Mẹo hay để bé dễ chịu hơn khi bị cảm cúm
Khi bé bị cảm lạnh kèm theo các triệu chứng ho sốt, sổ mũi, bố mẹ hãy đặc biệt chú ý và cố gắng tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất có thể.
Việc chăm sóc trẻ nhỏ bao giờ cũng đòi hỏi nhiều sự quan tâm của cha mẹ.
Tăng cường bú sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ dồi dào dưỡng chất mà còn chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Vì vậy, đối với những bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh, sữa mẹ được coi là một phương thuốc tự nhiên đầy hữu hiệu.
Cho trẻ uống nhiều nước
Khi trẻ từ đủ sáu tháng tuổi, các bậc phụ huynh đã có thể tập cho trẻ uống nước. Và khi trẻ bị ho sốt, việc uống nhiều nước sẽ giúp tạo độ ẩm cho vòm họng, khiến trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Thuốc xịt mũi
Do bị ho sốt, sổ mũi nên việc hô hấp của trẻ nhỏ cũng trở nên khó khăn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ sử dụng thuốc xịt mũi để giúp làm sạch đường thở, loại bỏ bớt các vi khuẩn cũng như chất cặn, chất nhầy.
Hâm nóng thức ăn
Những đồ ăn của trẻ nhỏ nên được làm nóng, giữ ấm, để đảm bảo mềm và dễ nuốt khi đưa vào thực quản. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị ho, nghẹn và giảm thiểu khó khăn khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở.
Video đang HOT
Sinh tố, nước ép giúp nâng cao sức đề kháng
Trong hoa quả, rau xanh có chứa nhiều chất chống ô-xi hoá có lợi cho cơ thể và đặc biệt là vitamin A, C có trong các thực phẩm này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ nhỏ. Khi trẻ từ đủ 12 tháng tuổi, các bậc phụ huynh có thể để trẻ tập ăn, tập uống hoa quả, rau xanh thông qua những cốc nước ép hoặc sinh tố thơm ngon.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng giảm ho, rát cổ họng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trẻ từ đủ 12 tháng tuổi mới có thể sử dụng mật ong và nên đảm bảo vệ sinh răng miệng sau khi cho trẻ nhỏ ngậm mật ong.
Theo Dân trí
Cách phát hiện cúm ở trẻ nhỏ
Khi trẻ đã bị nhiễm loại virut nào, bé sẽ có miễn dịch với virut đó. Nhưng vì có quá nhiều virut gây cảm cúm, nên bé vẫn bị mắc bệnh cảm cúm vài lần trong 1 năm và nhiều lần trong cuộc đời.
Bệnh cảm cúm thông thường là một nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi một trong hơn 100 loại virut. Các virut có thể gây ra cảm cúm ở trẻ bao gồm Enterovirus và Coxsackievirus.
Khi trẻ đã bị nhiễm loại virut nào, bé sẽ có miễn dịch với virut đó. Nhưng vì có quá nhiều virut gây cảm cúm, nên bé vẫn bị mắc bệnh cảm cúm vài lần trong 1 năm và nhiều lần trong cuộc đời.
Vì sao trẻ nhỏ mắc cảm cúm?
Em bé có thể bị nhiễm virut trong các trường hợp: qua không khí, khi một người nào đó bị bệnh cảm cúm ho, hắt hơi hoặc nói làm bắn virut ra không khí và em bé hít phải; do lây trực tiếp: khi người bệnh chạm miệng, mũi của mình vào miệng hoặc mũi của em bé, hoặc chạm vào bàn tay của bé, sau đó bé dụi mắt hay đưa tay lên miệng mà nhiễm bệnh; một số virut có thể sống trên bề mặt đồ vật trên 2 giờ, em bé có thể nhiễm virut bằng cách chạm vào một bề mặt đồ vật bị ô nhiễm như gối, chăn, đồ chơi, quần áo...
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho, tống đờm và dịch tiết, giúp thông thoáng mũi họng.
Phát hiện cảm cúm ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ là: mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi. Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, sau đó nước mũi thường trở nên đặc hơn và biến thành màu vàng hoặc màu xanh.
Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý phát hiện và đưa con đi khám bệnh kịp thời nếu thấy các triệu chứng: trẻ sốt trên 38,9oC trong 1 ngày; dường như bé bị đau tai hay khóc và cọ bên tai đau xuống gối; mắt màu đỏ hoặc màu vàng, xuất hiện rỉ mắt; trẻ có ho kéo dài hơn một tuần; nước mũi đặc, vàng hoặc xanh trong hơn hai tuần; bé biếng ăn; ho, buồn nôn hoặc nôn; da thay đổi màu da.
Trẻ có thể bị ho ra máu ít hoặc máu có lẫn trong đờm; bé khó thở hoặc là xanh tái ở niêm mạc môi và miệng.
Các biến chứng do cúm
Trẻ nhỏ bị cảm cúm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
Viêm tai giữa: khoảng 5-15% trẻ em cảm cúm sẽ dẫn đến một nhiễm khuẩn ở tai. Bệnh viêm tai giữa xảy ra khi vi khuẩn hoặc virut xâm nhập vào khoang tai phía sau màng nhĩ. Khi đó trẻ có biểu hiện thở khò khè; sốt; đau tai với dấu hiệu trẻ hay khóc, lắc đầu, cọ tai xuống gối; nặng hơn thấy chảy mủ tai...
Viêm xoang: nếu trẻ bị cảm cúm thông thường mà không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang. Đây là bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp. Trẻ có dấu hiệu: đau trong xoang nên quấy khóc nhiều, có thể có sốt, kém ăn, khó ngủ...
Ngoài ra trẻ có thể bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các bệnh lý này phải do bác sĩ khám và chẩn đoán.
Chăm sóc và điều trị cho bé
Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh cảm cúm. Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng cho bé. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virut cảm cúm.
Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể giúp cải thiện triệu chứng cho bé như: hút đờm, nước mũi ra để làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ dễ thở. Nếu trẻ sơ sinh có cơn sốt 38oC hoặc cao hơn và có vẻ khó chịu, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc ibuprofen có thể dùng với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Không bao giờ cho trẻ uống aspirin bởi vì nó có thể kích hoạt hội chứng Reye gây tử vong. Không cho trẻ sơ sinh uống các chế phẩm ho cảm, vì các chế phẩm này không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Làm loãng đờm nhầy bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho khạc đờm ra ngoài, giúp thông thoáng mũi họng. Hút mũi của bé bằng cách dùng miệng hút trực tiếp, hoặc dùng dụng cụ chuyên dụng để hút nước mũi cho bé mỗi khi bé hắt hơi hoặc chảy nhiều nước mũi. Làm ẩm không khí: dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Cho bé xông nước ấm để tránh khô nẻ niêm mạc mũi, miệng.
Cần cho bé ăn uống đầy đủ, nhất là phải uống đủ nước để tăng đào thải virut ra khỏi cơ thể và để tránh mất nước. Nếu mẹ đang cho bú, cần cho trẻ bú đầy đủ như lúc trẻ còn khỏe. Bởi ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp thêm miễn dịch bảo vệ trẻ chống lại virut gây cảm cúm.
Phòng bệnh cho bé
Cảm cúm thường lây lan qua các giọt nước bọt nhỏ từ người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi vào không khí. Vì vậy cần tránh cho người bệnh tiếp xúc với trẻ hoặc không nên ở chung phòng với trẻ. Cần cho trẻ uống nhiều nước và rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Người lớn cần rửa tay trước khi cho trẻ ăn hay chăm sóc cho em bé. Luôn làm sạch đồ chơi của bé và núm vú của bình bú sữa.
Theo phunusuckhoe
Uống sữa có thực sự giúp bạn giải độc thủy ngân? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, trong tình hình hiện nay, nhiều người có suy nghĩ uống thật nhiều sữa mỗi ngày để giải độc thủy ngân đều cần xem xét lại. Nhiều người đi mua sữa về uống nhằm giải độc thủy ngân sau vụ cháy công ty phích nước Rạng Đông Đã gần một tuần trôi qua nhưng những nỗi lo...