Mẹo mua sắm online ‘một đồng bỏ ra, 3 lợi thu về’
Để mua sắm và chi tiêu thông minh, người dùng cần cân nhắc giữa cần và muốn, lên kế hoạch chi tiết và tham khảo ý kiến từ khách hàng trước đó.
Người tiêu dùng nào cũng muốn trở thành khách hàng thông minh để “chân cứng đá mềm” trước loạt khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, việc mua đúng nhu cầu, hàng chất lượng, giá “hạt dẻ” lại là bài toán khó tìm lời giải.
Mua cái cần, “cân” cái muốn
Công nghệ phát triển, cuộc sống bận rộn khiến người dùng chuyển hướng sang mua sắm trên sàn TMĐT bởi sản phẩm đa dạng, biết trước giá cả, giao hàng nhanh. Nhưng để chi tiêu thông minh và hiệu quả, người mua nên lập kế hoạch chi tiết mặt hàng cần thiết và tập trung vào đó. Nếu không, bạn sẽ dễ bị thu hút bởi món đồ yêu thích thay vì vật dụng cần thiết.
Lên kế hoạch chi tiết thứ cần mua sẽ giúp bạn không bị thu hút bởi món đồ chưa cần thiết.
Tham khảo ý kiến đánh giá
Bất kỳ nhà bán hàng nào cũng muốn mang đến hình ảnh bắt mắt, quảng cáo công dụng ấn tượng cho sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy, hình ảnh trên website đôi khi khác xa thực tế. Điển hình như trường hợp của Hồng Đào (26 tuổi, lễ tân một công ty tại TP.HCM) không kiểm tra kỹ chất liệu, phản hồi từ những người mua trước mà chỉ tập trung vào hình quảng cáo của một cửa hàng trên sàn TMĐT. “Cầm trên tay chiếc váy rộng, đường chỉ lỏng lẻo, tôi chỉ biết khóc ròng. Cửa hàng thì báo với giá rẻ, chất lượng sản phẩm chỉ có thể ở mức đó”, Đào nhớ lại.
Bạn nên xem xét kỹ bình luận để đảm bảo sản phẩm phù hợp với mình.
Bên cạnh việc xem xét kỹ thông tin mô tả về nguồn gốc, chất liệu, kích cỡ, màu sắc và hướng dẫn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến đánh giá của người mua trước đó. Dưới mỗi sản phẩm thường hiển thị rõ mức độ đánh giá dựa trên số lượng sao từ thấp đến cao, các nội dung chia sẻ chi tiết cùng hình ảnh thực tế món hàng. Nhờ phương pháp này, không ít người tránh được việc mua phải sản phẩm kém chất lượng.
Theo dõi tình trạng đơn hàng
Video đang HOT
Một trong những lưu ý quan trọng cho người tiêu dùng là chủ động theo dõi tình trạng đơn hàng ở phần thông tin trên ứng dụng; website của sàn TMĐ. Ngoài ra, thông tin đơn hàng được gửi đến email người mua khi đặt thành công, đang vận chuyển và giao thành công.
Khi mua sắm trên Lazada, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát trạng thái đơn hàng với nhiều thông tin hữu ích.
Trên một số ứng dụng mua sắm uy tín với nền tảng công nghệ cao như Lazada, khách hàng được cung cấp chi tiết từng trạng thái đơn hàng với nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm, số tiền phải trả, thời gian giao dự kiến, đơn vị vận chuyển, giao thành công. Người dùng có thể để lại ý kiến về trải nghiệm nhận hàng để nền tảng này nâng cấp dịch vụ, thao tác đổi trả nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tận dụng chương trình khuyến mãi
Nhiều người không có thói quen theo dõi các chương trình khuyến mãi vì ngại mất thời gian và chẳng tiết kiệm được nhiều. Tuy nhiên, từng khoản nhỏ gộp lại sẽ giúp bạn tích góp được kha khá. Vì vậy, người dùng không nên bỏ qua chương trình ưu đãi, hoạt động giảm giá từ các sàn TMĐT. Đồng thời, việc so sánh giá cả giữa các nhà bán hàng cũng đóng vai trò quan trọng.
Mùa hè này, bạn có thể khởi động kế hoạch mua sắm với chương trình “Sale hè rực rỡ” trên Lazada. Bên cạnh ưu đãi giảm giá đến 90%, sàn TMĐT này còn mạnh tay miễn phí giao hàng cho toàn bộ đơn trong khung giờ 12h-13h ngày 18/6 và miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 149.000 đồng tron 5 ngày từ 18/6 đến 22/6. Ngoài ra, nhiều mã giảm giá vận chuyển trị giá 20.000 đồng áp dụng cho đơn hàng từ 49.000 đồng được tung ra để phục vụ người tiêu dùng.
Việc tận dụng khuyến mãi của Lazada giúp tiết kiệm chi tiêu đáng kể.
Mách nhỏ chị em cách mua hàng sale: Rẻ - đảm bảo chất lượng mà không lo bị "sập bẫy" các chiêu trò lừa khách
Cứ mỗi lần có chương trình giảm giá là các tín đồ mua sắm lại háo hức lên đường chinh phục những thương hiệu, sản phẩm "trong mơ" được bán với mức giá không thể hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, đi đôi với giá rẻ sẽ là vô số những rủi ro tiềm ẩn mà không phải ai cũng biết.
Khi mua sắm trở thành đam mê thì chỉ cần nghe tiếng gọi "giảm giá", các tín đồ sẽ lên đường chinh phục các món đồ mình thích.
Song xung quanh mức giá hấp dẫn ấy luôn tiềm ẩn nhiều chiêu trò kinh doanh, nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ bị "sập bẫy" trước khi mua được món đồ giảm giá "sập sàn" in trên tờ bìa quảng cáo.
Vậy nên trước khi quyết định mua một món đồ giảm giá, bạn nên cân nhắc, suy tính cho thật kỹ để tránh tự đưa mình vào "bẫy" của người bán.
Dưới đây là 1 số cách giúp chị em có thể tự tin mua hàng sale mà không lo bị lừa:
1. Cân nhắc thật kỹ trước khi mua
Mua hàng giảm giá là cách tối ưu tiết kiệm tài chính, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình mua hàng. Bạn nên nhớ: "Chỉ có người mua nhầm, không có người bán nhầm".
Ảnh minh họa
Để thu hút khách hàng, trong mỗi lần sale giảm giá, chủ cửa hàng sẽ dùng nhiều cách để kích thích nhu cầu mua sắm của khách như phiếu quà tặng, bốc thăm trúng thưởng, hay mua 1 tặng 1..., nghe rất hấp dẫn.
Tuy nhiên đây thực chất chỉ là chiêu trò kích cầu. Thậm chí nhiều cửa hàng còn có chương trình tặng quà trực tiếp khi mua sản phẩm. Nếu khách hàng không để ý sẽ khó nhận ra những món quà tặng đó không hề miễn mí. Để nhận được gói quà kèm theo ấy, sản phẩm chính bạn chọn mua đã bị đẩy lên một nấc giá mới.
Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ, xem món đồ nào mình thật sự cần hãy mua, đừng để mắc bẫy người kinh doanh. Tránh cảnh hàng mua nhiều không dùng hết, mà giá cả không hề phải chăng như bạn tưởng.
2. Kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm
Hàng hóa giảm giá thường là những sản phẩm bị tồn kho, hoặc là mặt hàng còn số lượng ít, hết size, khó tránh khỏi hàng bị hỏng, lỗi.
Ảnh minh họa
Nếu mua hàng giảm giá trực tiếp tại cửa hàng, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khá dễ dàng. Ngược lại mua hàng giảm giá online, bạn sẽ khó kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán, nhận hàng. Do đó, ngay khi nhận hàng, bạn nhớ phải chụp hoặc quay lại tình trạng của sản phẩm để khiếu nại, yêu cầu đổi trả khi phát hiện hàng có vấn đề.
3. So sánh giá trước và sau khi giảm
Mỗi dịp lễ lớn, các cửa hàng đồng loạt chạy chương trình giảm giá 50%, 80% hay đồng giá 99.000đ, 199.000đ, 299.000, 499.000, hoặc "giảm giá kịch sàn", "vỡ sàn", "đập sàn", thậm chí để thu hút khách, chủ cửa hàng còn treo biển: "Giá rẻ như cho, thanh lý trả mặt bằng"... Thu hút được nhiều sự chú ý của các tín đồ mua sắm.
Ảnh minh họa
Đánh đúng tâm lý người tiêu dùng, cửa hàng thật sự kéo được rất nhiều khách vào mua hàng. Song thực chất giá gốc của các món đồ đã được nâng lên để khi giảm giá vẫn bằng mức giá gốc hoặc cao hơn. Cũng không có chuyện "thanh lý trả mặt bằng nào hết", đó chỉ là 1 "đòn tâm lý" của người bán mà thôi.
Để tránh bị lừa, bạn nên tham khảo giá của hàng hóa, sản phẩm cùng mẫu mã ở những cửa hàng gần đó hoặc trang mạng xã hội trước khi rút ví mua đồ.
4. Lưu ý phí vận chuyển
Tâm lý người mua hàng thường chỉ quan tâm tới giá sản phẩm mình chọn mua được giảm giá. Thấy giá rẻ hơn những ngày bình thường là sẵn sàng rút ví. Tuy nhiên khi mua hàng giảm giá online bạn cần lưu ý tới phí vận chuyển, phí ship.
Đã có rất nhiều người than thở rằng họ chọn mua đồ online được giảm giá theo đúng chương trình quảng cáo nhưng khi nhận hàng, phí vận chuyển lại bị đội lên cao hơn ngày bình thường rất nhiều. Tính ra sản phẩm mua được lại thành đắt chứ không hề rẻ nữa.
Đây là một trong những mánh khóe của đơn vị bán hàng online khi chạy sự kiện hàng hóa giảm giá. Do vậy trước khi đặt hàng giảm giá online bạn đừng quên hỏi cửa hàng về phí ship trước.
Sau "giải cứu" tài xế, đến lượt "giải cứu" nhà hàng Các nền tảng bán hàng mới lẫn cũ nhảy vào "giải cứu" các quán ăn trong bối cảnh phải đóng cửa, đơn hàng giảm. Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết quan sát thấy các nhà hàng, quán ăn có hai hướng đi rõ rệt gần đây. Hướng thứ nhất là các quán ăn trước đây...