Mẹo hay cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả giúp bạn chống chọi với thời tiết thay đổi, cảm cúm không “ghé thăm”
Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và bị cảm tái phát nhiều lần? Hãy cảnh giác vấn đề chức năng hệ miễn dịch đang suy giảm nghiêm trọng. Vậy biện pháp nào giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả?
Những biểu hiện cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể bạn đã suy giảm
Thường xuyên cảm thấy uể oải
Bất kể lúc làm việc hay hoạt động gì thì bạn luôn tỏ ra thiếu sức lực, chỉ cần vận động một chút đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng kiểm tra lại không phát hiện bệnh tật ở cơ quan nào. Chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian thì bạn lại khỏe hơn nhưng không được mấy ngày thì cảm giác uể oải quay trở lại. Đây chính là biểu hiện khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu.
Bị cảm không dứt
Con người thỉnh thoảng bị cảm sốt là bình thường, nhưng nếu triệu chứng cảm mà bạn mắc phải giống như “cơm bữa” và điều trị rất lây mới khỏi thì nên cảnh giác khả năng miễn dịch có vấn đề.
Vết thương dễ viêm nhiễm
Khi cơ thể không đảm bảo được chức năng miễn dịch và đề kháng với độc bệnh thì chỉ cần một chút vết thương nhỏ trên cơ thể cũng dễ khiến bạn bị nhiễm trùng. Biểu hiện thường thấy chính là vết thương sưng đỏ, thậm chí làm mủ và phải mất thời gian dài để điều trị.
Ngoài ra, cơ thể bạn cũng dễ bị nổi những mụn nước vừa đau vừa ngứa, dù sau vài ngày có thể tự bong tróc và lành lại thì chúng vẫn có thể xuất hiện ở vị trí khác, gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn.
Hệ tiêu hóa nhạy cảm
Chỉ cần thay đổi món ăn mới hoặc ăn ở hàng quán bên ngoài thì bạn đều dễ gặp những triệu chứng không khỏe, điển hình như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng v.v… Tình trạng này cho thấy hệ miễn dịch suy giảm kéo theo chức năng tự bảo vệ của dạ dày và đường ruột cũng gặp vấn đề.
Dễ bị lây nhiễm
Khi chức năng miễn dịch của cơ thể không đảm bảo thì bạn càng dễ bị nhiễm bệnh từ người xung quanh. Dù là căn bệnh cảm thông thường hay những bệnh truyền nhiễm khác thì cơ thể bạn cũng không đủ đề kháng đề chống lại bệnh, từ đó dễ cảm nhiễm và cũng khó điều trị hơn người bình thường.
Làm thế nào để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể?
Video đang HOT
Cân bằng ăn uống
Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng chính là nguyên nhân trọng yếu khiến chức năng miễn dịch suy giảm. Đặc biệt là những người thường ngày kén ăn, ăn kiêng quá mức hoặc chỉ ăn chay không đúng cách đều dễ khiến hệ miễn dịch thấp hơn người khác.
Protein, vitamin và các axit béo không no v.v… đều có mối liên hệ rất lớn với cơ quan miễn dịch trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghỉ ngơi khoa học
Giấc ngủ có thể giải trừ hiệu quả những mệt mỏi hằng ngày của bạn, đồng thời ngủ đủ giấc và có chất lượng còn tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ít bị bệnh tật hơn. Khi bạn ngủ, các tế bào sẽ tạo ra một loại axit có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Chú ý luyện tập thể chất
Mỗi ngày bạn nên dành một thời gian thích hợp để tập luyện thể dục thể thao, hoặc đơn giản hơn là những vận động như đi bộ, chạy bộ, yoga v.v… Tùy theo thể trạng và sức khỏe mà bạn lựa chọn bài tập phù hợp với mình.
Hoạt động thể chất vừa giúp bạn ngủ ngon hơn, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường tốc độ trao đổi chất, dần dần nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Duy trì tâm trạng vui tươi
Tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, mỗi người cần học cách giải tỏa căng thẳng, thư giãn bằng những thú vui lành mạnh, giao tiếp và chia sẻ với mọi người nhiều hơn để giữ tâm trạng luôn lạc quan, vui vẻ.
Một số loại thực vật có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch
Rau muống
Đây là loại rau rẻ tiền và dễ tìm mua nhưng nó lại chứa nhiều Glutathione, một chất chống oxi hóa thực vật và có chức năng tăng cường miễn dịch. Với nhiều cách chế biến như luộc, xào, làm gỏi, nấu canh sẽ giúp bạn có thực đơn đa dạng và có lợi cho khả năng đề kháng của cơ thể.
Tỏi
Tỏi được xem là loại gia vị có nhiều chất chống oxi hóa, ngăn ngừa vi khuẩn và độc bệnh xâm nhập vào hệ thống miễn dịch, trong đó có cả vi khuẩn Helicobacter pylori liên quan đến viêm loét và ung thư dạ dày. Sau khi bóc vỏ, bạn nên để tỏi thêm 15 đến 20 phút rồi mới cho vào nấu nướng, như vậy có thể kích hoạt các enzyme nâng cao hệ miễn dịch.
Bông cải xanh
Theo một nghiên cứu y học cho thấy, các chất hóa học trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bông cải xanh còn rất giàu dinh dưỡng, điển hình như vitamin A, C, B, D và Glutathione, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Thiên Khuê
Theo emdep.vn
Ăn bí đỏ kiểu này cực kỳ 'độc' vì rước thêm vô số bệnh vào người
Bí đỏ rất bổ dưỡng, nhưng có rất nhiều lưu ý khi ăn bí đỏ cần phải biết để tránh làm mất nguồn dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Với vi ngọt tự nhiên của bí đỏ, nhiều người nhầm tưởng bí đỏ chứa nhiều đường và tinh bột. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai về thực phẩm này
Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin... trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 - 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta - caroten.
Theo các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bí đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt trong việc điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi...
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng...
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hết giá trị dinh dưỡng đó, khi ăn cần chú ý những điều sau đây:
Nguy cơ ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Trước thông tin trên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ, bí đỏ là thực phẩm vẫn có thể ăn được thường xuyên. Bạn chỉ không nên ăn hạt bí đỏ nhiều bởi hạt bí đỏ có khả năng tẩy giun.
Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Ăn bí đỏ để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Ăn bí đỏ già để lâu chứa đường cao
Không nên ăn bi đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra còn một số lưu ý khác khi ăn bí đỏ như:
Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.
Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.
Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Khi nấu chín, các bạn nên ăn ngay khi còn ấm để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn bí đỏ quá thường xuyên vì dễ làm dư thừa caroten. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn bí đỏ vì có thể làm trẻ bị hóc với hạt bí đỏ.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Lợi ích 'vàng' của yến mạch đối với sức khỏe Với lượng chất xơ hòa tan cao, sử dụng yến mạch hàng ngày giúp người sử dụng chống táo báo, tăng nhu động ruột... Yến mạch có các thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người - Ảnh: Internet Tốt cho hệ tiêu hóa Yến mạch là một loại thực phẩm ngũ cốc được trồng quanh năm ở vùng...