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn trong cuộc sống, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Với mục đích nhìn lại chặng đường đã đi qua và một lần nữa tôn vinh các tác giả đã đạt giải cũng như khẳng định những giá trị mà Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã mang lại cho cuộc sống, từ 9 giờ đến 11 giờ 30 phút ngày 25/6 tới, tại tòa nhà VNPT, Báo điện tử Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến “Gặp gỡ Nhân tài Đất Việt qua các năm” với sự góp mặt của đại diện Ban Giám khảo, Ban Tổ chức, Nhà tài trợ chính, các nhóm tác giả đã đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt từ năm 2005 đến 2011.
Chương trình giao lưu trực tuyến là dịp để Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Nhà tài trợ chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về Giải thưởng khi nhìn lại chặng đường 7 năm qua, đồng thời cũng là cơ hội để các nhóm tác giả đã đạt giải chia sẻ những thành công và kinh nghiệm của mình sau khi đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt.
Chương trình sẽ giao lưu với có sự hiện diện của các vị khách mời:
Đại diện Ban Tổ chức: Ông Phạm Huy Hoàn – Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí – Trưởng Ban Tổ chức.
Đại diện Ban Giám khảo: Tiến sỹ Nguyễn Long – Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo nội dung Công nghệ Thông tin
Đại diện Nhà tài trợ chính: Ông Bùi Quốc Việt – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ Công chúng – Tập đoàn VNPT – Đồng Trưởng Ban Tổ chức.
Đại diện các nhóm tác giả đã đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt:
1- Tiến sỹ Cao Tuấn Dũng, trưởng nhóm nghiên cứu Semantic Annotation Group, trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Sản phẩm: iCompanion – Dịch vụ thông tin tri thức dựa vị trí trên nền tảng di động ứng dụng công nghệ ngữ nghĩa – Giải Nhì Nhân tài Đất Việt 2011
2- Trưởng nhóm Smart home – ông Nguyễn Đình Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty HTSV
Video đang HOT
Sản phẩm: Ngôi nhà thông minh homeON – giải Ba Nhân tài Đất Việt năm 2011
3- Trưởng nhóm LYNX: Tạ Thị Vân Anh, Quản lý Trung tâm Vật lý, Công ty CP Thiết bị Y tế Ung thư
Sản phẩm: Hệ thống lập kế hoạch xạ trị ung thư quản lý thông tin bệnh nhân trên web (LYNX) – Phòng Physics – Công ty Mead Aid thuộc nhóm LYNX – giải Ba Nhân tài Đất Việt năm 2011
4- Trưởng nhóm MIMAS – Hoàng Anh Việt
Sản phẩm: Hệ thống số hoá tư duy con người thuộc Tác giả Nhóm MIMAS – giải Nhất Nhân tài Đất Việt năm 2010
5- Trưởng nhóm Mắt Thần – TS. Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Huy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển và Chuyển giao Công nghệ Mắt Thần
Sản phẩm: Hệ thống quản lý bãi xe thông minh ứng dụng công nghệ nhận dạng biển số kết hợp công nghệ thẻ – Mắt thần 2.0 thuộc Nhóm Mắt thần – giải Ba Nhân tài Đất Việt 2009
Được biết, năm 2012, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm thứ 8 cũng đã được phát động trong tháng 5 vừa qua tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM với những thay đổi mạnh mẽ. Lĩnh vực Công nghệ thông tin đã có những đổi mới cả về thể lệ tiêu chí và đối tượng dự thi với 2 hệ thống dự thi là Sản phẩm CNTT thành công và Sản phẩm CNTT Triển vọng.
Hệ thống sản phẩm CNTT Thành công chờ đón các doanh nghiệp có sản phẩm CNTT Thành công mang thương hiệu Việt. Đến với sân chơi này, các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ thông tin thành công sẽ được Hội đồng Ban Giám khảo xét tuyển dựa trên các yếu tố chính: Tính phổ biến và thành công Hàm lượng công nghệ và khoa học Tính ưu việt và thương hiệu Tăng trưởng và chất lượng Tôn vinh giá trị Việt Nam.
Hệ thống sản phẩm CNTT Triển vọng tìm kiếm các sản phẩm CNTT hoàn thiện có tính ứng dụng cao hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế hay có tiềm năng ứng dụng.
Bạn là người quan tâm tới Giải thưởng Nhân tài Đất Việt, cũng có mong muốn trở thành một Nhân tài Đất Việt trong thời gian tới, muốn được giải đáp các thông tin liên quan tới Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012, hay kinh nghiệm để được vinh danh, hãy vào đường link http://talk.vnmedia.vn/giaoluu/ để đặt câu hỏi, cùng giao lưu, tìm hiểu từ sự chia sẻ của các Nhân tài Đất Việt đi trước.
Theo vietbao
"Cửa sống" mạng di động nhỏ ngày càng hẹp
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây đã tăng tới gần 300% giá thuê kênh riêng (kênh truyền dẫn) đối với các mạng di động nhỏ như Gtel Mobile và Vietnamobile.
Các nhà mạng lớn đang dồn nhà mạng nhỏ vào tình thế khó khăn hơn.
Kênh truyền dẫn, hiểu đơn thuần là hạ tầng truyền dẫn để kết nối cuộc gọi giữa các mạng di động với nhau. Với những mạng có hệ thống truyền dẫn thấp và không đầy đủ như Gtel Mobile và Vietnamobile thì phải thuê lại kênh truyền dẫn của VNPT và Viettel.
Ví dụ tại Hải Phòng, Gtel Mobile và Vietnamobile không có hạ tầng truyền dẫn thì buộc phải thuê của VNPT và Viettel thì các thuê bao của các mạng nhỏ này tại Hải Phòng mới gọi nội mạng được và mới gọi được tới các mạng khác. Nếu không có sự chuyển dẫn kênh thuê bao của mạng nhỏ sẽ không thể liên lạc được. Điều đó, đủ để thấy việc thuê kênh để phát triển hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng không đầy đủ quan trọng tới mức nào.
Nào cùng tăng giá
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), đơn vị quản lý mạng di động Vietnamobile, ngày 13/3/2012, nhận được công văn số 594/VTN-KD của Công ty Viễn thông liên tỉnh (thuộc VNPT) thông báo điều chỉnh mức cước thuê kênh, với giá thuê tăng lên... 276% so với giá cũ.
Đến ngày 26/4, Hanoi Telecom tiếp tục nhận được công văn 2131/VTT-Viettel từ Công ty Viễn thông Viettel, cũng thông báo thay đổi giá thuê kênh với mức tăng hơn hai lần, tương đương 207%.
Cùng cảnh với mạng Vietnamobile, mạng di động của Gtel Mobile những tháng qua cũng liên tục nhận được "tráp" tăng giá thuê kênh của các đơn vị thành viên VNPT và của Viettel, cũng với mức tăng gấp hai, gấp ba, thậm chí có những kênh truyền dẫn tăng gấp bốn, gấp năm lần.
"Thời điểm từ 2009 2011, nhìn chung giá thuê vẫn cao nhưng Gtel Mobile buộc chấp nhận. Nhưng đến thời điểm này, với mức tăng như trên của Viettel và VNPT, chúng tôi quá bất ngờ và gây sốc cho Gtel Mobile, mức giá tăng này như đang quá sức chịu đựng đối với doanh nghiệp", ông Nguyễn Văn Dư, Tổng giám đốc Gtel Mobile, chưa khi nào lại tỏ ra lo lắng như thời điểm này.
Nhìn vào bảng báo giá thuê kênh thay đổi của "hai anh cả" viễn thông, có thể cảm nhận "nỗi lo sợ" của các mạng nhỏ.
Giá thuê rất nhiều tuyến đường trục mà Gtel Mobile phải thuê của Viettel được điều chỉnh tăng từ hơn 37,7 triệu đồng lên gần 123,2 triệu đồng từ 130 triệu đồng lên xấp xỉ 249 triệu đồng hay từ điểm Lạc Long Quân (Hà Nội) đến quận 1 (Tp.HCM) tăng từ 173,6 triệu đồng lên 309,3 triệu đồng...
Trong khi đó, về phía VNPT, cũng rất nhiều đường trục trước doanh nghiệp cho thuê là 130 triệu đồng/đường thì giờ tăng lên 280 triệu đồng/đường hàng trăm kênh nội hạt được tăng từ 3,6 triệu đồng lên 5,8 triệu đồng...
Trong hầu hết các công văn về việc điều chỉnh tăng giá, thời điểm khi hợp đồng thuê kênh của các doanh nghiệp viễn thông như Vietnamobile, Gtel Mobile trước đó sắp hết hạn, cả VNPT và Viettel đều không nêu rõ lý do, cơ sở tăng giá, dù mức điều chỉnh lên tới vài trăm phần trăm, cùng với yêu cầu nếu không ký lại hợp đồng theo giá mới sẽ cho dừng đường truyền.
Không chỉ tăng kênh thuê truyền dẫn, doanh nghiệp lớn còn tăng mạnh giá thuê cơ sở hạ tầng, nhà trạm. Cụ thể, cuối năm 2011, công ty con của VNPT gửi công văn tới Hanoi Telecom về tăng giá thuê cơ sở hạ tầng, nhà trạm và sẽ áp dụng từ 1/1/2012, và giá thuê trung bình tăng hơn 2 lần so với giá cũ, có trường hợp tăng gần 6 lần.
Tiêu biểu như mã trạm 105001 (thuộc VTN1), mã trạm Rep204 216019 (thuộc VTN3) tăng từ 3,575 triệu đồng lên 19,500 triệu đồng và từ 16,857 triệu đồng lên 91,725 triệu đồng, tương đương tăng trên 270% cá biệt có trạm tăng 562% từ hơn 8,161 triệu đồng lên 91,725 triệu đồng...
"Cửa sống" ngày càng hẹp
Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, sở hữu hạ tầng mạng đầy đủ, hiểu đơn giản nhất là không phải phụ thuộc vào thuê mượn, sẽ có vai trò tiên quyết tới việc thành bại đối với doanh nghiệp.
Vì thế, với những doanh nghiệp kém thế về hạ tầng truyền dẫn như Hanoi Telecom hay Gtel Mobile, nếu không thuê kênh truyền dẫn đã được phủ khắp của tập đoàn VNPT và Viettel thì coi như tự thu nhỏ mình trong ốc đảo vốn cần một mạng lưới liên kết càng rộng lớn càng quan trọng để phát triển.
Nhưng theo thông tin từ Hanoi Telecom và Gtel Mobile, 70% trong tổng số hạ tầng truyền dẫn của hai doanh nghiệp là phải đi thuê ngoài, điều đó có nghĩa, gần như phần lớn hạ tầng truyền dẫn của các đơn vị này phụ vào hạ tầng của các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, chí phí hạ tầng thường xuyên của các mạng nhỏ chiếm 20-30% trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh.
Lãnh đạo các mạng nhỏ này cho rằng, trước đây, EVN Telecom là nhà cung cấp kênh truyền dẫn lớn với hơn 40.000 km cáp quang trên toàn quốc nên giá thuê của doanh nghiệp "nhà đèn" tương đối hợp lý và thấp hơn giá thuê của Viettel và VNPT, vì thế mức độ tăng giá thuê hạ tầng của doanh nghiệp lớn cũng hạn chế.
Theo ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Hanoi Telecom, sau khi EVN Telecom sáp nhập với Viettel thì VNPT và Viettel trở thành hai doanh nghiệp cung cấp kênh truyền dẫn lớn nhất, chiếm thị phần khống chế trên thị trường.
"Cũng từ đó, giá thuê kênh truyền dẫn mà Vietnamobile hay Gtel Mobile thuê Viettel và VNPT bắt đầu tăng mạnh", ông nói.
Ông Lãng phân tích, do Vietnamobile là doanh nghiệp viễn thông nhỏ và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của các nhà mạng lớn nên rất bất lợi trong việc đàm phán giá thuê. Vì thế, với hàng trăm kênh truyền dẫn và nhà trạm đang thuê của VNPT và Viettel, việc tăng giá thuê đã làm cho chi phí vận hành của Hanoi Telecom ước tính tăng lên hàng chục tỷ đồng mỗi tháng.
Trong khi đó, theo ước tính của Gtel Mobile, mỗi tháng chi phí của doanh nghiệp này cũng sẽ bị đội lên 4 - 5 tỷ đồng do hệ quả của việc tăng giá thuê hạ tầng truyền dẫn của Viettel và VNPT.
Việc tăng mạnh giá thuê hạ tầng khiến sức mạnh tài chính của các nhà mạng nhỏ thêm khó khăn, làm gia tăng mạnh chi phí. Tuy nhiên, đó không chỉ là con số đơn thuần về mặt doanh thu. Khi cùng kinh doanh một lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp phụ thuộc về hạ tầng cơ sở truyền dẫn sẽ rất dễ bị khống chế phát triển bởi những doanh nghiệp có sẵn hạ tầng.
Cái khó của các doanh nghiệp viễn thông nhỏ là có thị phần thuê bao thấp, ít hơn hàng chục lần so với các doanh nghiệp lớn. Trong khi, từ lâu, bài toán cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp viễn thông nhỏ và mới ra nhập thị trường là đều bằng chính sách giá rẻ, do đó, nguồn lợi nhuận thu được ở đầu ra của các mạng này cũng sẽ thấp. Vì lợi nhuận đầu ra thấp, chi phí đầu vào tăng mạnh, "cửa sống" của các nhà mạng nhỏ vốn rất khó khăn xem ra lại càng thêm hẹp!
"Chúng tôi đang làm việc, đàm phán với các nhà mạng lớn để họ hiểu hoàn cảnh của Gtel Mobile, với tư cách nhà mạng nhỏ không có hạ tầng truyền dẫn thì xem xét để doanh nghiệp tiếp cận với giá thuê cũ", ông Dư cho biết.
Theo vietbao
'Bán' mỡ làm từ thiện Mỗi gram mỡ của chính Oscar Rando tiêu hao trong hành trình chạy bộ sẽ được các nhà tài trợ quy ra tiền và gửi đến tổ chức từ thiện. Anh Oscar Rando. Ảnh: Cuentamealgobueno Hành trình chạy và đi bộ làm từ thiện của anh Oscar Rando (Barcelona, Tây Ban Nha) kéo dài 3.000 km dọc theo chiều dài đất nước. Anh...